fbpx

TIN TỨC

DỰ BÁO TIÊU DÙNG NGÀNH NÔNG SẢN TRÊN TOÀN CẦU

20/02/2023 TIN TỨC
DỰ BÁO TIÊU DÙNG NGÀNH NÔNG SẢN TRÊN TOÀN CẦU

Trong những năm qua, giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt mức cao, đóng góp một phần không nhỏ vào tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và GDP của Việt Nam. Nông sản của Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường quốc tế. Đặc biệt, khi Việt Nam tham gia hội nhập vào kinh tế thế giới sẽ mở ra nhiều cơ hội cho hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Tuy nhiên, đi liền với đó là không ít những thách thức. 

Cùng Innovative Hub phân tích dự báo tiêu dùng ngành nông sản trên toàn cầu qua bài viết sau.

Phân tích nhu cầu tiêu dùng ngành nông sản trên toàn cầu hiện nay

Thách thức chính đối với thương mại nông sản trong tương lai gần. 

Theo TS Ngô Xuân Nam, Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, tuy duy trì đà tăng trưởng trong nhiều năm qua nhưng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cần quan tâm hơn đến chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi lẽ, trong 10 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã nhận được tổng cộng 907 thông báo từ các nước WTO về các vấn đề liên quan đến SPS, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, Nhật Bản là quốc gia nhận được nhiều thông báo nhất. Có 126 lượt thông báo, chiếm 13,7%. Tiếp theo là Brazil, Liên minh châu Âu, Canada và Hoa Kỳ. Trung Quốc, thị trường xuất khẩu nông sản lớn thứ hai của Việt Nam, đã đưa ra 18 thông báo trong 10 tháng, chiếm gần 2%. Liên minh châu Âu, thị trường có yêu cầu cao về an toàn thực phẩm, đã đưa ra tổng cộng 5.394 cảnh báo đối với nông sản, thực phẩm và thức ăn chăn nuôi từ hệ thống cảnh báo nhanh trên thế giới. Trong số đó, Việt Nam chỉ nhận 64 cảnh báo, chiếm 1,78%. Vì vậy, để nông sản trong nước từng bước “đi tới cửa” và “tiếp cận” chuỗi cung ứng toàn cầu, người dân và HTX, cộng đồng doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng nâng cao hơn nữa nhận thức về kiểm soát, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Ông Trần Công Thắng thì lưu ý thêm 5 thách thức chính đối với thương mại nông sản trong tương lai gần. 

  • Một là, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. 
  • Hai là, chi phí vận tải, logistics chưa có dấu hiệu giảm. 
  • Ba là, chính sách nhập khẩu của các nước liên tục thay đổi.
  • Bốn là, yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng ngày càng tăng. 
  • Năm là, người tiêu dùng nước ngoài có xu hướng thắt chặt chi tiêu do áp lực lạm phát.

Sản xuất theo tín hiệu thị trường

Theo chuyên gia nông nghiệp Đặng Kim Sơn cho biết, trong thời gian tới, xuất khẩu nông sản Việt Nam sẽ có 3 xu hướng lớn là thách thức và cơ hội, tác động đến toàn bộ thị trường nông sản. 

Xu hướng thứ nhất đến từ các quốc gia khó khăn như châu Phi và Nam Á, nơi có thể xảy ra tình trạng thiếu lương thực và mất an ninh lương thực do giá nguyên liệu tăng cao, chuỗi cung ứng lương thực bị gián đoạn và suy thoái kinh tế. 

Xu hướng thứ hai là một số mặt hàng quan trọng đối với an ninh lương thực, chẳng hạn như gạo và hải sản, sẽ ngày càng trở nên đắt đỏ, đặc biệt là khi kho dự trữ thế giới đang ở mức thấp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến thị trường nông sản toàn cầu và cơ hội cho các nước sản xuất nông nghiệp như Việt Nam. 

Xu hướng thứ ba là giá năng lượng tăng, kéo theo giá phân bón và thức ăn chăn nuôi tăng, kéo theo chi phí chăn nuôi tăng. Những tác động về giá này sẽ tác động lớn đến các nước sản xuất nông nghiệp như Việt Nam. Do vậy, ngành nông nghiệp cần tính đến vấn đề, bán ra nhiều nông sản nhưng phải tìm cách tăng lợi nhuận, cân bằng cán cân thương mại giữa xuất và nhập.

Thông qua các phiên thảo luận xoay quanh các vấn đề chính liên quan đến dự báo sản xuất, tiêu thụ và thương mại nông sản thế giới, tập trung vào 3 mặt hàng chủ lực là lúa gạo, thủy sản và cà phê. Hội thảo đánh giá triển vọng thị trường nông sản Việt Nam, đề xuất một số biện pháp thúc đẩy thị trường nông sản Việt Nam, phương hướng và giải pháp xuất khẩu nông sản. Vì vậy, trong bối cảnh giá năng lượng thế giới được dự báo tăng cao, giá hàng hóa, đặc biệt là giá lương thực, thực phẩm có thể bị đẩy lên cao, từ đó đặt ra thách thức đối với việc bảo đảm an ninh lương thực và suy giảm giá trị thặng dư. Trước tình trạng dư thừa nông sản, Việt Nam cần tập trung các giải pháp đảm bảo an ninh lương thực, tăng cường xuất khẩu nông sản. Bên cạnh việc sản xuất sản phẩm bền vững, giảm phát thải, đáp ứng tốt hơn nhu cầu quốc tế, hủy bỏ “thẻ vàng” IUU của EU càng sớm càng tốt… Việt Nam cũng cần cải thiện quy trình sản xuất để đáp ứng tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu.

Đặc biệt, ngoài định hướng chú trọng tăng cường kết nối với các thị trường để khai thác tốt hơn dư địa và tận dụng được thế mạnh, trong thời gian tới, Việt Nam cũng cần phải phát triển mạnh hơn cơ sở hạ tầng kho bãi và hệ thống logistics, vận chuyển bằng đường sắt, đường biển… Qua đó, tăng thêm cơ hội xuất khẩu nông sản chính ngạch sang thị trường chủ lực Trung Quốc, cũng như kết nối chặt chẽ hơn nữa với hệ thống thương mại biên mậu với các quốc gia trong khu vực…

Các dự báo tiêu dùng ngành nông sản trên toàn cầu

Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp để đáp ứng các mục đích sử  dụng khác nhau bị ảnh hưởng bởi một loạt các yếu tố chung, chẳng hạn  như bùng nổ dân số, đô thị hóa, thu nhập khả dụng, sở thích của người  tiêu dùng, giá cả, chính sách và các yếu tố xã hội khác nhau. Những yếu  tố này sẽ quyết định cơ cấu nhu cầu nông sản trong thập kỷ tới. 

Trên toàn thế giới, gia tăng dân số được dự đoán vẫn sẽ là động lực  chi phối tổng cầu nông sản trong giai đoạn triển vọng, đặc biệt đối với  các mặt hàng có mức tiêu thụ bình quân đầu người cao ở các vùng có  dân số tăng nhanh. Đối với lương thực ngũ cốc, tầm quan trọng của dân  số – yếu tố mang tính quyết định – luôn được đặt lên hàng đầu tại nhiều  khu vực do nhu cầu lương thực bình quân đầu người bị tụt giảm ở một số  quốc gia có thu nhập cao. Đối với dầu thực vật, đường, thịt và các sản  phẩm từ sữa, tác động của động lực dân số thấp hơn do thu nhập và sở  thích cá nhân đóng vai trò lớn hơn là yếu tố dân số.

 Bên cạnh sự bùng nổ dân số, độ tăng trưởng của nhu cầu còn phụ  thuộc vào thói quen tiêu dùng cá nhân của người dân. Những thói quen  tiêu dùng này được định hình bởi sở thích tiêu dùng tương ứng và thu  nhập sẵn có để chi tiêu cho sở thích tiêu dùng đó. Chi tiêu cho các mặt  hàng có giá trị cao như dầu thực vật, sản phẩm chăn nuôi, cá được dự  đoán sẽ tăng cao đối với người tiêu dùng ở mọi mức thu nhập. Tuy nhiên,  thực tế cho thấy khi thu nhập tăng lên, chi tiêu cho thực phẩm lại bị giảm  đi. Biểu đồ dưới đây cho biết chi tiêu cho thực phẩm ở các quốc gia khác  nhau và phân loại theo thu nhập: 

Quá trình đô thị hóa vẫn đang diễn ra mỗi ngày cùng với sự nâng cao  vị trí của người phụ nữ trong lực lượng lao động, đặc biệt là ở các ngành  kinh tế có thu nhập cao và mới nổi sẽ góp phần làm tăng nhu cầu tiêu thụ  thực phẩm chế biến sẵn, tiện lời và thúc đẩy xu hướng sử dụng dịch vụ ăn  uống ngoài. Cơ cấu dân số già và lối sống ít vận động, nhất là ở các nước  có thu nhập cao, cũng là yếu tố quan trọng được xem xét trong dự báo  nhu cầu calo hàng ngày. Các chính sách nhằm thúc đẩy lựa chọn chế độ  ăn uống lành mạnh và hạn chế tiêu thụ các mặt hàng có thể gây thừa  cân, béo phì và các bệnh liên quan đến chế độ ăn uống như tiểu đường  đang được xem xét hoặc đã được thực hiện ở nhiều quốc gia, bao gồm  Chile, Pháp, Mexico, Na Uy, Nam Phi và Vương quốc Anh. 

Việc tiêu thụ nông sản sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng phát triển của mỗi quốc gia. Người tiêu dùng ở các nước có thu nhập thấp có  xu hướng tiêu thụ các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật nhiều hơn.  Bởi lẽ mức sống của họ không cho phép họ chi tiền quá nhiều vào các  thực phẩm từ động vật vốn có giá thành cao, đặc biệt là trong giai đoạn  khủng hoảng do dịch bệnh Covid-19 hiện nay.

TÌM HIỂU THÊM: TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SANG THỊ TRƯỜNG EU

Nhận tư vấn giải pháp xuất khẩu

Bài viết liên quan

Xuất Khẩu Hạt Tiêu Tăng Mạnh Trong Quý I/2024
23/04/2024

Xuất Khẩu Hạt Tiêu Tăng Mạnh Trong Quý I/2024

Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong tháng 3/2024 đã đạt mức ấn tượng. Tổng cộng, đã xuất khẩu
Báo Cáo Xu Hướng Của Alibaba Về Điện Tử Tiêu Dùng
16/04/2024

Báo Cáo Xu Hướng Của Alibaba Về Điện Tử Tiêu Dùng

Tổng Quan Toàn Cầu Vào năm 2023, Điện tử tiêu dùng đã chứng kiến ​​​​Số lượng khách truy cập duy nhất hàng ngày (DUV) tăng khoảng 3,5% so với tháng
Alibaba.com Tiếp Tục Đầu Tư, Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Việt Nam Xuất Khẩu Trực Tuyến
10/04/2024

Alibaba.com Tiếp Tục Đầu Tư, Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Việt Nam Xuất Khẩu Trực Tuyến

Triển vọng thị trường Việt Nam hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội xuất nhập khẩu hấp dẫn trong năm 2024. Alibaba, nhằm tăng cường sự hiện diện và hỗ
Xuất Khẩu Nông Sản Quý 1/2024: Cà Phê Lập Kỷ Lục, Gạo Và Rau Quả Tiếp Tục Tăng Mạnh
04/04/2024

Xuất Khẩu Nông Sản Quý 1/2024: Cà Phê Lập Kỷ Lục, Gạo Và Rau Quả Tiếp Tục Tăng Mạnh

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản trong 3 tháng đầu năm 2024 dự kiến đạt 13,53 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm trước. Với thành tựu
Dự Báo Xuất Khẩu Lâm Sản Trong Năm 2024
28/03/2024

Dự Báo Xuất Khẩu Lâm Sản Trong Năm 2024

  Năm 2024, ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu lâm sản đạt 17,5 tỷ USD, vượt 21% so với kết quả ước đạt của năm 2023 và vượt
Báo Cáo Xuất Khẩu Ngành Làm Đẹp Trên Alibaba
21/03/2024

Báo Cáo Xuất Khẩu Ngành Làm Đẹp Trên Alibaba

Quý 1 Năm 2024 Theo dự báo, ngành công nghiệp làm đẹp đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đồng thời xuất khẩu ngành này cũng đạt những thành tựu