Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

HƯỚNG DẪN TÌM KIẾM NHÀ NHẬP KHẨU CHÂU ÂU CHO NGÀNH TRANG TRÍ NỘI THẤT

22/09/2021

Với ngành Trang Trí Nội Thất, tìm kiếm nhà nhập khẩu ở châu Âu thật sự không dễ dàng gì, thành công hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu

HƯỚNG DẪN TÌM KIẾM NHÀ NHẬP KHẨU CHÂU ÂU CHO NGÀNH TRANG TRÍ NỘI THẤT

Với ngành Trang Trí Nội Thất, tìm kiếm nhà nhập khẩu ở châu Âu thật sự không dễ dàng gì, thành công hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó có thể kể đến như chất lượng sản phẩm, số lượng nhà cung cấp đã có trên thị trường và bối cảnh cạnh tranh. Vì vậy, bài viết sau đây sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin quan trọng trong quá trình tìm kiếm người mua hàng hiện nay.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì khi tìm kiếm nhà nhập khẩu châu Âu?

1. Hiểu rõ công ty và sản phẩm kinh doanh

Trước khi tìm kiếm nhà nhập khẩu châu Âu, doanh nghiệp cần hiểu rõ mình là ai. Công ty có những điểm mạnh, điểm yếu gì? Đâu là cơ hội và thách thức khi tham gia vào EU? Với sản phẩm nhập khẩu vào EU, doanh nghiệp sẽ cần khai thác thêm nhiều khía cạnh như:

  • Đặc điểm sản phẩm
  • Số lượng và chất lượng 
  • Các mức giá có thể đáp ứng
  • Chứng chỉ liên quan

Quan trọng là Unique Selling Point (USP) của mọi người là gì, điều gì khiến công ty khác biệt đối với đối thủ cạnh tranh? Nó có thể là chất lượng sản phẩm, giá cả hợp lý hoặc một sản phẩm độc đáo mà đối thủ không thể sao chép được. Với những thông tin chi tiết trên, doanh nghiệp sẽ biết được nhóm nhà nhập khẩu nào mình sẽ phục vụ. Từ đó, chân dung, đặc điểm nhà mua hàng tiềm năng sẽ rõ ràng hơn.

2. Nghiên cứu phân khúc thị trường

Trên thực tế, chọn phân khúc thị trường phù hợp còn quan trọng hơn cả việc tập trung vào một quốc gia nhất định. Bởi vì mỗi quốc gia ở EU đều có các phân khúc khác nhau từ thấp đến cao cấp. Ngoài ra, các yếu tố khác cần nghiên cứu đó là sự tăng trưởng của thị trường, mức độ cạnh tranh, các yêu cầu mua hàng và pháp lý, giá cả và xu hướng thị trường.

Để xác định phân khúc phù hợp, doanh nghiệp có thể xem xét những khía cạnh như giá cả, chất lượng, kiểu dáng… Ở thị trường Trang Trí Nội Thất được phân thành các phân khúc sau đây:

  • Cấp thấp: Phân khúc tập trung những mặt hàng cơ bản, được sử dụng hàng ngày nhưng không bền lâu. Có kiểu dáng cơ bản và rẻ.
  • Phân khúc trung cấp: Những mặt hàng hợp thời với giá cả phải chăng. Có kiểu dáng và tính năng cụ thể. Ví dụ, những sản phẩm nội thất phù hợp cho nhà có diện tích nhỏ hoặc người mua có phong cách tối giản. 
  • Phân khúc cao cấp: Những mặt hàng độc lạ và đắt tiền. Đặc biệt, sản phẩm phải có kiểu dáng thiết kế đẹp, kỹ thuật gia công tiên tiến, giá trị bền vững lâu dài và thương hiệu có tiếng.

Hầu hết, những mặt hàng ở thị trường tầm trung đến trung cao thường có tiềm năng cao hơn. Nhắm vào phân khúc này, doanh nghiệp sẽ dễ dàng cạnh tranh với các nhà sản xuất số lượng lớn – Những đơn vị trong phân khúc thị trường giá rẻ. Thêm vào đó, nắm được sự khác biệt và đặc trưng của các nước châu Âu trong ngành Trang Trí Nội Thất cũng là một lợi thế hữu ích dành cho doanh nghiệp.

nhà nhập khẩu châu Âu cho ngành Trang Trí Nội Thất

Mỗi quốc gia đều có những đặc trưng riêng mà doanh nghiệp cần lưu ý

3. Xác định đúng chân dung nhà mua hàng 

Tiếp đến là đưa ra những tiêu chí chọn lựa nhà nhập khẩu châu Âu phù hợp với công ty và sản phẩm của mình. Quy trình nhập khẩu có thể từ nhà bán sỉ đi đến những đơn vị bán lẻ. Hoặc các chuỗi bán lẻ lớn có thể tự nhập khẩu sản phẩm cho chính họ. Trong khi đó, ngày càng nhiều nhà bán lẻ nhỏ đã bắt đầu mua trực tiếp từ nhà sản xuất. Sau đây là một số đơn vị mua hàng chính ở châu Âu:

Mô hình tìm nhà mua hàng ở châu Âu

Những nhà mua hàng chính ở châu Âu

  • Các bán sỉ/nhập khẩu: Họ thường là kênh giao thương giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ  trên khắp châu Âu. Những đơn vị này sẽ xử lý hầu hết các thủ tục nhập khẩu và có thể cung cấp thông tin có giá trị về ưu đãi thị trường.
  • Các nhà nhập khẩu bán lẻ (các nhà bán lẻ lớn hoặc chuỗi bán lẻ): Họ nhập khẩu trực tiếp từ các nhà cung cấp ở các nước đang phát triển. Bằng cách này, họ cắt bỏ lợi nhuận của người bán sỉ và giảm thời gian giao hàng đến EU.
  • Các nhà bán lẻ nhỏ: Họ thường mua từ các nhà nhập khẩu và nhà bán sỉ, nhưng trong những năm gần đây họ cũng đã bắt đầu tìm nguồn trực tiếp từ các nhà sản xuất.
  • Các đại lý: Họ không nhập khẩu, trái lại họ là đại diện cho người mua ở các nước đang tìm nguồn cung ứng. Nếu việc xuất khẩu còn mới lạ với doanh nghiệp, các đại lý sẽ mở ra thị trường và giúp doanh nghiệp quản lý chất lượng lẫn hậu cần. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên cẩn thận khi ký kết các thỏa thuận chính thức với các đại lý, vì họ được châu Âu bảo vệ quyền lợi rất tốt.

Để hiểu rõ hơn Innovative Hub sẽ đưa ra một số ví dụ điển hình như nhà nhập khẩu và nhà bán sỉ – Chehoma đến từ Bỉ. Công ty này phát triển các dòng sản phẩm của riêng mình với sự cộng tác từ nhiều nhà sản xuất đến từ châu Á. Ví dụ khác đó là Maisons du Monde – nhà bán lẻ nhập khẩu, là chuỗi cửa hàng của Pháp. Đến nay, họ đã có hơn 250 cửa hàng tọa lạc tại châu Âu. Một nhà nhập khẩu cũng có thể vừa là nhà bán sỉ vừa là nhà bán lẻ – Lifestyle từ Hà Lan. Họ có các cửa hàng riêng và bán sản phẩm cho những nhà bán lẻ khác.

Một điều lưu ý đó là nhà bán sỉ/nhập khẩu thường mua với số lượng lớn trong khi nhà bán lẻ chỉ mua với số lượng khiêm tốn hơn.

Làm sao để tìm kiếm nhà nhập khẩu tại châu Âu?

1. Chủ động tham gia các kênh mua bán trực tuyến

Tham gia vào thế giới trực tuyến sẽ giúp gia tăng cơ hội tiếp cận người mua hàng nhiều hơn, kể cả khi họ đã liên hệ với doanh nghiệp trước đó. Trước tiên, hãy chuẩn bị cho mình một trang website thật chuyên nghiệp với giao diện bắt mắt. Điều này sẽ giúp người mua nán lại lâu hơn và tìm kiếm thêm nhiều thông tin hơn về doanh nghiệp và sản phẩm. Khi thiết lập website, doanh nghiệp cần có một thông điệp cụ thể về việc kinh doanh của mình, kèm theo đó là những hình ảnh sản phẩm và quy trình sản xuất cụ thể.

Bước tiếp đến là lên kế hoạch để người mua hàng tiềm năng dễ dàng tìm thấy trang web hơn trên công cụ tìm kiếm Google. Để tăng thứ hạng website doanh nghiệp có thể dùng SEO để làm điều này. Thứ hạng cao hơn sẽ tối ưu hóa lượng khách truy cập vào trang web. Nếu cạnh tranh quá khốc liệt thì doanh nghiệp hãy cân nhắc đến dịch vụ trả phí như Google Ads hoặc chuyên gia SEO nhằm tăng khả năng hiển thị của mình.

tăng traffic về website

Tăng lưu lượng truy cập để có nhiều đơn hàng tiềm năng

Thêm vào đó, mạng xã hội cũng là một công cụ tốt để quảng bá công ty. Chúng cho phép doanh nghiệp tạo và chia sẻ nội dung cũng như kết nối với người mua tiềm năng. Các nền tảng xã hội phổ biến nhất ở châu Âu bao gồm Facebook, Instagram (ảnh và video), YouTube (video), Twitter và LinkedIn (mạng chuyên nghiệp). 

2. Tham gia vào những hội chợ thương mại và sự kiện đặc biệt

Nhiều nhà nhập khẩu châu Âu thường tham dự các hội chợ thương mại nổi tiếng để giới thiệu đến khách hàng các bộ sưu tập mới. Những hội chợ này thường là những dịp tuyệt vời để gặp gỡ những người mua tiềm năng. Tuy nhiên, triển lãm có chi phí hơi cao nên doanh nghiệp có thể tham dự trước với tư cách là khách tham quan. Điều này cho phép doanh nghiệp trò chuyện với người mua mà không phải lo lắng về việc điều hành gian hàng riêng của mình. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tìm kiếm phân khúc phù hợp nhất với sản phẩm trong tương lai. Bên cạnh đó, tham gia vào sự kiện trực tuyến cũng là một ý tưởng hay, vì nhiều hội chợ thương mại đã bị hủy bỏ hoặc hoãn lại do đại dịch COVID-19.

3. Trở thành nhà bán hàng trên trang thương mại điện tử B2B

Thương mại điện tử B2B là kênh bán hàng kết nối người mua và người bán với nhau. Khác với B2C, khách hàng B2B thường là những doanh nghiệp, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ… và đơn hàng của họ sẽ có số lượng nhiều hơn. Đặc biệt, họ nghiên cứu rất kĩ trước khi tiếp cận với các nhà cung cấp trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) B2B.

Năm 2021, các kênh TMĐT B2B phổ biến được nhiều người biết đến như Alibaba.com, Amazon, Shopify Plus… Trong đó, Alibaba.com – một trong những website TMĐT nổi tiếng trực thuộc tập đoàn Alibaba Group, được biết đến là trang TMĐT B2B tốt nhất trên thế giới (được tạp chí Forbes bình chọn) 

alibaba.com giúp bạn tìm kiếm nhà nhập khẩu châu Âu

Tìm kiếm nhà nhập khẩu trên Alibaba.com

>> Đọc thêm “Tiềm Năng Xuất Khẩu Ngành Nội Thất Trên Alibaba.com”

Khi hoạt động trên Alibaba.com, doanh nghiệp có cần nhiều nhân sự để quản lý gian hàng không? Đây chính là câu hỏi mà hầu hết các doanh nghiệp thường hay băn khoăn trước khi quyết định đăng ký gian hàng trên nền tảng này. Vấn đề nhân sự, hay rộng hơn là nguồn lực doanh nghiệp, luôn là một trong những điều cần phải cân nhắc trước khi thực hiện một chiến lược kinh doanh mới.

Tuy nhiên, với Alibaba.com, các doanh nghiệp hoàn toàn không phải tốn nhiều nhân sự để vận hành. Ông Tô Nghiệp Siêu (Phó Giám Đốc Công ty Hành Sanh) chia sẻ: “Alibaba.com rất dễ sử dụng, tôi không cần một đội ngũ để quản lý, hiện giờ một mình tôi có thể quản lý hết tất cả các hoạt động trên Alibaba.com và đạt 3 sao.” Ông giải thích thêm: “Xếp hạng sao (Star Rating) rất cần thiết và vô cùng quan trọng. Rating càng cao thì doanh nghiệp tôi càng được nhiều người biết đến hơn, suy ra tỷ lệ có thể chốt đơn cao hơn.”

Vào năm 2019, vì thấy được tiềm năng xuất khẩu nên ông đã quyết định tham gia vào Alibaba.com. Vị Phó Giám Đốc trẻ tuổi cũng chia sẻ thêm: “Sau hai tháng vận hành trên Alibaba.com với sự hỗ trợ từ Innovative Hub, doanh nghiệp tôi đã có đơn hàng đầu tiên từ Myanmar. Và chỉ mất 3 ngày nói chuyện, khách hàng đã quyết định bay sang Việt Nam để thăm doanh nghiệp của tôi. Ngay sau đó tôi đã có vài đơn hàng từ vị khách ấy.” 

Vậy là quá trình tìm kiếm nhà nhập khẩu châu Âu sẽ không còn là nỗi lo với doanh nghiệp. Để bắt đầu bán hàng trên Alibaba.com, doanh nghiệp sẽ cần chuẩn bị cho mình những kiến thức và kĩ năng nào?

Mời quý vị xem qua Ebook “Cẩm Nang Bán Hàng Thành Công Trên Alibaba.com” của Innovative Hub. Hoặc gửi thông tin tại đây để được tư vấn cụ thể.

>> Đọc thêm “Đại Lý Alibaba.com Việt Nam Innovative Hub Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Đưa Hàng Việt Ra Nước Ngoài” 

Nguồn ảnh: Sưu tầm