CHUYỂN ĐỔI SỐ – GIẢI PHÁP GIÚP NGÀNH F&B VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH TOÀN CẦU
Cập nhật ngày: 24/11/2023
Ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) đang là một trong những trọng tâm được thúc đẩy để xuất khẩu trực tuyến và là ngành có tính cạnh tranh cao,
Ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) đang là một trong những trọng tâm được thúc đẩy để xuất khẩu trực tuyến và là ngành có tính cạnh tranh cao, tốc độ đào thải nhanh, danh tiếng của doanh nghiệp ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi của khách hàng.
Dự báo với tốc độ tăng trưởng ngành tại Việt Nam từ 5-6% trong giai đoạn 2020 – 2025. Đây sẽ là cơ hội và cả những thách thức lớn đối với ngành FMCG nói chung và F&B nói riêng.
Mặc dù ngành F&B đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ nhưng tác động của dịch bệnh COVID-19 khiến các doanh nghiệp phải trải qua những ngày tháng khó khăn bởi cú sốc kinh tế nặng nề. Nhiều doanh nghiệp rơi vào trạng thái “ngủ đông” tạm ngừng cung cấp dịch vụ hoặc chỉ duy trì ở mức 20% hoạt động, giảm thiểu tối đa chi phí mặt bằng và nhân lực; thậm chí không ít doanh nghiệp phải đóng cửa.
Đại dịch COVID-19 cho các doanh nghiệp F&B một bài học đắt giá về định hướng, tầm nhìn và kế hoạch dài hạn trong kinh doanh. Đây cũng là cơ hội để đánh giá và tối ưu chiến lược, đặc biệt là chiến lược công nghệ. Xu hướng chuyển đổi số đã mang đến những đổi mới, thay đổi diện mạo ngành. Cùng Innovative Hub tìm hiểu thêm về Chuyển đổi số – Giải pháp giúp ngành F&B vượt qua đại dịch toàn cầu qua bài viết sau.
ĐIỂM LẠI NHỮNG NÉT NỔI BẬT CỦA NGÀNH F&B VIỆT NAM
Ngành F&B vượt qua đại dịch, đạt mức tăng trưởng tốt
Thực trạng ngành F&B
Theo báo cáo của VietNam Report, ngành Thực phẩm và đồ uống (F&B) là ngành có tiềm năng và tốc độ phát triển tích cực trong số các ngành kinh tế quan trọng với tỷ lệ tăng trưởng đạt 10% mỗi năm. Doanh thu năm 2019 ngành F&B đạt 200 tỷ USD, chiếm 15% GDP (2019). Theo dự báo năm 2020 – 2025, ngành F&B sẽ tăng trưởng đạt 5-6%.
Theo thống kê của Dcorp R-Keper Việt Nam và Statistic, Việt Nam hiện đang có khoảng 540.000 cửa hàng ăn uống, 20.000 cửa hàng café – quầy bar và trên 80.000 nhà hàng hoạt động theo mô hình chuỗi. Hoạt động bán lẻ ngành F&B diễn ra ở nhiều kênh như Truyền thống (General Trade), Hiện đại (Modern Trade), Nhà hàng (Key account) và Chuỗi bán lẻ. Khảo sát vào tháng 8/2020 của Vietnam Report cho thấy có đến 50% doanh nghiệp bị tác động của COVID-19 trong hoạt động sản xuất, điều đó đã cho thấy sức đề kháng của doanh nghiệp F&B thực sự yếu kém và có nhiều yếu điểm cần cải thiện.
Cùng với đại dịch COVID, Nghị định 100 của Chính phủ được cho là tác động kép ảnh hưởng đến ngành thực phẩm và đồ uống năm 2020. Theo Bloomberg, doanh số thị trường bia rượu Việt Nam đã giảm 25% kể từ ngày nghị định có hiệu lực. Khảo sát người tiêu dùng của Vietnam Report cũng cho thấy có 63.7% khách hàng đã cắt giảm chi tiêu cho bia rượu. Sabeco (đơn vị chiếm 43% thị phần bia năm 2018 theo SSI) cho biết doanh thu và sản lượng của công ty giảm trong quý 4. Trên thị trường chứng khoán, mã cố phiếu của các thương hiệu bia lâu đời có sự giảm đáng kể: Thị giá SAB mã cổ phiếu của Sabeco giảm 0,47%, thị giá cổ phiếu BHN của Công ty Bia rượu nước giải khát Hà Nội giảm 8,39% và nhiều doanh nghiệp nhỏ khác cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Theo báo cáo của SSI: “Do ảnh hưởng của luật về việc phòng chống tác hại của rượu bia, tăng trưởng sản lượng bia trong năm 2020 sẽ không đạt được mức 2 con số. Tốc độ tăng trưởng dự báo sẽ ổn định ở mức 6-7% trong năm 2020”.
Đối mặt với cú sốc COVID-19, 85% doanh nghiệp không những gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất mà còn gặp khó khăn liên quan đến các vấn đề như phân phối, logistics: Nhu cầu thực phẩm thiết yếu, đóng gói tăng cao nhưng lượng hàng lưu kho không đủ, doanh nghiệp phải tăng công suất để đáp ứng nhu cầu thị trường trong khi các nhà hàng đóng cửa khiến mức tiêu thụ đồ uống giảm mạnh.
Doanh nghiệp chủ động ứng phó đại dịch
Để khắc phục hậu quả mà COVID gây ra, nhiều doanh nghiệp đã chủ động thay đổi tư duy trong sản xuất và hoạt động kinh doanh để thích nghi với thay đổi trong thói quen tiêu dùng của khách hàng. Theo khảo sát của Vietnam Report, có 50% khách hàng đã chi tiêu nhiều hơn cho các thực phẩm tăng cường miễn dịch và sức đề kháng, các thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ và thực phẩm sạch, lành mạnh. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống. Theo số liệu của cục Thống kế TP HCM, chỉ số sản xuất ngành chế biến thực phẩm 9 tháng đầu năm 2020 đạt 103,4% so với cùng kỳ năm trước, đây được xem là dấu hiệu đáng mừng với nền kinh tế của Việt Nam trong thời ký khủng hoảng dịch Covid.
Có nhiều cách để doanh nghiệp điều chỉnh quy trình vận hành, tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu dài, đáp ứng các mục tiêu về trách nhiệm xã hội và môi trường. Doanh nghiệp tập trung vào các công nghệ chuyên biệt và thị trường ngách – định vị giá trị bản thân bằng cách tăng cường phân phối trực tiếp, tăng tính linh hoạt và tốc độ phân phối. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng chuyển đổi phương thức phát triển sản phẩm, sử dụng linh hoạt và liên kết kỹ thuật số để cải thiện tốc độ và khả năng kết nối với khách hàng mà ở đó có thể tùy chỉnh việc giới thiệu các sản phẩm và thiết kế mới.
Ở thời điểm dịch COVID bùng phát mạnh nhất, doanh nghiệp ngành F&B thúc đẩy doanh thu bằng cách xây dựng lại mô hình tối ưu hóa hoạt động của nhân sự và xây dựng mô hình hoạt động kinh doanh từ xa. Bằng việc cải tiến các thiết bị công nghệ, thúc đẩy kỹ thuật số, công nghệ và phân tích. Ba bước phục hồi kinh doanh, mà doanh nghiệp không chỉ trong ngành F&B cần thực hiện được Vietnam Report đề cập, bao gồm:
+ Xác định và ưu tiên: Lập kế hoạch về xuất phát điểm của doanh nghiệp và xác định nhu cầu của doanh nghiệp. Đưa ra những phương án và biện pháp cụ thể về những công việc cần làm và làm như thế nào đồng thời đánh giá mức độ khả thi của biện pháp đó. Doanh nghiệp cũng cần phân tích sự hiệu quả của các kênh thương mại đang phát triển hiện nay như thế nào để có kế hoạch marketing, phân phối sản phẩm và dịch vụ cụ thể hơn.
+ Hành động: Điều chỉnh mô hình kinh doanh, tính năng của sản phẩm sao cho phù hợp với khách hàng. Tập trung vào khách hàng và tận dụng triệt để các kênh số hóa.
+ Xây dựng mô hình ứng biến thần tốc: Làm việc linh hoạt và nhạy bén trong công việc, tiếp cận khách hàng, minh bạch trong các chỉ số đo lường hiệu quả công việc. Tính linh hoạt thể hiện ở chỗ lấy khách hàng làm trọng tâm, được hỗ trợ bởi các quy trình, phương thức quản trị phù hợp.
Bằng việc chủ động thay đổi tư duy trong sản xuất – kinh doanh trong hoàn cảnh mới, giá trị xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng tích cực. Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực, thực phẩm TP.HCM cho biết, trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng các doanh nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm trên địa bàn vẫn đáp ứng được nhu cầu trong nước, đảm bảo ổn định giá cả thị trường, không tăng giá, mặc dù giá nguyên vật liệu đầu vào có tăng. Đáng chú ý, ngành chế biến lương thực, thực phẩm, nhờ hiệu ứng từ EVFTA mà đã có những tăng trưởng ấn tượng. Cụ thể, xuất khẩu gạo trong 9 tháng năm 2020 đạt 5 triệu tấn, giảm 0,6% về khối lượng, nhưng giá trị tăng 12%; xuất khẩu rau đạt 515 triệu USD, tăng 7,6%. Sản phẩm lương thực, thực phẩm của Việt Nam hiện đang xuất khẩu sang các thị trường như Hoa Kỳ, Trung Quốc, ASEAN, EU, Nhật Bản,..
Trên kênh thương mại trực tuyến, mức tăng trưởng bán hàng ngành thực phẩm và đồ uống cũng tăng đột biến. Ông Vũ Thế Tùng, Giám đốc Phát triển kinh doanh và Quan hệ Chính phủ Alibaba.com cho biết, từ khi dịch Covid -19 bùng phát và lan rộng, nhu cầu mua sắm hàng trực tuyến tăng vọt so với trước đó. Trong nhóm 100 sản phẩm có mức tăng trưởng bán hàng cao thời gian qua, có tới 48 sản phẩm thuộc ngành thực phẩm và đồ uống, đặc biệt là thực phẩm ăn liền, thực phẩm tốt cho sức khỏe, thực phẩm năng lượng, gia vị và thực phẩm chức năng.
CHUYỂN ĐỔI SỐ – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH F&B TRONG MÙA DỊCH COVID-19
Xu hướng chuyển đổi số và phát triển của các nền tảng trực tuyến là xu hướng tất yếu tại thị trường Việt Nam. Đại dịch COVID-19 với vai trò là chất xúc tác đã làm cho quá trình này trở nên nhanh chóng và toàn diện hơn. Dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 nhưng nhiều doanh nghiệp coi đây là động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Doanh nghiệp thiết lập và áp dụng các quy trình công nghệ sản xuất và quản lý hiện đại trong thời kỳ khủng hoảng.
Việc số hóa quy trình quản lý giúp doanh nghiệp thu thập dữ liệu, thông tin kịp thời, chủ động phân tích và đưa ra phương án khắc phục nhằm đảm bảo an toàn sản xuất, thích ứng với môi trường mới, tiết kiệm tiền bạc, thời gian, sức lực và nguồn lực cho doanh nghiệp. Đây là cơ hội cho các công ty thương mại điện tử và là thách thức lớn cho các công ty truyền thống, buộc phải chuyển đổi để nhanh chóng đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
TÌM HIỂU THÊM: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG F&B