XUẤT KHẨU NGÀNH THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM
Cập nhật ngày: 06/07/2022
Tại Việt Nam, sản xuất thủ công mỹ nghệ truyền thống không chỉ là một hoạt động nghệ thuật của sự sáng tạo, mà còn là một hoạt động kinh
Tại Việt Nam, sản xuất thủ công mỹ nghệ truyền thống không chỉ là một hoạt động nghệ thuật của sự sáng tạo, mà còn là một hoạt động kinh tế. Xét về vai trò, đây không được xem là một mặt hàng thiết yếu. Nhưng khi cuộc sống ngày một phát triển, nhu cầu về sản phẩm trang trí ngày càng nhiều hơn.
Nhận xét về TCMN, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng xuất khẩu. Đây là một trong những mặt hàng luôn có nhu cầu nhập khẩu cao trên trường quốc tế.
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam hiện đã có mặt tại hơn 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong bài viết dưới đây, Innovative Hub sẽ phân tích tình hình xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
TCMN liên tục thuộc top 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam trong những năm gần đây. Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này mang lại nhiều giá trị cho nền kinh tế và dự sẽ là ngành mũi nhọn để đẩy mạnh và mở rộng xuất khẩu trong vài năm tới. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN đạt 2,35 tỷ đô la Mỹ. Bất chấp ảnh hưởng của đại dịch, ngành thủ công mỹ nghệ vẫn giữ vững mức tăng trưởng ổn định. Những năm gần đây mức độ tăng trưởng xuất khẩu của TCMN bình quân khoảng 10%/năm. Đây là một con số có mức tăng trưởng khá cao. Nó có đóng góp không nhỏ vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Những mặt hàng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ
Việt Nam sở hữu nền văn hóa đa màu đa sắc cùng nguồn lao động dồi dào, lành nghề. Với lợi thế đó, ngành hàng TCMN của Việt Nam đã phát triển với nhiều sản phẩm đa dạng. Các mặt hàng xuất khẩu chính sang các quốc gia khác là ví, vali, túi, mũ, ô, dù; đồ chơi, dụng cụ thể thao; hàng gốm sứ; sản phẩm mây, tre, cói, thảm; gỗ mỹ nghệ. Trong đó mặt hàng đặc trưng nhất là các sản phẩm từ mây đan tre, gốm sứ và hàng thêu thủ công. Phần lớn khách hàng trong nước và quốc tế đều bị thu hút bởi các mặt hàng này. Một số mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn có thể kể đến như:
– Các sản phẩm gốm sứ đạt 539 triệu USD
– Sản phẩm mây tre cói thảm đạt 484 triệu USD
– Sản phẩm thêu, dệt thủ công đạt 139 triệu USD
Thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nhất với doanh số chiếm 35% kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Tiếp đó là những cái tên lớn quen thuộc như Nhật Bản, EU, Úc, Hàn Quốc. Ngoài ra, Thái Lan, Đài Loan, Ấn Độ, Nga, Chile, Nauy cũng là những thị trường mới nổi tiềm năng. Theo Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (VIETCRAFT), nhiều mặt hàng thời trang; quà tặng đã được xuất khẩu tại chỗ với việc phục vụ nhu cầu mua sắm của khách nước ngoài. Hiện con số này chiếm khoảng 15% tổng chi tiêu – khoảng 15 USD/khách. Chúng đã trở thành những món quà tặng không thể quen thuộc hơn đối với khách du lịch. Tuy nhiên, xét về thị trường xuất khẩu tại chỗ này, các doanh nghiệp sản xuất vẫn chưa thực sự chú trọng đẩy mạnh trong những năm gần đây.
Đẩy mạnh xuất khẩu
Một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ là mở rộng hoạt động xuất khẩu các sản phẩm TCMN của Việt Nam. Nâng cao cải thiện giá trị thương mại của sản phẩm đồng thời phát triển thị trường xuất khẩu là hai giải pháp cơ bản để phát triển lâu dài và ổn định lĩnh vực này. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là thế mạnh của Việt Nam. Mỗi sản phẩm phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam như một tác phẩm nghệ thuật khác biệt, người nước ngoài rất yêu thích sự khác biệt đó. Bởi vậy Chính phủ cần hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất hàng TCMN để đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa trong thời gian tới.
MỤC TIÊU CHO TƯƠNG LAI
VIETCRAFT cũng chia sẻ, cứ một triệu USD xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ mang lại lợi nhuận gấp 5 đến 10 lần so với ngành khai thác. Vì vậy, mặt hàng này được dự báo có tăng trưởng xuất khẩu đạt trên 12%/năm, kim ngạch xuất khẩu có thể đạt 4 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025. Đồng thời, VIETCRAFT cho biết đang có một trào lưu giữa các quốc gia. Họ đang dần dần chuyển đổi nhập khẩu thị trường mua hàng TCMN truyền thống gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia sang các nước Châu Á mới. Có một số nguyên nhân chính như dưới đây:
(1) Lương nhân công ở Trung Quốc và Ấn Độ ngày càng tăng cao.
(2) Thời gian giao hàng kéo dài do không đủ lao động để sản xuất.
(3) Đơn hàng tối thiểu với yêu cầu số lượng lớn hơn mức mong đợi.
Mặt khác, Bộ Công Thương cho rằng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đang đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ của cả nước. Bởi vậy, để đưa các mặt hàng TCMN của mình vươn tầm thế giới trong tương lai, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu TCMN cần không ngừng nỗ lực hơn nữa. Trong đó, cần phải tập trung vào các nhóm sản phẩm có lợi thế cạnh tranh có, thể đáp ứng tốt nhiều phân khúc thị trường.
TÌM HIỂU THÊM: DỰ ĐOÁN CÁC NGÀNH HÀNG XUẤT KHẨU TIỀM NĂNG VIỆT NAM NĂM 2022