Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

XU HƯỚNG KINH DOANH O2O CHO CÁC DOANH NGHIỆP F&B

Cập nhật ngày: 24/11/2023

O2O (Online To Offline) là mô hình kinh doanh bán lẻ kết hợp cả hình thức Online và Offline. Đây là mô hình mà doanh nghiệp sẽ sử dụng các

XU HƯỚNG KINH DOANH O2O CHO CÁC DOANH NGHIỆP F&B

O2O (Online To Offline) là mô hình kinh doanh bán lẻ kết hợp cả hình thức Online và Offline. Đây là mô hình mà doanh nghiệp sẽ sử dụng các công cụ trực tuyến để tiếp cận và từ đó tác động vào hành vi mua sắm của khách hàng để tăng trưởng doanh thu.

Nhìn lại năm 2020, xu hướng kinh doanh theo mô hình O2O được xem là một giải pháp tối ưu giúp các doanh nghiệp ngành F&B cải thiện doanh thu giữa những khó khăn do COVID-19. Bằng cách tận dụng nền tảng mua bán truyền thống kết hợp với dịch vụ mua bán trực tuyến, một số doanh nghiệp đã thành công vượt trội.

Trước sự tác động của COVID-19, nhiều doanh nghiệp trong ngành F&B đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ xoay quanh sự thay đổi hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Trong đó, mô hình O2O ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm vì phần lớn người tiêu dùng muốn đặt hàng qua các kênh mua sắm trực tuyến để tiết kiệm thời gian và hạn chế tiếp xúc cộng đồng trong mùa dịch.

Cùng Innovative Hub tìm hiểu về Xu hướng kinh doanh O2O cho các doanh nghiệp F&B qua bài viết sau.

Bùng nổ các xu hướng mới hậu Covid-19

Xu hướng kinh doanh O2O 

Xu hướng kinh doanh O2O (online to offline) được xem là giải pháp tối ưu nhất trong thời điểm dịch bùng nổ của doanh nghiệp muốn cải thiện doanh thu. Bằng cách tận dụng các nền tảng Trực tuyến kết hợp với các nền tảng mua bán truyển thống hiện có. Việc kết hợp hiệu quả 2 nền tảng truyền thống và trực tuyến vào kinh doanh đã mang lại thành công vượt trội cho các doanh nghiệp F&B. 

Tại buổi hội thảo “Hành trình trải nghiệm khách hàng O2O trong bán lẻ và F&B” được tổ chức bởi đơn vị tư vấn doanh nghiệp Babuki Consulting Firm, anh Đỗ Trung Thông, CEO Palexy, cho rằng các doanh nghiệp ngành F&B tại Việt Nam rất thuận lợi để phát triển. Bởi hầu hết, họ đều có nền tảng sẵn là kinh doanh truyền thống, phục vụ tại chỗ. Điều này đã tạo được niềm tin nơi khách hàng vì họ đã được trải nghiệm thực tế sản phẩm. Nhờ vậy, việc họ quay lại ủng hộ và đặt hàng qua hệ thống trực tuyến sẽ cao hơn. “Hiện nay, các chuỗi thương hiệu lớn cũng đang hợp sức lại với nhau để chia sẻ không gian kinh doanh. Có nghĩa, các chuỗi này đang tận dụng trên một mặt bằng vừa bán tại chỗ, vừa giao hàng. Qua đó, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa, tinh gọn đầu tư và tăng doanh thu trên một địa điểm nhất định” ông Ngô Anh Ngọc (CEO Babuki) chia sẻ thêm. 

Với thói quen mua sắm của khách hàng dần chuyển sang tiêu dùng trên nền tảng Thương mại điện tử một cách phổ biến và mạnh mẽ hơn, các doanh nghiệp F&B có chỗ đứng trên thị trường mua bán truyền thống có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng. “Mô hình O2O thật sự chỉ phát triển mạnh mẽ ở những chuỗi bán lẻ và F&B vì họ có sẵn nền tảng kinh doanh trực tiếp tại cửa hàng. Theo đó, một số chuỗi bán thức ăn nhanh và đồ uống phù hợp cho việc mang đi là những đơn vị tận dụng hiệu quả nhất. Điển hình là chuỗi trà và cà phê Phúc Long”, CEO Babuki nhận định. 

Xu hướng kinh doanh theo hình thức O2O được dự đoán là xu hướng phát triển mạnh mẽ vào năm 2021 nhờ những tiềm năng mà mô hình kinh doanh này mang lại và nền tảng có sẵn tại cửa hàng. “Bằng cách nào đó, doanh nghiệp phải truyền đạt được cho người giao hàng hiểu được tầm quan trọng về hình ảnh, bản sắc, phong cách của thương hiệu mình đến với khách hàng. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần phải đầu tư thêm về bao bì sản phẩm, cách đóng gói, cách bảo quản thực phẩm”, ông Trần Đức Tính chia sẻ. 

O2O – Giải pháp kinh doanh vượt trội cho các doanh nghiệp bán lẻ

O2O là mô hình kinh doanh trực tuyến (online) kết hợp đan xen với cách thức bán hàng truyền thống (offline) cũng như tiếp cận chiến lược chuyển đổi số toàn diện nhằm tăng khả năng tiếp cận khách hàng, mở rộng thị trường, tối ưu hóa cơ hội bán hàng. Theo đó, các công ty sẽ thu hút khách hàng tiềm năng bằng cách tiếp cận thông qua các kênh trực tuyến, giúp khách hàng dễ dàng tìm được sản phẩm hiện có tại cửa hàng, và đến cửa hàng để mua sắm, đẩy mạnh doanh thu.

Sau dịch Covid – 19, ngành bán lẻ đang bước vào giai đoạn hồi phục và mô hình O2O đang khẳng định sức mạnh từ thế giới ảo sang đời thực. Những “ông lớn” áp dụng mô hình kinh doanh O2O thành công có thể kể đến những tên tuổi nổi bật như Zara, Starbucks, Burger King, Alibaba,…

Các hình thức thương mại O2O sẽ xác định khách hàng trong một không gian trực tuyến nhất định như qua email, quảng cáo trên Internet… Khi đó, doanh nghiệp cần sử dụng nhiều công cụ, phương tiện khác nhau để thu hút khách hàng. Để lại không gian trực tuyến này cho cửa hàng thực bằng cách bán giá trị gia tăng được cung cấp trên trang web, chẳng hạn như phiếu giảm giá (phiếu giảm giá/mã giảm giá) hoặc điểm tích lũy. 

Có thể nói, O2O là giải pháp hoàn hảo mang lại lợi ích cao nhất cho nhà bán hàng dựa trên thói quen tiêu dùng thực tế của khách hàng và sự kết hợp hiệu quả giữa các kênh bán hàng. Sức hấp dẫn không thể phủ nhận của mô hình kinh doanh O2O nằm ở những lợi ích mà nó có thể mang lại cho khách hàng.

Đối với khách hàng, mô hình này sẽ tiết kiệm thời gian mua sắm của họ. Bằng việc lập website bán hàng trực tuyến, doanh nghiệp đưa sản phẩm đến với khách hàng một cách tự nhiên nhất, hoặc đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi họ cần. Tại đây, khách hàng có thể thoải mái lựa chọn sản phẩm yêu thích, tìm hiểu thông tin sản phẩm, mua hàng trực tuyến nên tiết kiệm thời gian mua sắm. 

Khi khách hàng truy cập một sản phẩm trên trang web trực tuyến và đến cửa hàng, cửa hàng thực sẽ làm phần còn lại để đáp ứng các yêu cầu và câu hỏi của khách hàng. Quá trình tìm kiếm của khách hàng sẽ được xử lý hiệu quả bởi mô hình O2O để duyệt qua cửa hàng và ghi nhận phản hồi của khách hàng sau khi trải nghiệm tại cửa hàng. Kết quả là, khách hàng có trải nghiệm mượt mà, thống nhất trước, trong và sau khi mua hàng.

Đối với doanh nghiệp, ưu điểm lớn nhất khi áp dụng mô hình kinh doanh O2O là có thể sử dụng Facebook, Instagram, Website và nhiều nền tảng trực tuyến khác để mở rộng tệp khách hàng và kênh bán hàng, vốn là những nơi có lượng người dùng lớn. Đồng thời, cửa hàng – kênh bán hàng truyền thống vẫn đang được tận dụng hiệu quả. Điều này cũng sẽ giúp các cửa hàng của thương hiệu được nhiều người biết đến hơn.

Ngoài ra, mô hình O2O cũng đã thiết lập được sự kết nối tốt giữa khách hàng và doanh nghiệp. Khi người mua dễ dàng kết nối với người bán và trao đổi thông tin, từ đó tạo uy tín cho doanh nghiệp. 

Một ưu điểm khác của mô hình kinh doanh O2O là sự đa dạng của các phương thức thanh toán. Trước đây, tiền mặt được coi là hình thức thanh toán duy nhất trong các cửa hàng truyền thống. Vì vậy, đối với những hàng hóa có giá trị, việc thanh toán trở nên bất tiện, mất thời gian và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả khách hàng và người bán.

Khắc phục những vấn đề đó, mô hình O2O cho phép khách hàng được hỗ trợ đa dạng hình thức thanh toán từ tiền mặt đến thẻ ATM, tín dụng và chuyển khoản qua ngân hàng. Bằng cách đó, không chỉ giúp cho việc mua bán được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, an toàn cho cả người bán và người mua. 

Tại Việt Nam, mô hình kinh doanh O2O có nhiều điều kiện để phát triển. Bởi dù hình thức kinh doanh online vô cùng phát triển nhưng một bộ phận lớn khách hàng vẫn có thói quen sử dụng các hình thức mua hàng truyền thống. 

Theo khảo sát của Google, công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới, một trong những rào cản lớn nhất đối với quyết định mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam chính là thói quen mua sắm. Họ sợ sản phẩm có vấn đề về chất lượng nên luôn muốn được sờ và trải nghiệm trực tiếp sản phẩm. Do đó, kinh doanh đa kênh từ online đến offline là xu hướng tất yếu hiện nay. Khi ngành bán lẻ tiếp tục chuyển đổi trong “trạng thái bình thường mới”, các thương hiệu cần có khả năng thích ứng nhạy bén để tồn tại và duy trì lợi thế cạnh tranh. Trải nghiệm khách hàng đa dạng hướng dẫn các nhà bán hàng đầu tư vào hành trình mua sắm cá nhân dựa trên hành vi của người tiêu dùng, từ đó thiết kế các điểm tiếp xúc đắt giá, “bủa vây” cảm tính lẫn lý tính để thuyết phục khách hàng ra quyết định.

TÌM HIỂU THÊM: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG F&B

test