fbpx

Báo cáo Thị Trường & Xu Hướng Xuất Khẩu 2023 - 2024TIN TỨC

XU HƯỚNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE HẬU COVID-19

XU HƯỚNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE HẬU COVID-19

Theo số liệu khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường Kantar, qua dịch Covid-19, nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng cũng có nhiều thay đổi và hướng đến lối sống bền ổn, có lợi cho sức khỏe. Bà Nguyễn Thị Bích Chung – Đại diện của Kantar cho biết người tiêu dùng chi tiêu nhiều tiền hơn cho các ngành hàng thiết yếu về sức khỏe và trên thị trường cũng hình thành nên các dịch vụ mới về y tế như thải độc cơ thể, tăng cường sức đề kháng, làm đẹp thẩm mỹ… Đây là sự thay đổi xu hướng tiêu dùng rất rõ rệt và người tiêu dùng hiện nay đang kì vọng vào các doanh nghiệp sẽ đưa ra các giải pháp có lợi cho sức khỏe.

Có một xu thế mới cũng đang nổi lên ở Việt Nam, liên quan cụ thể đến việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Xu thế này được thúc đẩy nhờ nhận thức toàn diện hơn về tầm quan trọng của cả sức khỏe thể chất và tinh thần, của hoạt động phòng bệnh và chẩn đoán sớm. Đặc biệt, sự thay đổi này là kết quả của sự cấp bách phải đối phó với tình trạng bệnh không truyền nhiễm mãn tính ngày càng tăng, cùng với sự hỗ trợ của công nghệ và những lựa chọn về cơ sở chăm sóc sức khỏe khác bên cạnh các cơ sở truyền thống (bệnh viện/phòng khám ngoại trú). 

Bối cảnh của sự thay đổi thói quen trong chăm sóc sức khỏe hiện nay

Trong khi ngành y tế đã và đang phát triển về mọi mặt trong vòng 10-20 năm qua, sự xuất hiện của công nghệ và số hóa, cùng với 2 năm dịch bệnh kéo dài, đã thúc đẩy những thay đổi mang tính cách mạng làm biến đổi toàn bộ cách thức hoạt động của lĩnh vực y tế. Một số xu hướng mới gần đây bao gồm: chủ nghĩa tiêu dùng ngày càng gia tăng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe (ví dụ, ưa thích sự tiện lợi và đơn giản hóa việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe), khám chữa bệnh nội trú chuyển sang dịch vụ ngoại trú, đổi mới công nghệ, gia tăng biến chứng, tỷ lệ mắc một số bệnh gia tăng do lối sống ít vận động, và tuổi thọ cao hơn – đang cùng nhau thúc đẩy sự biến đổi của ngành y tế toàn cầu, tạo ra làn sóng thay đổi to lớn và tạo động lực cho các bên liên quan đổi mới và hành động. 

Các xu hướng này đã và đang tác động đến lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe trên nhiều khía cạnh

Thay đổi về nhân khẩu học

Nhân khẩu học thay đổi thúc đẩy những cải tiến trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Mô hình hợp tác mới giữa khối nhà nước và tư nhân đang dần hình thành nhằm chuyển đổi cách thức đầu tư và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Hợp tác với những bên mới gia nhập hệ sinh thái như bán lẻ, công nghệ (trí tuệ nhân tạo, robot, khám bệnh từ xa, phân tích), chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất (tức là các lĩnh vực chăm sóc phi y tế/ chăm sóc sức khỏe phi truyền thống) đang được đẩy mạnh, góp phần định hình lại hệ thống y tế.

Cạn kiệt nguồn lực

Công nghệ đã trở thành một giải pháp tiềm năng cho các vấn đề về nguồn lực của ngành y tế và chăm sóc sức khỏe, giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề cao. Ví dụ, khả năng theo dõi từ xa, thăm khám từ xa và các thiết bị di động sẽ hỗ trợ bác sĩ/ nhân viên y tế tiết kiệm thời gian thăm khám và tư vấn trực tiếp với bệnh nhân, giúp đưa ra quyết định nhanh hơn nhờ các công cụ phân tích cải tiến. Khối tư nhân sẽ trở thành trợ thủ tiềm năng cho các Chính phủ nhờ khả năng mang tới sự đổi mới, giải pháp độc đáo và cải thiện hiệu quả. Mô hình hợp tác công-tư này giúp Chính phủ cải cách hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe, đồng thời giảm thiểu các vấn đề về cạn kiệt nguồn lực. 

Người tiêu dùng nắm quyền

Người tiêu dùng (bệnh nhân) ngày càng hiểu rõ hơn và tham gia tích cực hơn vào quá trình chăm sóc sức khỏe. Khi nắm được nhiều thông tin, người tiêu dùng sẽ yêu cầu cao hơn như trách nhiệm giải trình, tính chính trực và minh bạch từ nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như từ hệ thống y tế. Điều này dẫn đến sự chuyển hướng từ chăm sóc phân tán sang các mô hình tích hợp: yêu cầu sự phối hợp nhịp nhàng của các tổ chức, cộng đồng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe, lấy bệnh nhân làm trung tâm trong suốt quá trình chăm sóc 

Gia tăng các bệnh mãn tính

Lối sống thay đổi đang làm gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính (tiểu đường, các bệnh về tim mạch, ung thư, v.v.), khiến nhu cầu chăm sóc bệnh mãn tính tăng cao. Ngoài việc làm tăng chi phí điều trị, điều này đòi hỏi mô hình cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe mới. Những tiến bộ trong việc phát hiện và chẩn đoán bệnh sớm và chính xác sẽ giúp giảm thiểu chi phí điều trị. Vì vậy, ngành y tế đang chú trọng nhiều hơn vào các giải pháp y tế dự phòng, mở ra cơ hội cho các lĩnh vực chăm sóc phi y tế/ chăm sóc sức khỏe phi truyền thống với các giải pháp sáng tạo, nhằm tháo gỡ các thách thức trong ngăn ngừa và kiểm soát các bệnh mãn tính.

Người tiêu dùng mất niềm tin

Người tiêu dùng ngày càng mất niềm tin vào hệ thống y tế truyền thống, do các vấn đề tồn đọng kéo dài và chưa được giải quyết (bệnh viện quá tải, thời gian xếp hàng lâu, các vấn đề hành chính, không tin tưởng vào thuốc/ đầu vào/ chất lượng chăm sóc, v.v.); thay vào đó họ sẵn sàng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cung cấp bởi các bên nằm ngoài lĩnh vực y tế. Công nghệ mới và phổ biến là công cụ giúp bệnh nhân tiếp cận và sử dụng các dịch vụ này một cách dễ dàng hơn. Với sự tham gia vào hệ sinh thái của các bên chăm sóc sức khỏe phi truyền thống (phòng khám tích hợp bán lẻ, trung tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần), các nhà cung cấp dịch vụ y tế truyền thống (bệnh viện, phòng khám) sẽ phải quyết định cạnh tranh với ai và hợp tác với ai. 

mHealth

 Các thiết bị di động tạo điều kiện cho việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trở nên dễ dàng hơn (thông qua các phương thức trực tuyến bên cạnh việc thăm khám sức khỏe truyền thống), nhanh hơn (tiết kiệm thời gian di chuyển và xếp hàng) và rẻ hơn (một phần bằng cách cho phép bệnh nhân có được thông tin về tình trạng sức khỏe dễ dàng hơn và được nắm quyền kiểm soát nhiều hơn trong quá trình chăm sóc)

Tìm hiểu thêm: TÁC ĐỘNG COVID-19 ĐẾN NGÀNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE & SẮC ĐẸP

Nhận tư vấn giải pháp xuất khẩu

Bài viết liên quan

Dự Kiến Xuất Khẩu Lâm Sản Trong Năm 2024
28/03/2024

Dự Kiến Xuất Khẩu Lâm Sản Trong Năm 2024

Năm 2024, ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu lâm sản đạt 17,5 tỷ USD, vượt 21% so với kết quả ước đạt của năm 2023 và vượt 3%
Báo Cáo Xuất Khẩu Ngành Làm Đẹp Trên Alibaba
21/03/2024

Báo Cáo Xuất Khẩu Ngành Làm Đẹp Trên Alibaba

Quý 1 Năm 2024 Theo dự báo, ngành công nghiệp làm đẹp đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đồng thời xuất khẩu ngành này cũng đạt những thành tựu
Báo Cáo Xuất Khẩu Thiết Bị Thể Thao
13/03/2024

Báo Cáo Xuất Khẩu Thiết Bị Thể Thao

Dự báo của Mordor Intelligence cho thị trường Đồ thể thao toàn cầu trong giai đoạn từ năm 2022 đến 2027 cho thấy xu hướng tăng trưởng kép hàng năm
Báo cáo và xu hướng xuất khẩu ngành F&B 2024
06/03/2024

Báo cáo và xu hướng xuất khẩu ngành F&B 2024

Ngành F&B đang chứng kiến những tăng trưởng tich cực từ sau đại dịch Covid-19, và là một trong những ngành xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam. Trong năm
01/03/2024

Xuất khẩu cá tra năm 2024: Hướng tới vượt qua mọi thách thức

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), vào năm 2024, ngành cá tra đã đặt mục tiêu phấn đấu để xuất khẩu cá tra
Xu Hướng Xuất Khẩu Ngành Mỹ Phẩm Trong Năm 2024
23/02/2024

Xu Hướng Xuất Khẩu Ngành Mỹ Phẩm Trong Năm 2024

Trong những năm gần đây, ngành mỹ phẩm đã trở thành một lĩnh vực kinh doanh quan trọng tại Việt Nam do nhu cầu sử dụng mỹ phẩm ngày càng