TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP VÀ NHÀ BÁN LẺ
Cập nhật ngày: 19/11/2021
Thế giới đã bắt đầu tăng trưởng và phát triển chậm lại do những tác nhân từ cuộc khủng hoảng COVID-19, các giai đoạn tạm ngừng hoạt động đã có
Thế giới đã bắt đầu tăng trưởng và phát triển chậm lại do những tác nhân từ cuộc khủng hoảng COVID-19, các giai đoạn tạm ngừng hoạt động đã có sự tác động mạnh mẽ đến hành vi của người tiêu dùng, từ cách làm việc, mua sắm và giải trí. Những thay đổi về hành vi này phần nào đã tác động đến các nhà bán lẻ và các công ty sản xuất hàng tiêu dùng. Sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng phụ thuộc vào mức độ hài lòng với những trải nghiệm mới. Cùng Innovative Hub tìm hiểu những tác động của COVID-19 đến các doanh nghiệp B2B và các nhà bán lẻ.
TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP
Tương lai kỹ thuật số
Kỹ thuật số đã trở thành xu hướng trong những năm gần đây nhưng những tác động của đại dịch như biện pháp khóa cửa, làm việc từ xa, gián đoạn chuỗi cung ứng,… đã buộc người bán B2B phải xúc tiến các dự án chuyển đổi kỹ thuật số, chuyển sang trực tuyến và cải tiến chiến lược bán hàng của họ. Trong năm 2020, thương mại điện tử đã tăng gần 20%, dự kiến doanh thu từ thương mại điện tử sẽ đạt 469.3 triệu USD vào năm 2021 và đạt 502.6 triệu USD vào năm 2022.
Mặc dù các cửa hàng bán lẻ, siêu thị, triển lãm thương mại ở một số nước phải đóng cửa, nhưng trong các ngày nghỉ lễ và lễ hội mua sắm, doanh số mua hàng vẫn ghi nhận mức tăng vọt. Thương mại điện tử đã mang lại doanh số bán hàng đạt 32.5 triệu đô la vào dịp lễ vào năm 2020, tăng 32.5% so với năm 2019, đạt được 10 năm tăng trưởng chỉ trong 3 tháng, doanh số bán hàng thương mại điện tử trong ngày lễ giới hạn ở mức 19.6 triệu đô la. Với việc đại dịch chuyển đổi bối cảnh kỹ thuật số, doanh số thương mại điện tử trong dịp lễ năm nay sẽ gần gấp đôi, dự kiến sẽ mang lại 39 tỷ đô la doanh thu vào dịp lễ vào năm 2021.
Trò chuyện trực tuyến
Các công cụ trò chuyện đã trở thành công cụ bán hàng hữu hiệu cho các công ty B2C lẫn B2B. Lợi ích mà dịch vụ trò chuyện trực tuyến mang lại như: cung cấp các tùy chọn liên lạc cho khách hàng, tạo thông tin hữu ích về khách hàng tiềm năng, hợp lý hóa các quy trình, linh hoạt hơn do không bị quy định bởi giờ làm việc, tiết kiệm các chi phí đáng kể,…
Theo McKinsey & Company, khoảng 70-80% những người ra quyết định mua hàng B2B thích các tương tác từ xa hoặc dịch vụ tự phục vụ kỹ thuật số vì dễ dàng thiết lập lịch trình, tiết kiệm chi phí đi lại và an toàn. Trong khi đó, chỉ có 20-30% người mua muốn tương tác trực tiếp trở lại. Khi các tương tác từ xa và tự phục vụ sẽ chiếm ưu thế hơn, các nhà cung cấp sẽ phải nâng cao quy trình bán hàng trực tuyến của họ, xây dựng chiến lược bán hàng kỹ thuật số vững chắc, học cách giao tiếp qua các kênh kỹ thuật số, tạo ra trải nghiệm người dùng liền mạch, giảm thiểu va chạm khi sử dụng tự động hóa,… Quan trọng nhất, doanh nghiệp phải cá nhân hóa trải nghiệm cho khách hàng và chứng minh rằng họ nhận ra nhu cầu của họ. Đó là một trong những cách hiệu quả nhất để giành được khách hàng về phía mình.
Trải nghiệm mua hàng phong phú hơn
Những người bán hàng B2B đang nỗ lực để làm phong phú thêm các trải nghiệm mua hàng trực tuyến bằng cách tham khảo từ các đối tác B2C: mua sắm liền mạch, dễ dàng và nhiều thông tin giúp việc mua hàng là một trải nghiệm đáng nhớ. Theo nghiên cứu, 97% người mua mua sắm trên các thị trường kỹ thuật số, nơi cung cấp một cách nhanh chóng để so sánh các sản phẩm tương tự về giá từ nhiều nhà cung cấp cũng như khả năng mua nhiều sản phẩm trên một trang web an toàn, thân thiện với người dùng
THÁCH THỨC CỦA CÁC NHÀ BÁN LẺ
Bán hàng: Nhu cầu mua sắm thoải mái nhưng vẫn đảm bảo an toàn là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Các nhà bán lẻ đang nỗ lực làm mới những trải nghiệm mua sắm: hay đổi bố cục và đề xuất cửa hàng, kiểm tra các thông tin thanh toán, kéo dài giờ hoạt động, cung cấp dịch vụ bán lẻ đa kênh. Các ngành du lịch và dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề khiến mức tiêu thụ giảm 15%, các nhà bán lẻ buộc phải chọn lối đi tắt, đón đầu các khả năng kỹ thuật số và nâng cao các trải nghiệm bán hàng đa kênh liền mạch để thúc đẩy lưu lượng nhấp và tăng doanh thu.
Tiếp thị: Người tiêu dùng đã có sự thay đổi lớn trong cách họ tham gia mua sắm ở đâu và như thế nào. Điều này liên quan đến nhiều điểm tiếp xúc như nền tảng, bán lẻ điện tử, cửa hàng riêng,.. Vì vậy cần có sự phân bổ tài nguyên trong hành trình bán hàng, ví dụ như tăng tương tác kỹ thuật số, cách xa quảng cáo gia đình, in ấn, tiếp thị thương mại. Đảm bảo mối quan hệ và lòng trung thành với khách hàng thông qua hệ thống, giao tiếp và cung cấp những ưu đãi cho người mua lần đầu.
Phân loại: Tác động của COVID-19 đến các doanh nghiệp khiến họ phải hình dung lại giá trị đồng tiền từ giá cả, chất lượng, nhãn hiệu riêng, xây dựng thương hiệu. Nắm bắt các nhu cầu mới, khách hàng quan tâm đến vấn đề sức khỏe, an toàn, chất lượng và có sẵn,.. Điều chỉnh lại các định dạng mới, hợp tác với các thương hiệu để tăng tương tác từ khách hàng.