fbpx

TIN TỨC

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG NHỮNG NƯỚC KHÁC

21/09/2021 TIN TỨC
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG NHỮNG NƯỚC KHÁC

Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong 07 tháng đầu năm 2021 đạt 5 tỷ USD (Theo thống kê của Hải quan). Thêm nữa, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) chia sẻ số lượng đơn hàng thủy sản đã tăng từ 10% đến 20% so với năm 2020. Lý do là vì các nước trên thế giới đã dần khôi phục kinh tế trở lại. Trước điểm sáng đó, Innovative Hub gửi đến quý doanh nghiệp thông tin xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ở một số thị trường nổi bật sau đây.

Cập nhật mới dành cho ngành Thủy sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 339/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược phát triển bền vững đối với thủy sản Việt Nam từ tháng 03 năm 2021. Giai đoạn sẽ được thực hiện đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Từ rất lâu, thế giới đã bắt đầu phát triển nuôi trồng bền vững và quản lý thủy sản. Theo như Food and Agriculture Organization (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc) chia sẻ, phát triển bền vững mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:

  • Tăng sản lượng thủy sản
  • Phát triển công nghệ 
  • Thu nhập tăng trên toàn thế giới
  • Giảm thất thoát và lãng phí
  • Nâng cao nhận thức về lợi ích sức khỏe từ hải sản

Nguồn thủy sản dồi dào rồi cũng sẽ cạn kiệt nếu chúng ta không có những giải pháp khai thác đúng cách. 

phát triển bền vững thủy sản việt nam

Phát triển bền vững mang đến nhiều lợi ích cho ngành thủy sản Việt Nam

Hơn nữa, các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thủy sản xuất khẩu Việt Nam sẽ cần chú trọng đến việc đầu tư vào ứng dụng khoa học – công nghệ để phục vụ nuôi trồng và chế biến các nhóm như giống thủy sản chất lượng cao; các đối tượng nuôi chủ lực (tôm, cá ngừ, cá tra…) có giá trị kinh tế lớn và những loài mới tiềm năng.

Thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu ở những quốc gia trong đại dịch

Một số thị trường tiêu thụ thủy sản nước ta đã từng bước ổn định hơn. Cụ thể nhu cầu nhập khẩu tôm của thế giới đã tăng trở lại, đặc biệt ở các thị trường lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. 

  • Thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn đối với ngành thủy sản Việt Nam. Trong buổi giao thương trực tuyến thủy sản giữa Việt Nam và Trung Quốc, các loại thủy sản xuất khẩu nước ta được những doanh nghiệp Quảng Châu chú ý đến như tôm (tôm hùm nhỏ, tôm hùm xanh nhỏ, tôm sú, nhân tôm sú, nhân tôm hùm, tôm thẻ chân trắng Nam Mỹ (chín/ sống); nhân tôm thẻ chân trắng, đuôi tôm; các loại cá (cá basa, cá mực khô, cá ngừ Việt Nam); cua (cua xanh, cua gạch); mực, bạch tuộc; các sản phẩm thủy sản như: da cá, bóng cá, hải sâm. Đặc biệt, họ mong muốn số lượng đơn hàng lên đến hàng trăm tấn thủy sản từ Việt Nam.

thủy sản Việt Nam rất đa dạng

Thủy sản Việt Nam rất đa dạng và được lòng nhiều quốc gia

Có thể thấy họ đặt mua với số lượng khá lớn, ước tính trung bình mỗi công ty tại Quảng Châu cần mua từ 4 đến 5 container thủy sản mỗi tuần. Thủy sản chủ yếu được phân phối tại Quảng Châu và các thị trường khác ở Trung Quốc. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc gặp nhiều khó khăn.

Trước đó, phía Trung Quốc cũng đã siết chặt hàng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu tại những thành phối chủ lực vì COVID-19. Để tất cả sản phẩm đông lạnh vào Trung Quốc thành công, doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ 4 loại giấy chứng nhận. 

  • Thị trường Mỹ

Ấn Độ là đối thủ mạnh với Việt Nam trong việc xuất khẩu tôm vào thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, theo Tổng Cục Thủy Sản, thị phần Ấn Độ ở Mỹ đang dần bị thu hẹp lại. Vào tháng 04/2021, họ chỉ chiếm 30% tổng lượng tôm nhập khẩu của Mỹ, trong khi tháng 04/2020 con số là 43%. Nguyên nhân đến từ việc đối mặt với những khó khăn khi đối phó với đại dịch. Mặc dù COVID-19 đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho các nước sản xuất nhưng người tiêu dùng Mỹ vẫn tiêu thụ rất nhiều tôm (NOAA Corp – Cục Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ)

Ngoài mặt hàng tôm, cá tra Việt Nam được đón nhận nhiệt tình khi xuất khẩu sang Mỹ. Hiện nay nước ta đang là đối tác cung cấp cá tra đông lạnh hàng đầu cho Mỹ, chiếm 90.5 – 95% tổng giá trị nhập khẩu cá tra của quốc gia này. Nhờ vào chương trình tiêm vaccine rộng rãi cùng gói kích cầu kinh tế kịp thời, nhu cầu tiêu thụ thủy sản ở thị trường này đã tăng mạnh trở lại.

Cá tra khi xuất khẩu sang Mỹ được nhiều người yêu thích

  • Thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là thị trường khó tính, cho nên các doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình chăn nuôi thủy sản, đặc biệt là quy định về dư lượng kháng sinh. Trong năm nay, Nhật đã chuyển sang tăng nhập khẩu cá ngừ và trứng cá trong khi nhập khẩu tôm, mực và bạch tuộc có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Tổng cục Thống kê cho biết, Nhật Bản đã nhập khẩu 4.900 tấn tôm, trị giá 42,6 triệu USD trong tháng 1, tăng 25,6% về lượng và 22,7% về giá trị, qua đó trở thành thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất của Việt Nam.

  • Thị trường châu Âu

Châu Âu là một trong năm thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Với sự ưu đãi từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), mặt hàng tôm có thuế nhập khẩu ưu đãi được cắt giảm ngay, hoặc theo lộ trình 3 đến 5 năm. Hơn nữa, tình hình xuất khẩu cá ngừ sang EU cũng tăng hơn 31%. Do đó, cá ngừ có giá trị xuất khẩu lớn thứ hai sang EU trong 6 tháng đầu năm 2021. Con số đạt đến 73,3 triệu USD; tăng tăng 31,6%. Riêng cá ngừ đóng hộp xuất khẩu đạt 35,5 triệu USD, tăng 116,6% so với cùng kỳ năm trước.

Đối với thị trường châu Âu, Bộ Công Thương cũng nhận định rằng nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại đây đang có xu hướng hồi phục trở lại. Không những vậy, những ưu đãi đặc biệt về thuế quan từ EVFTA cũng tạo điều kiện cho các sản phẩm thủy sản của Việt Nam tăng thêm tính cạnh tranh tại thị trường EU. Tuy vậy, ảnh hưởng của thẻ vàng IUU sẽ tiếp tục là những yếu tố tác động lớn nhất đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này.

Kết luận

Việt Nam đang kiểm soát tốt dịch và tận dụng tốt cơ hội thị trường nhằm tăng thị phần xuất khẩu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu những thông tin liên quan đến rào cản từ thị trường, thông tin tiêu thụ sản phẩm để chủ động có những giải pháp kịp thời, tránh những rủi ro từ thị trường, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.

>> Đọc thêm “Tác động của COVID-19 đối với hoạt động Logistics”

Nguồn ảnh: Sưu tầm

Nhận tư vấn giải pháp xuất khẩu

Bài viết liên quan

Báo Cáo Xu Hướng Của Alibaba Về Điện Tử Tiêu Dùng
16/04/2024

Báo Cáo Xu Hướng Của Alibaba Về Điện Tử Tiêu Dùng

Tổng Quan Toàn Cầu Vào năm 2023, Điện tử tiêu dùng đã chứng kiến ​​​​Số lượng khách truy cập duy nhất hàng ngày (DUV) tăng khoảng 3,5% so với tháng
Alibaba.com Tiếp Tục Đầu Tư, Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Việt Nam Xuất Khẩu Trực Tuyến
10/04/2024

Alibaba.com Tiếp Tục Đầu Tư, Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Việt Nam Xuất Khẩu Trực Tuyến

Triển vọng thị trường Việt Nam hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội xuất nhập khẩu hấp dẫn trong năm 2024. Alibaba, nhằm tăng cường sự hiện diện và hỗ
Xuất Khẩu Nông Sản Quý 1/2024: Cà Phê Lập Kỷ Lục, Gạo Và Rau Quả Tiếp Tục Tăng Mạnh
04/04/2024

Xuất Khẩu Nông Sản Quý 1/2024: Cà Phê Lập Kỷ Lục, Gạo Và Rau Quả Tiếp Tục Tăng Mạnh

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản trong 3 tháng đầu năm 2024 dự kiến đạt 13,53 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm trước. Với thành tựu
Dự Báo Xuất Khẩu Lâm Sản Trong Năm 2024
28/03/2024

Dự Báo Xuất Khẩu Lâm Sản Trong Năm 2024

  Năm 2024, ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu lâm sản đạt 17,5 tỷ USD, vượt 21% so với kết quả ước đạt của năm 2023 và vượt
Báo Cáo Xuất Khẩu Ngành Làm Đẹp Trên Alibaba
21/03/2024

Báo Cáo Xuất Khẩu Ngành Làm Đẹp Trên Alibaba

Quý 1 Năm 2024 Theo dự báo, ngành công nghiệp làm đẹp đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đồng thời xuất khẩu ngành này cũng đạt những thành tựu
Báo Cáo Xuất Khẩu Thiết Bị Thể Thao
13/03/2024

Báo Cáo Xuất Khẩu Thiết Bị Thể Thao

Dự báo của Mordor Intelligence cho thị trường Đồ thể thao toàn cầu trong giai đoạn từ năm 2022 đến 2027 cho thấy xu hướng tăng trưởng kép hàng năm