Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

CHUỖI CUNG ỨNG LẠNH CHO NÔNG SẢN VIỆT NAM

01/02/2023

Chuỗi cung ứng lạnh là một khái niệm khá phổ biến ở các nước có nền nông nghiệp phát triển, được hiểu là các chuỗi cung ứng có khả năng

CHUỖI CUNG ỨNG LẠNH CHO NÔNG SẢN VIỆT NAM

Chuỗi cung ứng lạnh là một khái niệm khá phổ biến ở các nước có nền nông nghiệp phát triển, được hiểu là các chuỗi cung ứng có khả năng kiểm soát và duy trì nhiệt độ thích hợp với các loại hàng hóa có yêu cầu bảo quản lạnh khác nhau, nhằm bảo đảm và kéo dài tuổi thọ của các mặt hàng nhạy cảm với nhiệt độ cao như sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản, hàng đông lạnh chế biến, hoa tươi cắt cành, các sản phẩm dược phẩm đặc biệt là vacxin. Công nghệ và quy trình cho phép vận chuyển an toàn hàng hóa và sản phẩm nhạy cảm với nhiệt độ dọc theo chuỗi cung ứng. Nó chủ yếu dựa vào khoa học để đánh giá và điều chỉnh mối liên hệ giữa nhiệt độ và tính dễ hư hỏng. 

Cùng Innovative Hub tìm hiểu về xu hướng cung ứng lạnh cho nông sản Việt Nam trong bài viết sau.

Thị trường kho lạnh thiếu công suất trầm trọng

Kể từ thời điểm dịch bệnh bùng nổ, người tiêu dùng trong nước có xu hướng chuyển sang mua hàng trực tuyến. Do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, xuất khẩu trở nên khó khăn gây tắc nghẽn, quá tải tại các kho lạnh và ảnh hưởng nặng nề đến các doanh nghiệp. 

Trong đó hải sản là mặt hàng cần dung tích kho lạnh lớn nhất. Giai đoạn cao điểm COVID, 30 – 50% đơn hàng xuất khẩu thủy sản bị hủy khiến hàng tồn kho tăng cao, buộc các kho lạnh phải hoạt động tối đa công suất. Nhưng nguồn cung bị hạn chế một phần là do các cơ sở kho lạnh cần nhiều thời gian xây dựng hơn các loại bất động sản hậu cần khác. Việc xây dựng các kho bảo quản lạnh sẽ phức tạp và tốn kém hơn so với các kho tiêu chuẩn. JLL Việt Nam cho biết nhu cầu kho lạnh sẽ tiếp tục tăng mạnh trong ít nhất nửa thập kỷ tới khi người tiêu dùng toàn cầu thay đổi hành vi mua sắm do đại dịch. Với tiềm năng to lớn của mình bất động sản kho lạnh hiện đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, quỹ đầu tư mạo hiểm và người cho vay. Họ cũng đang coi đây là một giải pháp thay thế cho bất động sản công nghiệp truyền thống, trong khi các công ty hậu cần đang tìm cách mở rộng sang các thị trường mới.

Tại Việt Nam, kho lạnh thương mại đầu tiên được xây dựng năm 1996 bởi Konoike Vinatrans, một liên doanh giữa Nhật Bản và Việt Nam. Tới năm 1998, Swire Cold Storage của Úc xây dựng một trong những kho lạnh hiện đại nhất thời bấy giờ. Năm 2007, Công ty Cổ phần Hùng Vương xây dựng hai kho lạnh với tổng sức chứa là 40.000 tấn hàng. Những doanh nghiệp khác có thể kể đến LOTTE Sea (2009) và Preferred Freezer Services (2010).

Xu hướng mới cung ứng lạnh của thị trường nông sản thế giới và thị trường nông sản Việt

Các chuỗi cung ứng lạnh bao gồm hai hệ thống Logistics cơ bản:

Mạng lưới nhà kho lạnh được kiểm soát tốt về nhiệt độ để bảo quản các mặt hàng nhạy cảm và dễ hỏng.

Hệ thống vận tải lạnh bao gồm các loại phương tiện chuyên chở như xe tải, container lạnh, các thiết bị chuyên dụng cho hoạt động vận chuyển và giao nhận kiểm tra, duy trì nhiệt độ lạnh cần thiết.

Xu hướng cung ứng lạnh thị trường nông sản thế giới

Bất kỳ sản phẩm nào được biết đến hoặc được dán nhãn là “dễ hư hỏng” đều có thể cần quản lý chuỗi cung ứng lạnh. Điều này có thể bao gồm các loại thực phẩm như thịt và hải sản, nông sản, vật tư y tế và dược phẩm.

Mặc dù ý tưởng vận chuyển là một khái niệm tương đối mới, nhưng việc vận chuyển các sản phẩm nhạy cảm với nhiệt độ thực sự đã có từ cuối những năm 1700, khi người Anh sử dụng đá để giữ cho cá không bị hư hỏng. Cuối những năm 1800, nó cũng được sử dụng để vận chuyển hàng dễ hỏng. Các sản phẩm sữa được vận chuyển từ nông thôn đến các khu vực thành thị để bán, và do sản xuất thịt ở châu Âu thiếu hụt, Nam Mỹ đã gửi thịt đông lạnh đến Pháp và Úc, trong khi New Zealand gửi đến Vương quốc Anh. Công nghệ dây chuyền lạnh đã luôn và sẽ tiếp tục cực kỳ quan trọng đối với thương mại toàn cầu. 

Chuỗi cung ứng lạnh cho nông sản Việt Nam

Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu các loại nông sản và  thủy sản. Sản phẩm nông nghiệp mang tính thời vụ và dễ bị hao tổn khi vận chuyển. Vì vậy, thực hiện tốt việc bảo quản trong kho và vận chuyển hàng hóa nhanh chóng đến tay người tiêu dùng mới có thể  mang lại giá trị nông sản cao hơn. Chuỗi cung ứng lạnh giúp kiểm soát nhiệt độ, kéo dài thời gian trưng bày thực phẩm và đảm bảo chất lượng từ nhà cung cấp đến nhà phân phối và đến các cửa hàng bán lẻ. Chuỗi cung ứng lạnh giúp kiểm soát nhiệt độ, kéo dài thời gian trưng bày thực phẩm và đảm bảo chất lượng từ nhà cung cấp đến nhà phân phối và đến các cửa hàng bán lẻ.

Thị trường nông sản Việt Nam hiện nay

Hiện nay, nông sản ở thị trường nội địa phát triển tốt, số lượng cửa hàng tiện lợi giảm, cũng làm tăng nhu cầu vận chuyển các sản phẩm bảo quản lạnh như sữa, rau quả, thịt, cá và hoa… Vì vậy, việc áp dụng dây chuyền lạnh trong sản xuất là cần thiết.

Ông Nguyễn Quang Thanh – Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Tiếp  vận Quốc tế Hoàng Hà cho biết: “Để đảm bảo chất lượng nông sản  tốt, chuỗi cung ứng lạnh cần đảm bảo các tiêu chuẩn như nhiệt độ phù hợp cho từng loại sản phẩm, bảo quản, lưu trữ và giám sát nhiệt  độ xuyên suốt, không bị gián đoạn. từ khi thu hoạch đến hệ thống phân phối thông qua hệ thống thông gió, mát mẻ… 

Để đạt được những mục tiêu tăng trưởng trong tương lai, chuyên gia JLL cho rằng ngành hậu cần của Việt Nam cần vượt qua nhiều thách thức. Trước hết, để Việt Nam có thể tiến lên giai đoạn tiếp theo trong quá trình phát triển logistics công nghiệp, trở nên cạnh tranh hơn và thậm chí đi trước các nước khác, cần tiếp tục duy trì mức đầu tư hợp lý vào đầu tư cơ sở hạ tầng, cần chú trọng vào việc phát triển cả hệ thống đường cao tốc và mạng lưới tiện ích, kể cả năng lượng tái tạo.

Bên cạnh đó, quy trình giao thương xuyên biên giới của Việt Nam, bao gồm cả thời gian và chi phí, vẫn cần cải tiến đáng kể. Chi phí giao dịch qua biên giới, như chi phí tuân thủ tài liệu thủ tục và chi phí xuất nhập khẩu, ở Việt Nam kém cạnh tranh hơn so với hầu hết các nước trong khu vực.

TÌM HIỂU THÊM: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG NHỮNG NƯỚC KHÁC