Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

HIỆP ĐỊNH RCEP ĐƯỢC KÝ KẾT, DOANH NGHIỆP VIỆT KỲ VỌNG XUẤT KHẨU ỔN ĐỊNH HẬU COVID-19

Cập nhật ngày: 25/12/2020

Sau 8 năm đàm phán, vào sáng ngày 15/11, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã được 15 nước ký kết, bao gồm: Brunei, Malaysia,

HIỆP ĐỊNH RCEP ĐƯỢC KÝ KẾT, DOANH NGHIỆP VIỆT KỲ VỌNG XUẤT KHẨU ỔN ĐỊNH HẬU COVID-19

Sau 8 năm đàm phán, vào sáng ngày 15/11, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã được 15 nước ký kết, bao gồm: Brunei, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Philippines, Thái Lan, Nhật Bản, New Zealand, Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc.

Hiệp định sẽ tạo nên khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới với quy mô 2,2 tỷ người, tương đương 26.200 tỷ USD. Nhờ vào các cam kết mở cửa và biện pháp tạo thuận lợi thương mại, Hiệp định thương mại tự do (FTA) này sẽ tạo cơ hội để phát triển các chuỗi cung ứng mới, thiết lập thị trường xuất khẩu ổn định, lâu dài cho các nước ASEAN trong bối cảnh bất ổn do ảnh hưởng của Covid-19.

đại lí alibaba việt nam; đại lí ủy quyền alibaba tại việt nam; đại lí alibaba innovation hub

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 chứng kiến Lễ ký Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện RCEP

Việt Nam được cho là một trong những quốc gia nhận nhiều lợi ích từ RCEP nhất khi các thành viên tham gia hiệp định hầu hết đều có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như nông, thủy sản. Bà Trần Kim Nga, Giám đốc đối ngoại công ty MM Mega Market Việt Nam cho biết: “Các tiêu chuẩn nhập khẩu trong hiệp định không quá khắt khe, thị hiếu tiêu dùng giữa các nước cũng khá tương đồng nên việc giao thương thuận lợi“. Mặt khác, RCEP cũng mở cửa cho các dịch vụ logistics, thương mại điện tử, khiến hàng hoá đến tay người tiêu dùng giữa các nước dễ dàng.

Theo bà Thu Trang, Giám đốc Trung Tâm WTO và Hội nhập VCCI, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan nhờ vào việc hài hòa quy tắc xuất xứ nội khối RCEP cho nên có khả năng gia tăng xuất khẩu trong khu vực này, đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia… Các nước vốn là nguồn cung nguyên liệu chủ yếu cho Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc giờ đây đều là thành viên của RCEP khiến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam dễ dàng hơn trong việc đáp ứng quy tắc xuất xứ và hưởng ưu đãi thuế quan.

đại lí alibaba việt nam; đại lí ủy quyền alibaba tại việt nam; đại lí alibaba innovation hub

Lễ ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) ngày 15/11

Có nhiều lợi ích và cơ hội từ RCEP là vậy, Việt Nam cũng đồng thời có thể sẽ đối mặt với những thách thức mà hiệp định này mang lại. Đầu tiên là sự cạnh tranh hàng hóa. Nhiều nước trong RCEP cũng có danh mục sản phẩm tương tự Việt Nam nhưng năng lực cạnh tranh của họ cao hơn. Không chỉ là trên thị trường xuất khẩu mà thị trường nội địa cũng vậy. Thứ hai là sự phụ thuộc khá lớn vào nguồn nhập khẩu, khả năng cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị và mức độ tham gia cung cấp thương mại dịch vụ toàn cầu còn khiêm tốn.

Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng những thách thức này không phải là vấn đề quá lớn bởi RCEP hầu như không làm thay đổi lợi thế và các ưu đãi thuế quan của Việt Nam. RCEP càng không mang thêm lợi thế nào cho hàng Trung Quốc – đối thủ lớn của hàng Việt Nam tại thị trường nội địa từ góc độ quy tắc xuất xứ so với Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA).

Cứ thêm một FTA là thêm một con đường ưu tiên trong giao thương với cùng một đối tác. Những con đường này không loại trừ lẫn nhau, con đường nào phù hợp với trình độ, nhu cầu của mình thì đi theo nó“, bà Thu Trang cho biết. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh thì nhận định, RCEP được xây dựng phù hợp ngay cả với một số quốc gia kém phát triển của ASEAN. Có thể khẳng định, Việt Nam tham gia vào hiệp định RCEP nhận được rất nhiều lợi ích.

Nguồn tổng hợp

test