Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

XUẤT KHẨU TRỰC TUYẾN – XU HƯỚNG CHO DOANH NGHIỆP TĂNG TỐC PHÁT TRIỂN

Cập nhật ngày: 18/03/2021

Khi đại dịch đang dần được kiểm soát, nền kinh tế đi vào quỹ đạo và dần khôi phục phát triển. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong thời kỳ

XUẤT KHẨU TRỰC TUYẾN – XU HƯỚNG CHO DOANH NGHIỆP TĂNG TỐC PHÁT TRIỂN

Khi đại dịch đang dần được kiểm soát, nền kinh tế đi vào quỹ đạo và dần khôi phục phát triển. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong thời kỳ dịch bệnh cũng nghiên cứu chiến lược phát triển kinh doanh mới. Và xuất khẩu trực tuyến trở thành kênh hiệu quả để doanh nghiệp tiếp cận đến khách hàng ở nhiều thị trường hơn. Đặc biệt, kể từ khi đại dịch bùng nổ, thói quen tiêu dùng của khách hàng cũng thay đổi đáng kể. Theo báo cáo Salesforce, người tiêu dùng dành tới 60% thời gian của họ để tương tác với các trang mua sắm trực tuyến, tăng so với 42% trước đại dịch và hơn 63% người tiêu dùng vẫn giữ thói quen mua sắm online sau đại dịch. Ngoài ra, đại dịch cũng đưa ra bài toán giải quyết vấn đề về nhân sự và mặt bằng. Vì thế nên, thương mại điện tử trở thành kênh bán hàng hiệu quả giải quyết hầu hết những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải.

đại lý Alibaba tại Việt NamInnovative Hub là đơn vị hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nền tảng Thương mại điện tử xuyên biên giới Alibaba.com. Là nền tảng B2B lớn nhất thế giới với hơn 10 triệu người dùng. Đây là nền tảng có tài nguyên và khách hàng tiềm năng lớn giúp doanh nghiệp nhanh chóng phát triển và có ý định xâm nhập vào thị trường kinh doanh quốc tế.

CHUYỂN ĐỔI SỐ GIÚP DOANH NGHIỆP XOAY CHUYỂN MÔ HÌNH KINH DOANH

Nắm bắt cơ hội và xu hướng công nghệ mới, chuyển đổi số giúp doanh nghiệp xoay chuyển mô hình kinh doanh, trở thành động lực thúc đẩy phát triển, thích nghi với thị trường mới. Theo ông Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME), trong bối cảnh dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp (DN) hoạt động theo phương thức truyền thống đã gặp khó khăn. Trước bối cảnh đó, yêu cầu về việc ứng dụng công nghệ trong tìm kiếm khách hàng và xuất khẩu hàng hóa trực tuyến là hướng đi tất yếu.

Ông Nguyên Thiên Phúc – Giám đốc kinh doanh và vận hành Công ty Innovative Hub cho biết doanh nghiệp Việt hiện đang có nhiều thế mạnh để xuất khẩu trực tuyến như mặt hàng đa dạng, đạt tiêu chuẩn quốc tế, hấp dẫn người tiêu dùng quốc tế, tuy nhiên doanh nghiệp Việt còn gặp nhiều khó khăn về giá và Logistics gây trở ngại cho xuất khẩu.

Để bắt đầu hành trình xuất khẩu sản phẩm trên sàn Thương mại điện tử – Bà Lê Tú Uyên- Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu đồ thủ công mỹ nghệ Love Natural chia sẻ mọi sự khởi đầu của một chiến lược mới, một giải pháp kinh doanh mới đều xuất phát từ sự tự tin ở mỗi bản thân từng DN. Đương nhiên, không thể cứ nói như vậy là mọi chuyện đã được giải quyết ổn thỏa, bởi để xuất khẩu thành công cần hội tụ rất nhiều yếu tố như sản phẩm phải chất lượng, giá thành phải tốt, sản lượng sản xuất phải đủ lớn để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng…

Với tốc độ tăng trưởng 18% và quy mô 11.8 tỷ USD, Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á có tăng trưởng Thương mại điện tử 2 con số năm 2020. Thông tin được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết tại hội nghị tổng kết hoạt động năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021 hôm 22/1. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, theo tính toán của các tập đoàn lớn thế giới như Google, Temasek và Bain & Company, với tốc độ tăng trưởng 29% trong cả giai đoạn 2020-2025, nhiều khả năng quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ USD và giữ vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN vào năm 2025.

CƠ HỘI XUẤT KHẨU TRỰC TUYẾN TRÊN ALIBABA.COM

Việt Nam có gần 50 triệu người sử dụng internet, đạt tỷ lệ trên 53% dân số, cao hơn mức trung bình thế giới là 46,6%. Theo đó, DN tiết kiệm được 15 – 30%, thậm chí lên tới 90% thời gian so với cách làm truyền thống; đồng thời tiết kiệm về nhân lực, giảm sai sót, minh bạch về thủ tục và tăng khả năng số hóa. Việt Nam hiện có hơn 1500 doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia xuất nhập khẩu và hiện chỉ có 49% doanh nghiệp có website thương mại điện tử, 11% doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử, 2% doanh nghiệp thực hiện kết giao hợp đồng qua sàn thương mại điện tử hoạt động.

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Thương mại Điện tử, Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công thương Nguyễn Kỳ Minh, đối với phương thức xuất khẩu trực tuyến, DN Việt Nam có hai kênh chính để sử dụng.

Thứ nhất, tìm đối tác nước ngoài thông qua các sàn giao dịch thương mại điện tử.

Thứ hai, thông qua kênh này bán trực tiếp tới tận tay người tiêu dùng ở nước ngoài.

Trên thực tế, với phương thức giao dịch truyền thống, bên cạnh các thủ tục rườm rà, nhiều DN vẫn phải chịu chi phí khi muốn tìm đối tác nước ngoài hay xúc tiến thương mại.

Vì vậy, phương thức xuất nhập khẩu trực tuyến là cơ hội lớn để giảm chi phí thời gian, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa tìm kiếm thông tin bạn hàng, xúc tiến thương mại, tiếp thị sản phẩm, giao dịch và thanh toán…

Để giúp các doanh nghiệp nâng cao kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử, tìm kiếm đối tác, khách hàng tiềm năng, hỗ trợ các giao dịch, logistic,.. trong xuất khẩu, Innovative Hub – Địa lý Alibaba đã ra mắt các gói dịch vụ với mục tiêu là giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh ở nhiều thị trường quốc tế tiềm năng hơn.

test