Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG MỸ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Cập nhật ngày: 07/01/2021

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 25 năm qua, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ đã tăng gấp 168 lần, từ 450

XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG MỸ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 25 năm qua, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ đã tăng gấp 168 lần, từ 450 triệu USD vào năm 1995 khi 2 nước thiết lập quan hệ ngoại giao, lên mức 1,5 tỷ USD năm 2001 khi hai nước ký hiệp định thương mại song phương và lên gần 75,7 tỷ USD năm 2019. Trong vòng 10 tháng năm 2020, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ đạt 73,9 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 62,3 tỷ USD. Có thể thấy Hoa Kỳ là thị trường tiềm năng lớn nhất trong xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh kinh tế số, tập trung phát triển thương mại điện tử, trí tuệ nhân tạo, đô thị thông minh, đảm bảo vấn đề an toàn, an ninh mạng, xuất khẩu của Việt Nam được dự đoán sẽ còn phát triển hơn nữa.

Các nhà cung cấp toàn cầu và nhà sản xuất muốn xuất khẩu sang Hoa kỳ cần lưu ý những gì từ hàng hóa đến những yêu cầu về dịch vụ, thủ tục hải quan, thuế và thuế quan để tự tin hơn khi xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ để tìm kiếm, xây dựng mối quan hệ kinh doanh quốc tế mạnh mẽ hơn sẽ được tổng hợp ở bài viết của Innovative Hub.

TỔNG QUAN XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

Bất chấp các gián đoạn mà đại dịch gây ra, các nước Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đã dần khôi phục được nền kinh tế, xuất khẩu cũng đang đi vào hoạt động sôi nổi hơn. Các doanh nghiệp xuất khẩu từ Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ, Việt Nam,.. đang dần mở rộng quy mô, cung cấp các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ sang thị trường Hoa kỳ.

Thị trường Hoa Kỳ được biết đến là nhà sản xuất hay nhà cung cấp quốc tế với nhiều cơ hội tốt nhất để phát triển cho doanh nghiệp. Người mua ở Mỹ đã quá quen thuộc với các quy trình mua hàng trực tuyến hay nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài. Nhờ vào sự phát triển của công nghệ, người tiêu dùng với sức mua và độ yêu thích mua hàng trực tuyến ngày càng được phủ sóng rộng rãi, Hoa Kỳ là thị trường tiềm năng rất lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh cả trên nền tảng B2B lẫn B2C.

Theo phân tích thị trường Hoa Kỳ năm 2020 của Statista: Số người dùng internet hoạt động ở Mỹ là 284 triệu người, Số lượng người mua hàng từ các kênh trực tuyến đạt 256 triệu người, Quy mô thị trường Thương mại điện tử B2B đang hoạt động ở Hoa Kỳ đạt 1.9 nghìn tỷ USD. Số liệu này đã chứng minh rằng Hoa Kỳ mang lại rất nhiều lợi thế cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa như: Là thị trường tiêu dùng rộng mở với gần 300 triệu người tiêu dùng, Thị trường Hoa Kỳ là thị trường đa dạng ngôn ngữ và văn hóa đồng nghĩa với việc thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng về hàng hóa và dịch vụ cũng đa dạng hơn, Văn hóa kinh doanh thoải mái hơn các nước khác cùng với pháp quyền mạnh mẽ, Là thị trường tiêu dùng sáng tạo.

Theo Forbes, Việt Nam lọt top 2 các đối tác thương mại của Mỹ có nền kinh tế phát triển nhanh nhất từ đầu năm đến nay. Đặc biệt, trong năm 2021, Mỹ tiếp tục chiến đấu chống lại dịch bệnh cùng với thói quen tiêu dùng thay đổi của người tiêu dùng được xem là miếng bánh ngon đối với các nhà sản xuất.

Theo dữ liệu từ Alibaba.com, hành vi mua sắm của người tiêu dùng đã thay đổi đáng kể và có sự gia tăng mạnh mẽ đối với các mặt hàng chăm sóc sức khỏe, hàng hóa và vật tư y tế.

CƠ HỘI TỪ CUỘC CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ – TRUNG

Theo Dữ liệu được ghi lại trong báo cáo tháng 10 năm 2020 về Thương mại Hàng hóa và Dịch vụ Quốc tế của Hoa Kỳ, nhu cầu về các mặt hàng sau có doanh số tăng: Điện thoại di động và các mặt hàng gia dụng khác, Linh kiện máy tính, Máy móc công nghiệp, …

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung vẫn còn gây ra nhiều khó khăn và thách thức với các doanh nghiệp. Chính sách thắt chặt hệ thống kiểm soát xuất khẩu khiến quy trình xuất khẩu hàng hóa từ Trung Quốc trở nên phức tạp. Đây được xem là cơ hội tốt để các nhà kinh doanh Việt Nam mở rộng mà thâm nhập vào thị trường Mỹ.

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG HOA KỲ VÀ NHU CẦU NGƯỜI TIÊU DÙNG

Với đại dịch và cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, người tiêu dùng và các chủ doanh nghiệp đang dần chuyển hướng sang các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam, Hàn Quốc, Ấn Độ và Pakistan.

Nhu cầu hàng hóa liên quan đến y tế được ưa chuộng và tăng cao. Hàng hóa và dịch vụ thân thiện với môi trường cũng được quan tâm hơn.

Hợp lý hóa các quy trình hậu cần với sự tích hợp của các dịch vụ, tự động hóa và số hóa giúp giảm các chi phí vận chuyển hàng hóa, giúp nhà cung cấp và người mua các dữ liệu để chủ động về thời gian đặt hàng.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) giúp các doanh nghiệp hợp lý hóa các quy trình sản xuất và hỗ trợ xuất khẩu cho các nước thành viên hiệu quả hơn.

THÁCH THỨC CHO DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG MỸ

Bên cạnh những tiềm năng hấp dẫn, doanh nghiệp cũng đối mặt với nhiều thách thức lớn khi xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ.

Cạnh tranh thị trường cao: Là một cường quốc kinh tế thế giới, Mỹ là miếng bánh ngon mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn hưởng đồng nghĩa với việc sự cạnh tranh sẽ cực kỳ cao, thị trường có khả năng bão hòa nên doanh nghiệp cần làm gì để nổi bật giữa đám đông là một bài toán khó.

Kỳ vọng của người tiêu dùng ngày càng cao: Người tiêu dùng Hoa Kỳ khi mua hàng trực tuyến có những yêu cầu về thông tin rõ ràng liên quan đến quy trình sản xuất, nơi sản xuất hàng hóa, truy thu nguồn gốc hàng hóa, tính bền vững và thân thiện với môi trường của sản phẩm. Doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ và trung thực các thông tin để tránh tình trạng gửi hàng lại nhà cung cấp hay nguy cơ bị yêu cầu hoàn tiền.

Sự kiện giảm giá, khuyến mãi: Các sự kiện giảm giá cũng như khuyến mãi hấp dẫn được xem như mồi câu cơm thu hút khách hàng mua sắm trên nền tảng trực tuyến. Việc tổ chức các sự kiện giảm giá cũng giúp các nhà bán tăng doanh thu cũng như bán hàng với số lượng lớn. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của các sự kiện giảm giá này chính là nhà bán có thể đối mặt với nguy cơ kiếm lời hay lợi nhuận không nhiều.

Sự khác nhau giữa các khu vực: Người dân ở các tiểu bang khác nhau sẽ có nhu cầu và xu hướng mua hàng khác nhau, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ hành vi mua sắm để có chiến lược kinh doanh hiệu quả

Không có “miếng bánh” nào là dễ ăn khi kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh quốc tế, doanh nghiệp muốn thành công cần trang bị kiến thức kỹ càng để tự tin hơn. Xem thêm các bài viết của Innovative Hub – Đại lý ủy quyền của Alibaba tại Việt Nam để cập nhật các tin tức về xuất khẩu, bán hàng trực tuyến và có cái nhìn tổng quan hơn về các thị trường xuất khẩu tiềm năng.

test