Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

CƠ HỘI NGÀNH NÔNG NGHIỆP KHI KIỂM SOÁT TỐT DỊCH COVID-19

13/02/2023

Những nỗ lực kết hợp trên toàn thế giới để ngăn chặn vi-rút bằng cách hạn chế hoạt động của con người đã gây ra những cú sốc tài chính

CƠ HỘI NGÀNH NÔNG NGHIỆP KHI KIỂM SOÁT TỐT DỊCH COVID-19

Những nỗ lực kết hợp trên toàn thế giới để ngăn chặn vi-rút bằng cách hạn chế hoạt động của con người đã gây ra những cú sốc tài chính và chi phí có tác động đến hệ thống sản xuất nông nghiệp và thực phẩm. Nhu cầu về thương mại và nhà hàng sụt giảm mạnh cùng với việc cắt giảm lao động ít khả năng lưu trữ đã khiến người nông dân phải bỏ đi rất nhiều sản phẩm của họ. Việc phát dịch ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lao động sẵn có cho các hoạt động nông nghiệp có thời hạn như trồng rau, hoa màu và hái trái cây. Những tác động này trở nên sâu sắc trong lĩnh vực sản xuất lương thực và kinh tế toàn cầu khi vấn đề ngày càng gia tăng. Hậu quả của đại dịch covid-19 đối với ngành nông nghiệp có thể được chia thành 5 loại: an ninh lương thực, nguồn lao động sẵn có, khả năng phục hồi của hệ thống nông nghiệp, kết nối hệ thống nông nghiệp và các loại khác.

Cùng Innovative Hub tìm hiểu về Cơ hội ngành nông nghiệp sau khi kiểm soát Covid-19 trong bài viết sau: 

Hệ thống ngành nông nghiêp của nước ta trước Covid

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trước khi đại dịch xuất hiện có 49.600 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm cả sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, kinh doanh vật tư nông nghiệp, nông sản, các dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp, trong đó trực tiếp đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp là 7.600 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp đã tạo ra hơn 4,5 triệu việc làm.

Nhờ chủ trương và chính sách đúng đắn, thời gian qua, lĩnh vực nông nghiệp đã thu hút được nhiều doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp lớn, trong và ngoài nước đầu tư. Từ đó, ngành nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa. Năm 2017, Việt Nam có 9 mặt hàng nông sản xuất khẩu đạt kim ngạch hơn 1 tỷ USD. Sáu tháng đầu năm 2018, nhiều sản phẩm nông nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu cao như thủy sản đạt hơn 3,9 tỷ USD; cà phê đạt 2 tỷ USD; rau quả đạt 2 tỷ USD; gạo đạt 1,8 tỷ USD; hạt điều đạt 1,7 tỷ USD…

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nhìn chung ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn còn phát triển thiếu bền vững; năng suất, chất lượng, hiệu quả chưa cao; sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm còn thấp. Sản xuất nông nghiệp còn manh mún, quy mô nhỏ; đầu tư cho nông nghiệp còn thấp; ứng dụng khoa học công nghệ còn chậm; sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết; thị trường tiêu thụ nông sản còn thiếu ổn định…

Tình hình nông sản trong giai đoạn Covid-19 hoành hành

Trong giai đoạn Covid-19 diễn biến phức tạp, lây lan nhanh trong cộng đồng, nhiều tỉnh, thành phố, đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị nhà nước. Do vậy, việc lưu thông hàng hóa giữa các tỉnh, thành phố và nội tỉnh gặp không ít khó khăn, đã kéo theo việc tiêu thụ nông sản của nông “khó càng thêm khó”. Thương lái ngoài tỉnh không còn đến các địa phương trong tỉnh để thu mua nông sản, người dân trồng cây ăn trái, sản xuất rau, màu… “đứng ngồi không yên” vì đầu ra bị ách tắc.

Cơ hội  phát triển cho ngành nông nghiệp sau đại dịch

Tác động trước mắt của COVID-19 đối với hệ thống nông nghiệp

Nhiều chuyên gia kinh tế, chuyên gia nông nghiệp nhận định, Covid-19 sẽ không phải là thách thức lớn cho sản xuất nông nghiệp Việt Nam mà ngược lại, ta hoàn toàn có khả năng biến đây trở thành lợi thế lớn của nông sản Việt so với đối thủ trên thế giới. Hiện nay, tình hình dịch  bệnh Covid-19 ở Việt Nam vẫn luôn được khống chế tốt với các biện  pháp phòng, chống và kiểm soát hiệu quả của Nhà nước. Người dân an tâm tham gia sản xuất, doanh nghiệp cũng tự tin đầu tư vào nông nghiệp giúp nguồn cung cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu luôn được duy trì và kịp thời. Đây là lợi thế của Việt Nam trước các đối  thủ cạnh tranh về xuất khẩu nông sản như: Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia…  vẫn còn đang chật vật với các biện pháp cách ly, kiểm soát dịch bệnh nên chưa thể phục hồi được sản xuất để kịp thời cung ứng ra thế giới. 

Mặc dù chưa thể khống chế hoàn toàn dịch bệnh nhưng các thị trường chính của nông sản Việt Nam như: Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật  Bản… đã dần kiểm soát được tình hình dịch bệnh trong nước. Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương dự báo nhu cầu nhập khẩu nông sản của  các thị trường này, điển hình là Trung Quốc sẽ tăng cao trở lại để bù đắp cho sự thiếu hụt thực phẩm của khoảng thời gian dịch Covid-19 hoành hành đỉnh điểm với tốc độ lây lan chóng mặt. Trung Quốc đã và đang thực hiện giảm thuế cho 80 mặt hàng thực phẩm để thúc đẩy nhập khẩu đáp ứng nhu cầu trong nước, là cơ hội rất lớn cho chúng ta để đẩy  mạnh xuất khẩu nông sản. 

Cơ hội  phát triển nông nghiệp Việt hậu Covid-19

Bất chấp dịch COVID-19 “hoành hành” khiến đứt gãy chuỗi sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản vẫn đạt 48,6 tỷ USD, vượt hơn 6 tỷ USD so với Chính phủ giao. 

Năm 2022, toàn ngành tập trung thực hiện quyết liệt cơ cấu lại theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới nhằm hướng tới xây dựng nền “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.

Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh xem xét hỗ trợ các doanh nghiệp và hợp tác xã sớm vượt qua giai đoạn khó khăn sau dịch bệnh, ổn định sản xuất trở lại, như: Đề xuất ngành ngân hàng cơ cấu lại những khoản vay, giãn nợ, giảm lãi suất cho vay, cho vay mới, bổ sung vốn lưu động khôi phục hoạt động sản xuất – kinh doanh; triển khai các chính sách bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận các nguồn vốn vay; hướng dẫn mạng lưới hợp tác xã xây dựng phương án kinh doanh để vay vốn từ nguồn vốn Quỹ Đầu tư phát triển của địa phương, Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, Quỹ Hỗ trợ nông dân… 

Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, hàng rào kỹ thuật, mở cửa thị trường. Cụ thể, kiến nghị với Trung Quốc sớm cho phép nhập khẩu trở lại các mặt hàng hoa quả tươi đã được phép xuất khẩu chính ngạch đã được Trung Quốc cấp phép qua cửa khẩu Kim Thành, Vân Nam – Hà Khẩu, Lào Cai; thông báo cho các địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội về khôi phục thông quan chuối, thanh long sang Trung Quốc qua cửa khẩu Hà Khẩu, Lào Cai.

Thúc đẩy thương mại nông sản, mở cửa thị trường nông sản với các nước như Peru, Australia, Brazil, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Séc và các nước trong khối ASEAN…; Hỗ trợ các doanh nghiệp để xuất khẩu nông sản (đặc biệt: Vải, nhãn, xoài, khoai lang, ớt đang vào vụ thu hoạch) đạt tiêu chuẩn sang các thị trường EU, Anh, Trung Quốc…

TÌM HIỂU THÊM: CÁCH DOANH NGHIỆP B2B GIẢI QUYẾT CÁC THÁCH THỨC COVID-19