Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

CẢI TIẾN PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT NGÀNH NÔNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY

15/02/2023

Trong vài năm trở lại đây, với sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử, các doanh nghiệp đang dần khẳng định vị trí và thương hiệu của

CẢI TIẾN PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT NGÀNH NÔNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY

Trong vài năm trở lại đây, với sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử, các doanh nghiệp đang dần khẳng định vị trí và thương hiệu của mình không chỉ ở thị trường nội địa mà còn dần xâm nhập vào thị trường thương mại quốc tế. Ngành nông sản cũng là một trong những ngành đang dần khẳng định giá trị trên thị trường quốc tế qua nền tảng Thương mại điện tử. 

Tuy nhiên, tiếp cận với khách hàng quốc tế bằng Thương mại điện tử ngành nông sản vẫn còn nhiều hạn chế và rủi ro. Cùng Innovative Hub tìm hiểu về cải tiến phương thức sản xuất ngành nông sản Việt Nam hiện nay qua bài viết sau.

Thực trạng ngành nông sản Việt Nam hiện nay

Vấn đề phát triển ngành nghề nông nghiệp đã rất khó khăn, nhưng vấn đề tìm thị trường đầu ra cho nông sản, đặc biệt là nhóm nông sản: gạo, rau quả, chăn nuôi và thủy sản lại càng phức tạp, là nhóm ngành hàng gặp nhiều rủi ro do các biến động của thị trường và do các nhóm hàng nông sản này chưa có hàm lượng chế biến sâu.

Sản xuất, chế biến và xuất khẩu trong những năm gần đây đã đem lại những thành công đáng kể, trong đó xuất khẩu nông sản được coi là một trong những ngành hàng triển vọng của Việt Nam và đang đạt được những thành công trên một số thị trường khó tính như Mỹ, EU và Nhật Bản.

Thực trạng ngành Nông sản trong nước. Các mặt hàng Nông sản chủ lực

Cao su: Trong tháng 3/2022, giá mủ cao su nguyên liệu trong nước ổn định. Theo ước tính, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 3/2022 đạt 130 nghìn tấn, trị giá 233 triệu USD, tăng 15,9% về lượng và tăng 18,6% về trị giá so với tháng 3/2021

Cà phê: Số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU trong 4 tháng đầu năm nay đã tăng tới 51,7% về lượng và tăng 89% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 304.022 tấn với trị giá 668 triệu USD. EU hiện là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của nước ta, chiếm hơn 40% tỷ trọng xuất khẩu.

Hạt tiêu: Sau khi tăng mạnh và ghi nhận mức cao kỷ lục trong tuần cuối tháng 10/2021, giá hạt tiêu đen và trắng tại thị trường nội địa giữa tháng 11/2021 giảm. 

Hạt điều: Quý I/2022, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam ước đạt 105 nghìn tấn, trị giá 630 triệu USD, giảm 6,7% về lượng và giảm 5,0% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Sắn và sản phẩm từ sắn: Cuối tháng 3/2022, giá sắn lát có xu hướng tăng trở lại tại hầu hết các tỉnh, giá tinh bột sắn thành phẩm tăng từ 100-200 đồng/kg

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản

Cải tiến phương thức sản xuất, nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm

Xác định quy mô sản xuất theo từng ngành hàng, cụ thể: sản xuất lúa  hay cây ăn trái cần quy mô lớn, tập trung để đưa cơ giới hóa vào sản  xuất cũng như đảm bảo chất lượng đồng đều; đối với nhóm rau củ có  thể không cần quy mô lớn (có thể học hỏi mô hình của một thương nhân  Hàn Quốc trồng lá tía tô với diện tích 800m2, canh tác theo mô hình tầng  cùng 14 nhân lực, thu hoạch được 15 tấn/lứa, xuất khẩu sang Nhật Bản  thu được 35 triệu USD). 

Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo chuỗi giá trị, từ xuất khẩu nguyên  liệu thô sang sản phẩm chế biến; từ sản phẩm chế biến đơn giản sang  chế biến sâu; từ sản phẩm giá trị gia tăng thấp sang sản phẩm giá trị gia  tăng cao. 

Đầu tư đổi mới và nâng cao chất lượng máy móc, thiết bị; công  nghệ sản xuất; quy trình sản xuất; phương thức quản trị doanh nghiệp;  chất lượng nguồn nhân lực. 

Tăng cường các mối liên kết giữa các khâu sản xuất – vận chuyển  – chế biến – tiêu thụ; giữa doanh nghiệp cung ứng nguyên phụ liệu với  doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối; giữa nhà nông – nhà nước – nhà  khoa học – nhà doanh nghiệp (trong nông nghiệp); giữa doanh nghiệp  trong nước với doanh nghiệp FDI.

Áp dụng các tiêu chuẩn phù hợp với thị trường xuất khẩu gồm  các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu  chuẩn môi trường v.v… 

Tăng cường công tác quản lý chất lượng của các doanh nghiệp  xuất khẩu. Doanh nghiệp xuất khẩu là mắt xích quan trọng trong việc  đảm bảo hàng hóa xuất khẩu tuân thủ các tiêu chuẩn và yêu cầu của  thị trường sở tại. Các cơ quan chức năng kiểm soát chất lượng vệ sinh an  toàn thực phẩm cần tăng cường năng lực kiểm tra để có thể phát hiện  sớm những doanh nghiệp không đáp ứng các yêu cầu, xây dựng các  chế tài phù hợp với pháp luật để ngăn chặn các mặt hàng có nguy cơ  vi phạm cao. 

Quản lý chất lượng nông sản của các hộ gia đình, doanh nghiệp  nuôi trồng và xây dựng chuỗi giá trị khép kín là giải pháp bền vững. Bởi  đây chính là nguồn cung cấp nguyên liệu chính cho các doanh nghiệp  chế biến xuất khẩu. Nhiều trường hợp, tuy các doanh nghiệp chế biến  xuất khẩu tuân thủ chặt chẽ các quy chuẩn liên quan nhưng hàng hóa  vẫn không đáp ứng các tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính là  do từ nguyên liệu đầu vào đã có dư lượng hóa chất vượt mức cho phép.

Chính sách hỗ trợ từ Nhà nước 

Xây dựng hệ thống tìm hiểu thông tin thị trường tại các nước, huy  động hệ thống tham tán thương mại, kết nối với các tổ chức chuyên  nghiên cứu thị trường ở các nước xuất khẩu. Doanh nghiệp muốn sử  dụng thông tin phải đóng phí để đảm bảo hệ thống có thể tự vận hành,  đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp mà không tạo gánh nặng cho ngân  sách. 

Đổi mới cách thức làm xúc tiến thương mại, trong điều kiện ngân  sách hạn hẹp có thể giảm bớt tỷ lệ chi đoàn đi, tăng tỷ lệ chi cho hiệp  hội, doanh nghiệp đầu tàu có kế hoạch dài hơi thâm nhập một thị trường  mới, chi đi gặp đối tác để trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng, hỗ trợ  doanh nghiệp xây dựng và bảo vệ thương hiệu (sở hữu trí tuệ). 

Hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí và hạ giá thành thông qua:

  •  Phát triển hạ tầng cơ sở và logistics 
  •  Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh  quốc gia. 

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được đất đai, nhất là các dự án đầu tư  vào chế biến sâu sản phẩm, cụm liên hoàn sản xuất – sơ chế – bảo quản  – chế biến công nghiệp để giảm tổn thất sau thu hoạch. 

Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ sản xuất  hiện đại như thuế nhập khẩu nhà kính, cập nhật các loại máy móc hiện  đại phục vụ sản xuất – kinh doanh nông sản (máy chiếu xạ, máy xử lý hơi  nước nóng) trong danh sách máy móc được hưởng ưu đãi thuế nhập  khẩu. 

Chính phủ tăng cường đàm phán để tiếp tục mở cửa thị trường cho  các nông sản mới, đặc biệt là nhóm rau, hoa quả đang có nhiều tiềm  năng.

TÌM HIỂM THÊM: GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN VIỆT NAM THÁNG 5/2022