Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN VIỆT NAM THÁNG 5/2022

02/11/2022

Nền kinh tế Việt Nam đã chứng kiến nhiều sự tăng trưởng kể từ khi phục hồi sau sau dịch. Trong đó, nông nghiệp là một trong những ngành chủ

GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN VIỆT NAM THÁNG 5/2022

Nền kinh tế Việt Nam đã chứng kiến nhiều sự tăng trưởng kể từ khi phục hồi sau sau dịch. Trong đó, nông nghiệp là một trong những ngành chủ lực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ngay trong cả đại dịch COVID-19. Quý I năm 2022, toàn ngành nhìn chung đã tăng 2,45% khi so với quý I năm ngoái.

Riêng về nông sản, 4 tháng đầu 2022, kim ngạch xuất khẩu nông sản ước đạt khoảng 17,9 tỷ USD. Cùng với những biến động của các sự kiện chính trị gần đây và những biến động thị trường, giá cả thị trường nông sản đã có một số thay đổi những sự thay đổi nhất định theo thời gian. Hãy cùng Innovative Hub tìm hiểu về những thay đổi về giá cả thị trường nông sản trong tháng 5/2022.

TỔNG QUAN VỀ GIÁ CẢ VÀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN TÍNH ĐẾN 5/2022

Nhóm hàng nông sản chính với giá trị xuất khẩu cao tiêu biểu như cao su, chè, gạo, hạt tiêu, sắn. Nông sản của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường chính là Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Về mặt này, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất. Tính đến hết 4/2022, gạo, cà phê và rau quả đã đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ đô .

Một số mặt hàng nông sản chính

Cao su

 Giá mủ cao su nguyên liệu nội địa có sự giảm nhẹ trong 10 ngày giữa tháng 5 2022. Về xuất khẩu, cao su xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ giảm so với 4 tháng đầu 2021

Cà phê

Riêng về cà phê Robusta nội địa có xu hướng phục hồi theo giá thế giới. Vào tháng 4/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Nhật Bản tăng 39,8% về lượng và 61,8% về giá trị so với tháng 4 năm 2021. Tổng thị phần cà phê trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản đã tăng lên đáng kể.

Sắn và sản phẩm từ sắn

Ba thị trường xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn lớn nhất trong quý I / 2022 là Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan. Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn sang thị trường Hàn Quốc tăng mạnh. Xét 4 tháng đầu 2022, Việt Nam là nhà cung cấp sắn lớn thứ 2 cho Hàn Quốc.

Chè

 Xuất khẩu chè đạt tổng cộng 31,9 nghìn tấn, trị giá 53 triệu USD trong 4 tháng đầu năm 2022. Con số này đã giảm 13,6% về lượng và giảm 10% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Giá cho một tấn chè xuất khẩu vào tháng 4/2022 là 1.827,6 USD. Pakistan là thị trường nhập khẩu chè Việt Nam lớn nhất

Rau quả

 Thị trường xuất khẩu rau củ quả lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đã giảm mạnh trong 2 tháng đầu năm 2022, chỉ đạt khoảng 261 triệu USD và con số này đã giảm gần 26% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, với những thị trường khác thì là một sự tăng trưởng ngoạn mục. Cụ thể, xuất khẩu rau củ quả sang Hoa Kỳ tăng gần 70% trong 2 tháng đầu 2022; thị trường Hàn Quốc tăng khoảng 32%; thị trường Australia tăng 45,7% và thị trường Hà Lan tăng gấp đôi , 51,5%

Gạo

Lượng gạo xuất khẩu trong quý I/2022 đạt 1,48 triệu tấn, tương đương 715 triệu USD. Con số này đã tăng 24% về lượng và hơn 10% về giá so với cùng kỳ 2021. Trong quý I/2022, Việt Nam đã xuất khẩu sang các nước khác tổng cộng là 1,48 triệu tấn gạo. Khối lượng này quy ra tương đương 715 triệu USD, tăng 10,5% về giá so với cùng kỳ năm ngoái.

GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN CẬP NHẬT THÁNG 5/2022

Cao su

 Giá mủ cao su thô tại Bình Phước được mua với mức dao động khoảng 310-350 đồng/TSC. Bên cạnh đó tại Gia Lai, giá mủ cao su ở mức thấp hơn, trung bình khoảng 305-315 đồng/TSC. Đối với Bình Dương, mủ cao su nguyên liệu có giá thu mua ở mức trung bình khoảng 340 đồng/TSC.

Cà phê

 Giá cà phê thu mua tại một số tỉnh gồm Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia lai, Lâm Đồng dao động trong khoảng 40,500 – 41,200 đồng/kg. Ngoài ra, cà phê Robusta cũng có biến động nhẹ tại thị trường trong nước. Cụ thể, giá cà phê Robusta vào ngày 18/5 đã tăng 1.000 đồng/kg so với ngày 9/5. Tại Đăk Lăk, Robusta có giá 42,000 đồng/kg và 41,400 đồng/kg tại tỉnh Lâm Đồng; 41,900 đồng/kg tại Đăk Nông và Gia Lai.

Sắn và các sản phẩm từ sắn

Giá củ sắn tươi trong nước trong giữa tháng 5/2022 tại một số tỉnh Tây Nguyên và miền Trung không có biến động và khá ổn định.

Chè

Trong tháng 4, giá chè xuất khẩu bình quân ước tính khoảng 1.827,6 USD/ tấn

Tiêu

Cập nhật đến ngày 24/5, giá tiêu nội địa ổn định với mức 72,000 – 75,500 đồng/kg tại một số tỉnh trọng điểm. Trong đó, Gia Lai có mức giá thấp nhất là 72,000 đồng/kg. Tiếp đến là Đồng Nai với mức giá cao hơn 500 đồng, đạt 72,500 đồng/kg. Đắk Lắk và Đắk Nông có mức giá 73,500 đồng/kg.

Điều

 Tại một số địa phương trọng điểm như Đồng Nai, Gia Lai, Bình Phước, Đăk Nông, giá điều dao động trong khoảng 20,000 – 28,500 đồng/kg

Rau quả

 Cập nhật vào 10/5/2022, giá một số loại rau màu như bông cải, bông hẹ, rau thơm, hành lá,… giảm 1.000 – 9.000 đ/kg. Bên cạnh đó, cây ăn quả cũng tiếp tục giảm từ 2.000 -3.500 đ/kg. Một số loại trái cây chạm mức giá thấp kỷ lục. Điển hình như xoài giảm mạnh từ vài chục ngàn đồng/kg xuống chỉ còn 2.000 – 5.000 đồng/kg. Hay giá mít tại vườn trồng chỉ còn 4.000-6.000 đồng/kg.

Gạo

Giá gạo trong nước tính đến tháng 5/2022 dao động từ 7,000 – 20,000 đồng/kg. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây đã tăng từ 2 – 5 USD / tấn. Trong đó, loại gạo 100% tấm có giá 370 USD/tấn, tăng 2 USD/tấn; gạo 5% tấm đạt mức giá là 420 USD/tấn, tăng 2 USD/tấn; gạo 25% tấm có giá 400 USD/tấn, tăng 2 USD/tấn; gạo Jasmine có giá dao động trong 523 – 527 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn.

RÀO CẢN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN

Từ cuối 2021, vì Trung Quốc đã có những biện pháp siết chặt liên quan đến phòng chống Covid-19 nên việc thông quan hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc tại các cửa khẩu Lạng Sơn, Quảng Ninh…đã bị ảnh hưởng nặng nề . Tình hình xuất khẩu càng trở nên khó khăn hơn khi lệnh phong tỏa ở Thượng Hải và nhiều thành phố khác ở Trung Quốc được triển khai vào tháng 4/2022. Trong tình hình đó, một số mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc cũng đã gặp phải nhiều trở ngại.

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI EVFTA LÀ CƠ HỘI CHO THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN VIỆT

Với việc Nghị viện châu Âu phê chuẩn hiệp định EVFTA gần đây, Việt Nam đã trở thành quốc gia đang phát triển đầu tiên ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương có quan hệ thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU). Một khi EVFTA được thực thi, đồng nghĩa với việc hơn 99% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu sang thị trường EU, trong đó có nông sản. Do đó, giá cả thị trường nông sản cũng sẽ cạnh tranh hơn.Bên cạnh việc được giảm thuế, nông sản Việt Nam còn có thể tăng khả năng cạnh tranh với các nước xuất khẩu khác mà chưa tham gia các hiệp định thương mại tự do.

TÌM HIỂU THÊM: TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SANG THỊ TRƯỜNG EU