fbpx

TÀI LIỆU

SỰ BÙNG NỔ XU HƯỚNG MỚI NGÀNH F&B HẬU COVID-19

25/02/2023 TÀI LIỆU
SỰ BÙNG NỔ XU HƯỚNG MỚI NGÀNH F&B HẬU COVID-19

Xuất khẩu ngành F&b xuất khẩu ngành F&bViệt Nam là quốc gia tăng trưởng nhanh thứ 3 trong khu vực Châu Á về chi tiêu cho thực phẩm, F&B chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi tiêu của người Việt, chiếm 35% chi tiêu hàng tháng và 15% GDP cả nước, con số này vẫn dự kiến sẽ phát triển trong những năm tới.

Với những ảnh hưởng mà dịch COVID gây ra, cùng với thói quen và mua sắm thay đổi của người tiêu dùng đã dẫn tới sự bùng nổ các xu hướng ngành F&B hậu COVID-19. Cùng Innovative Hub điểm lại những xu hướng bùng nổ hậu Covid-19 trong những năm vừa qua.

Bùng nổ các xu hướng mới ngành F&B hậu Covid-19

Thực phẩm bền vững, thân thiện với môi trường và có nguồn gốc rõ ràng 

“Việc người tiêu dùng tìm kiếm các thương hiệu đáng để đặt lòng tin, cung cấp những sản phẩm minh bạch và biết cách tạo dựng niềm tin cho khách hàng sẽ là xu thế chiếm ưu thế trong năm 2021” Ông Lu Ann Williams – Giám đốc phát triển chiến lược kinh doanh tại Innova Market Insights cho biết. 

Doanh nghiệp cần chú trọng đến sự minh bạch trong chuỗi cung ứng, phúc lợi giữa con người và động vật, dinh dưỡng từ nguồn gốc thực vật, những sản phẩm thân thiện với môi trường và có tính bền vững. Theo khảo sát của Innova năm 2020, cứ 10 người tiêu dùng thì sẽ có 6 người quan tâm đến nguồn gốc khi chọn mua sản phẩm. 

Sự bùng nổ ngành F&B trên nền tảng Thương mại điện tử

Đặc biệt khi doanh nghiệp F&B áp dụng giải pháp chuyển đối số, mở rộng, phát triển các kênh phân phối online trên nền tảng thương mại điện tử được xem như một làn gió mới thay đổi toàn bộ diện mạo ngành. Điển hình là Hệ thống Golden Gate với 15 năm kinh doanh phải tạm thời đóng cửa vào cuối tháng 3/2020. Golden Gate từ xưa đến nay vốn “nói không với các dịch vụ đặt hàng online” cho chuỗi cao cấp như GoGi, Hutong, Manwah đã buộc phải thay đổi chiến lược. Để tồn tại, họ đã phá lệ mở website bán hàng trực tuyến, giao hàng tận nơi và thậm chí còn cho mượn vỉ nướng, bếp chuyên dụng để khách hàng tự nấu lẩu, nướng tại nhà. “Mức tăng trưởng của mô hình mới đã đạt tới 200% ngay sau 2 tuần triển khai”, ông Hoàng Quốc Khánh, Giám đốc vận hành chuỗi Golden Gate cho biết. 

Chú trọng vào hệ miễn dịch 

Theo kết quả báo cáo của cuộc khảo sát Innova 2020 thì có đến hơn 60% người dùng quan tâm đến các loại thực phẩm và đồ uống tốt cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch. Các mặt hàng như trái cây, rau quả, thực phẩm tốt cho sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch được tiêu thụ mạnh mẽ. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của dịch COVID, nhu cầu tiêu thụ các loại thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch sẽ tăng nhanh 

Ẩm thực lưu động  

Trải nghiệm ẩm thực đường phố được xem là nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người Việt, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch COVID cùng với nghị định 100 của Chính phủ, hoạt động ăn uống đường phố này bị hạn chế đáng kể. Nhũng chuỗi ẩm thực lớn đang tìm kiếm đến mô hình kiosk và xe lưu động ẩm thực đường phố như một cách để thử nghiệm các món take-away mà không phải lo chi phí thuê nhân viên hay mặt bằng. Thương hiệu cà phê Highlands nổi tiếng với những vị trí đắc địa gần đây đã triển khai mô hình xe đẩy di động chỉ phục vụ mang đi và những chiếc xe này được đặt trước các tòa nhà lớn. Một số thương hiệu nổi tiếng khác chuyên về gà rán và pizza cũng đã mở rộng dịch vụ sang mô hình container đặt dưới các khu dân cư. Hay nhiều trung tâm thương mại hay tòa nhà văn phòng cũng đã xuất hiện các gian hàng pop-up, dưới dạng kiosk đặt ngay tại sảnh mua sắm. 

Đây được xem là mô hình mới trong hoạt động kinh doanh ngành F&B, mô hình ẩm thực lưu động tập trung chủ yếu vào các đối tượng khách hàng muốn tìm kiếm trải nghiệm mua sắm mới mẻ hay thuộc nhóm đối tượng bận rộn như nhóm tuổi Millenial và Gen Z. Để phát triển mô hình kinh doanh này trong thời gian dài, thu hút nhiều khách hàng hơn doanh nghiệp cần chú ý nâng cấp, nâng cao chất lượng sản phẩm, chú ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xu hướng kinh doanh O2O 

Xu hướng kinh doanh O2O (online to offline) được xem là giải pháp tối ưu nhất trong thời điểm dịch bùng nổ của doanh nghiệp muốn cải thiện doanh thu. Bằng cách tận dụng các nền tảng Trực tuyến kết hợp với các nền tảng mua bán truyển thống hiện có. Việc kết hợp hiệu quả 2 nền tảng truyền thống và trực tuyến vào kinh doanh đã mang lại thành công vượt trội cho các doanh nghiệp F&B. 

Tại buổi hội thảo “Hành trình trải nghiệm khách hàng O2O trong bán lẻ và F&B” được tổ chức bởi đơn vị tư vấn doanh nghiệp Babuki Consulting Firm, anh Đỗ Trung Thông, CEO Palexy, cho rằng các doanh nghiệp ngành F&B tại Việt Nam rất thuận lợi để phát triển. Bởi hầu hết, họ đều có nền tảng sẵn là kinh doanh truyền thống, phục vụ tại chỗ. Điều này đã tạo được niềm tin nơi khách hàng vì họ đã được trải nghiệm thực tế sản phẩm. Nhờ vậy, việc họ quay lại ủng hộ và đặt hàng qua hệ thống trực tuyến sẽ cao hơn. “Hiện nay, các chuỗi thương hiệu lớn cũng đang hợp sức lại với nhau để chia sẻ không gian kinh doanh. Có nghĩa, các chuỗi này đang tận dụng trên một mặt bằng vừa bán tại chỗ, vừa giao hàng. Qua đó, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa, tinh gọn đầu tư và tăng doanh thu trên một địa điểm nhất định” ông Ngô Anh Ngọc (CEO Babuki) chia sẻ thêm. 

Với thói quen mua sắm của khách hàng dần chuyển sang tiêu dùng trên nền tảng Thương mại điện tử một cách phổ biến và mạnh mẽ hơn, các doanh nghiệp F&B có chỗ đứng trên thị trường mua bán truyền thống có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng. “Mô hình O2O thật sự chỉ phát triển mạnh mẽ ở những chuỗi bán lẻ và F&B vì họ có sẵn nền tảng kinh doanh trực tiếp tại cửa hàng. Theo đó, một số chuỗi bán thức ăn nhanh và đồ uống phù hợp cho việc mang đi là những đơn vị tận dụng hiệu quả nhất. Điển hình là chuỗi trà và cà phê Phúc Long”, CEO Babuki nhận định. 

Xu hướng kinh doanh theo hình thức O2O được dự đoán là xu hướng phát triển mạnh mẽ vào năm 2021 nhờ những tiềm năng mà mô hình kinh doanh này mang lại và nền tảng có sẵn tại cửa hàng. “Bằng cách nào đó, doanh nghiệp phải truyền đạt được cho người giao hàng hiểu được tầm quan trọng về hình ảnh, bản sắc, phong cách của thương hiệu mình đến với khách hàng. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần phải đầu tư thêm về bao bì sản phẩm, cách đóng gói, cách bảo quản thực phẩm”, ông Trần Đức Tính chia sẻ. 

Xu hướng M&A trong công ty thực phẩm  

Một xu hướng nổi bật trong ngành F&B năm 2021 nữa là xu hướng M&A: là hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để sở hữu một phần hay toàn bộ doanh nghiệp đó. Điển hình củ xu hướng này là Vinamilk thâu tóm GTNFoods (công ty mẹ sữa Mộc Châu). Việc thâu tóm mang lại những lợi ích cho Vinamilk trong dài hạn như gia tăng thị phần từ 2,32% lên 38,34%; gia tăng nguồn cung sữa đầu vào trong nước nhờ đàn bò sữa của GTN cũng như quỹ đất tiềm năng để mở rộng chăn nuôi bò sữa khi GTNFoods sở hữu 74,5% cổ phần của Tập đoàn Chăn nuôi Việt Nam trong khi tập đoàn này lại sở hữu 51% cổ phần Sữa Mộc Châu và lợi ích cuối cùng là khiến các đối thủ cạnh tranh không thể dòm ngó Sữa Mộc Châu nữa. 

Xu hướng M&A không chỉ giúp thúc đẩy các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp phát triển mà còn góp phần mang lại nguồn doanh thu lớn cho doanh nghiệp. Thống kê tại diễn đàn M&A mới đây do Báo Đầu tư tổ chức, giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam năm 2020 ước tính suy giảm 51% so với cùng kỳ, ước đạt 3,5 tỉ USD. Ngoài những giá trị tài chính hiện hữu về doanh thu hay lợi nhuận có thể thấy ngay lập tức, một giá trị khác mà hoạt động M&A mang lại cũng quan trọng không kém, đó là những toan tính về mặt chiến lược kinh doanh và định hướng thị trường trong nhiều năm tới của các nhà lãnh đạo. Khi đó, M&A được xem như là công cụ để thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai.

Bức tranh ngành F&B năm 2022, phục hồi tăng trưởng sau khó khăn

Là quốc gia châu Á duy nhất được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2022, Việt Nam là điểm sáng hiếm hoi trong suy thoái kinh tế toàn cầu. Năm nay, Việt Nam phục hồi mạnh mẽ sau đợt đại dịch Covid-19 thứ 4 vào năm ngoái. Đã có sự phục hồi trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, bao gồm cả ngành thực phẩm và đồ uống (F&B). Theo khảo sát do Vietnam Report thực hiện vào tháng 8/2022, gần 90% doanh nghiệp trong ngành này đã đạt hơn 80% năng suất hoạt động trước đại dịch, thậm chí có hơn 60% doanh nghiệp đã vượt qua mức trước đại dịch. 

Đà tăng trưởng gần đây của ngành F&B chủ yếu đến từ hai khía cạnh

Thứ nhất, nhu cầu trong nước đang tăng lên. Số liệu cho thấy, 8 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 3.679,2 nghìn tỷ đồng, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Thêm vào đó, khách quốc tế đến nước ta đạt 1,441 triệu lượt người, gấp 13,7 lần so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn giảm 87,3% so với cùng kỳ năm 2019 – khi chưa xảy ra dịch Covid-19, như vậy dư địa hồi phục và tăng trưởng của khách quốc tế còn rất nhiều.

Trong khi đó, trong giai đoạn nền kinh tế bình thường, người lao động và sinh viên quay trở lại các thành phố, khuyến khích nhu cầu đối với hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) bao gồm thực phẩm, hàng tạp hóa, đồ uống. Những yếu tố này sẽ tạo điều kiện cho sự phục hồi của các kênh địa phương và truyền thống. 

Thứ hai, sự chuyển dịch từ các kênh truyền thống sang hiện đại đang được hình thành bởi giới trẻ, đặc biệt là Thế hệ Y và Z. Khảo sát Người tiêu dùng của Vietnam Report cho thấy, phần lớn giới trẻ thành thị mua thực phẩm và đồ uống thông qua các kênh hiện đại: siêu thị, đại siêu thị (98%), trực tuyến (67%) và cửa hàng tiện lợi (41%).

Nếu như quá trình phục hồi tiêu dùng F&B giai đoạn từ đầu năm 2022 đến nay chủ yếu do mặt bằng giá cả tăng lên trong bối cảnh áp lực lạm phát tăng cao cộng hưởng với sự gia tăng giá cả nhập khẩu đầu vào, chi phí vận tải, logistics…, thì khi nền kinh tế bước sang thời kỳ bình thường tiếp theo, trong điều kiện các yếu tố vĩ mô được kiểm soát ổn định, những dự báo về sự bùng nổ trong nhu cầu chi tiêu F&B là hoàn toàn có cơ sở. Điều này còn được hỗ trợ bởi những thay đổi lớn trong hành vi tiêu dùng, định hình thị trường F&B từ phía cầu trong thời kỳ bình thường tiếp theo.

TÌM HIỂU THÊM: TỔNG QUAN XUẤT KHẨU NGÀNH F&B 2022

Nhận tư vấn giải pháp xuất khẩu

Bài viết liên quan

Báo Cáo Xuất Khẩu Ngành Làm Đẹp Trên Alibaba
21/03/2024

Báo Cáo Xuất Khẩu Ngành Làm Đẹp Trên Alibaba

Quý 1 Năm 2024 Theo dự báo, ngành công nghiệp làm đẹp đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đồng thời xuất khẩu ngành này cũng đạt những thành tựu
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHÂU ÂU
10/11/2023

THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHÂU ÂU

Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam sang Châu Âu đang có tiềm năng lớn để phát triển trong thời gian tới. Hiện nay, Châu Âu là một
XU HƯỚNG KINH DOANH O2O CHO CÁC DOANH NGHIỆP F&B
01/03/2023

XU HƯỚNG KINH DOANH O2O CHO CÁC DOANH NGHIỆP F&B

O2O (Online To Offline) là mô hình kinh doanh bán lẻ kết hợp cả hình thức Online và Offline. Đây là mô hình mà doanh nghiệp sẽ sử dụng các
MÔ HÌNH MỚI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÀNH F&B
27/02/2023

MÔ HÌNH MỚI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÀNH F&B

Ẩm thực luôn là chủ đề hấp dẫn không chỉ với người sành ăn và còn là xu hướng kinh doanh đầy tiềm năng cho người đang mong muốn bước
CHUYỂN ĐỔI SỐ – GIẢI PHÁP GIÚP NGÀNH F&B VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH TOÀN CẦU
23/02/2023

CHUYỂN ĐỔI SỐ – GIẢI PHÁP GIÚP NGÀNH F&B VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH TOÀN CẦU

Ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) đang là một trong những trọng tâm được thúc đẩy để xuất khẩu trực tuyến và là ngành có tính cạnh tranh cao,
DỰ BÁO TIÊU DÙNG NGÀNH NÔNG SẢN TRÊN TOÀN CẦU
20/02/2023

DỰ BÁO TIÊU DÙNG NGÀNH NÔNG SẢN TRÊN TOÀN CẦU

Trong những năm qua, giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt mức cao, đóng góp một phần không nhỏ vào tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa