Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

VỠ CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU NGÀNH F&B TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

16/06/2023

Ngành F&B (thực phẩm và đồ uống) đang phải đối mặt với những thách thức đáng kinh ngạc trong đại dịch COVID-19, đặc biệt là các vấn đề liên quan

VỠ CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU NGÀNH F&B TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Ngành F&B (thực phẩm và đồ uống) đang phải đối mặt với những thách thức đáng kinh ngạc trong đại dịch COVID-19, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến giao hàng, chuỗi cung ứng, và logistics chặng cuối.

COVID-19 làm gián đoạn toàn bộ chuỗi cung ứng F&B toàn cầu, đồng thời nâng cấp toàn bộ năng lực hoạt động của ngành, bao gồm sản xuất, chế biến, đóng gói và phân phối. Mặc dù đây không phải là đại dịch sức khỏe toàn cầu đầu tiên xảy ra, nhưng lại tạo ra áp lực rất lớn đối với ngành F&B.

Mặc dù về cơ bản đã tránh được tình trạng thiếu lương thực trên quy mô toàn cầu trong suốt cuộc khủng hoảng, nhưng những điểm yếu mang tính hệ thống trong chuỗi cung ứng F&B đã bị phơi bày hoàn toàn. Trong đó bao gồm: việc phụ thuộc quá mức vào lao động chân tay, công nghệ bảo quản và vận chuyển chưa thực sự tốt, phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung ứng đơn lẻ, dẫn tới gián đoạn hoạt động kinh doanh trong suốt thời gian bùng phát đại dịch COVID-19.

Cùng Innovative Hub tìm hiểu về vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu ngành F&B qua bài viết sau.

1. Hiện trạng ngành F&B trên thế giới

Sự bùng phát dữ dội của virus Corona là cơn ác mộng kinh hoàng đối với nền kinh tế thế giới, tạo ra những sự thay đổi mạnh mẽ trong mọi phương diện. Với ước tính khoảng 79.000.000 trường hợp dương tính trên toàn cầu, theo tuyên bố của Worldometer, COVID-19 đã gây ra làn sóng sợ hãi cho công dân trên thế giới, hủy hoại không chỉ cuộc sống mà còn cả nền kinh tế của hầu hết các quốc gia, khiến mọi hoạt động đều bị đình trệ. 

Trong số rất nhiều những lĩnh vực đang tuột dốc, ngành F&B dường như đang phải chịu những tác động nặng nề nhất. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp F&B cần có những sự chuẩn bị về tinh thần và nguồn lực trước những thiệt hại lâu dài của Covid-19, được coi là thách thức lớn nhất của ngành. 

Được đánh giá là một trong những thị trường rộng lớn nhất thế kỷ 21, ngành F&B trong những thập kỷ qua đã thực sự phát triển mạnh mẽ. Các doanh nghiệp trong ngành F&B luôn ở tâm thế sẵn sàng đổi mới do sự biến chuyển nhanh chóng trong nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Đây cũng là thách thức lớn nhất cho việc tồn tại trong ngành công nghiệp sôi động nhưng vô cùng khắc nghiệt này. 

Theo nhiều nghiên cứu và khảo sát cho thấy đã có nhiều sự thay đổi trong quan điểm, nhận thức của người tiêu dùng đối với ngành F&B. Hiện nay, con người đã không quá đề cao chất lượng hay hương vị mà dần ưa chuộng những sản phẩm giàu dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe hơn, hạn chế hơn với những thực phẩm, đồ uống có chất béo và đường. 

Tuy là một gã khổng lồ với trị giá hàng tỷ đô la nhưng bản thân ngành F&B cũng đang phải trải qua những khó khăn lớn. Bên cạnh một số những trở ngại cố hữu, tồn tại từ trước đến nay như vấn đề truy xuất nguồn gốc, quản lý tồn kho…, có nhiều thách thức khác của thị trường này đang tăng lên từng ngày, do sự biến đổi đột ngột trong nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, cũng như là tình hình dịch bệnh và cả những rào cản pháp lý nghiêm ngặt bởi sự leo thang căng thẳng giữa quan hệ ngoại giao các nước trên thế giới. 

Ban hành lệnh cấm đồ nhựa

Sau nhiều cuộc đàm phán, thảo luận suốt những năm qua giữa các tổ chức quốc tế, các quốc gia – khi vấn đề bảo vệ môi trường trở thành sứ mạng toàn cầu – lệnh cấm nhựa (The Plastic Ban) đã được thực thi ở nhiều nước trên thế giới. Tốc độ phát triển nhanh chóng của quá trình công nghiệp hóa mà trong đó F&B là lĩnh vực chính đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến môi trường. Dù là vô tình hay cố ý, việc tiêu thụ quá mức và thải bỏ nhựa không đúng cách đã trở

thành tác nhân số 1 gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề, biến việc cắt giảm nhựa thành một trong những nhiệm vụ quan trọng mà các doanh nghiệp F&B ngày nay phải đối mặt. 

Một yếu tố khác liên quan đến môi trường cũng đang tạo nên thách thức lớn không kém cho ngành F&B chính là vấn đề quản lý chất thải. Không thể phủ nhận, ngành công nghiệp thực phẩm tạo ra một lượng chất thải đáng kể, ngay từ khâu tìm nguồn cung cấp nguyên liệu thô cho đến bán lẻ và phân phối thực phẩm. Đây là một vấn đề nhức nhối và cần có phương án giải quyết càng sớm càng tốt. 

Sự phát triển nhanh chóng của Thương mại điện tử

Thị trường thương mại điện tử đang ngày càng phát triển với tốc độ đột biến trong 10 năm trở lại đây, song song với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên toàn cầu. Đây thực sự là một thách thức lớn của cả ngành F&B khi đây là lĩnh vực tỏ ra chậm chạp và e dè trong khi các ngành công nghiệp cốt lõi như thiết bị gia dụng, điện tử, dệt may hay các sản phẩm nội địa khác đã và đang tham gia vào đường đua Thương mại điện tử này. 

Cuối cùng, các nhà sản xuất và kinh doanh F&B cũng đã bắt đầu đầu tư vào việc bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử để chinh phục thách thức mang tính thời đại này. Tuy nhiên, không phải là dễ dàng cho các doanh nghiệp F&B để có thể thành công với thương mại điện tử bởi những đặc tính không thể thay đổi như thời hạn sử dụng, điều kiện bảo quản… Trở ngại lớn nhất có lẽ là thói quen mua sắm thực phẩm, đồ uống trực tiếp để dễ dàng kiểm tra mặt hàng của đa phần người tiêu dùng. 

Tác động nặng nề của Covid-19

Kể từ khi bùng phát, dịch Covid-19 đã khiến nền công nghiệp F&B phải đối mặt với nhiều sự khốn đốn, những hậu quả tồi tệ nhất và gánh nặng khôi phục và duy trì sự sống của doanh nghiệp. Tác động mạnh mẽ của dịch bệnh trải dài trên mọi phương diện của ngành F&B, từ sản xuất đến chuỗi cung ứng, phân phối và cả bán lẻ, dịch vụ ăn uống. Trên thế giới đã có những trường hợp phải cắt giảm, đóng cửa một phần hoặc thậm chí là tuyên bố phá sản, khiến người lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng. 

Các hoạt động nông nghiệp cũng bị đình trệ khiến nỗi lo về thiếu hụt trong cung cấp lương thực ngày một tăng cao. Cùng với đó là tâm lý hoảng loạn của người tiêu dùng, họ đổ xô mua sắm lương thực, thực phẩm và đồ uống để dự trữ khiến tình trạng thiếu hụt càng trầm trọng, tạo ra chênh lệch khoảng cách giữa người có điều kiện dự trữ và người không có khả năng.

Nhiều ý kiến đồng thuận cho rằng tình trạng khủng hoảng này sẽ còn kéo dài ít nhất là đến khi thế giới tìm ra được phương pháp điều trị hoặc vaccine chữa Covid-19. Như vậy các nhà sản xuất, phân phối thực phẩm và đồ uống sẽ còn phải đối mặt với những hậu quả của đại dịch trong một khoảng thời gian dài nữa. Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng được dự đoán sẽ bị ảnh hưởng, trong khi ngành công nghiệp thịt cũng dự kiến sẽ trải qua một đợt suy thoái do thói quen ăn uống của người tiêu dùng thay đổi. 

Với thực trạng đáng báo động hiện nay, các nhà quản lý ngành F&B phải đối mặt với rất nhiều thách thức, sự cạnh tranh cũng vô cùng khốc liệt và chỉ cần một thay đổi thôi cũng đã ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi cung ứng. Sự thay đổi trong chi tiêu của người tiêu dùng, giá thực phẩm và đồ uống, khẩu vị toàn cầu và công nghệ tiên tiến được dự đoán sẽ mang lại những biến đổi sâu rộng trong lĩnh vực này trong vài năm tới. Tuy có nhiều khó khăn nhưng ngành F&B được dự đoán sẽ đạt được mức tăng trưởng tốt trong tương lai. 

2. Giải pháp vượt qua khủng hoảng cho các doanh nghiệp F&B

Quan tâm hơn đến vấn đề bảo vệ môi trường

Ngày nay, những sản phẩm có gắn nhãn “thân thiện với môi trường” được chứng minh rằng sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng hơn và có khả năng tăng lợi nhuận bán hàng cao hơn nhiều so với những sản phẩm gây hại cho môi trường. Các nhà quản lý F&B hiện đang nỗ lực hướng tới một quá trình sản xuất có lợi cho môi trường thông qua việc áp dụng nhiều quy trình tái chế. Việc triển khai một hệ thống xanh ngay từ khâu sản xuất đến đóng gói và quản lý chuỗi cung ứng, áp dụng các kỹ thuật tái chế, quản lý chất thải, v.v. là một giải pháp quan trọng để giải quyết vấn đề môi trường nhức nhối hiện nay của ngành. 

Một điển hình trong việc tuân thủ theo các chính sách bảo vệ môi trường của thế giới chính là Nestlé – công ty Thực phẩm và Đồ uống lớn nhất thế giới. Năm 2019, Nestlé đã tuyên bố sẽ sử dụng 100% bao bì làm từ thành phần có thể tái chế/tái sử dụng vào năm 2025. Ngoài ra, các nhà bán lẻ như Asda, Café Coffee Day và McDonald’s cũng đã cam kết sẽ không sử dụng nhựa và áp dụng những chính sách bảo vệ môi trường bền vững trong sản xuất và đóng gói. 

Tăng cường tính minh bạch trong nguồn gốc sản phẩm 

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến những thành phần có trong thực phẩm, đồ uống của mình, khiến cho việc truy xuất nguồn gốc trở thành một phần không thể thiếu khi sản xuất bao bì hay quảng cáo sản phẩm đến khách hàng. Từ các thành phần sạch đến nguồn cung ứng nguyên liệu có đạo đức và có trách nhiệm, nhu cầu của người tiêu dùng về một chuỗi cung ứng và nguồn

gốc sản phẩm minh bạch chưa bao giờ cao đến vậy. Nhận thấy tầm quan trọng của việc lưu trữ hồ sơ dữ liệu một cách chính xác, các công ty chế biến thực phẩm hiện đang trên đường triển khai công nghệ tiên tiến, chẳng hạn như IoT, AI và blockchain, cho các nhiệm vụ như phân tích chuỗi cung ứng, đo trọng lượng, giám sát nhiệt độ, v.v. 

Trên thực tế, theo Khảo sát người tiêu dùng của Innova năm 2020, ba trong năm người tiêu dùng toàn cầu nói rằng họ quan tâm đến việc “tìm hiểu thêm về thực phẩm của mình đến từ đâu và nó được sản xuất như thế nào”. Điều đó cho thấy một sản phẩm được gắn nhãn “sạch”, có nguồn gốc hữu cơ và không chứa các chất phụ gia luôn được đề cao. 

Mở rộng kinh doanh trên nhiều nền tảng 

Một trong những thay đổi lớn nhất có thể thấy được để đối phó với đại dịch là sự gia tăng tiêu dùng đa kênh. Người tiêu dùng hiện nay có nhiều cơ hội tiếp cận hơn bao giờ hết để ăn, uống những gì họ muốn, bất kể khi nào và ở bất cứ đâu họ thích. Điều quan trọng hơn bao giờ hết đối với các nhà sản xuất thực phẩm là giải quyết sự tiện lợi, dễ dàng tiếp cận và mang lại nhiều trải nghiệm phong phú hơn. 

Trên thực tế, theo tạp chí Boston Business, 36% doanh số bán thực phẩm và đồ uống đến từ các nền tảng thương mại điện tử. Xu hướng sản xuất đồ tươi sống, hàng hóa đóng gói và đồ ăn chế biến sẵn được giao đến tận nơi dự kiến sẽ tiếp tục duy trì, khi mà ngành công nghiệp F&B đang cố gắng bắt kịp sở thích và nhu cầu của người tiêu dùng. Một cuộc khảo sát RSM Food and Beverage Monitor năm 2017 cho thấy 64% các công ty thành công trong ngành đã phát triển công nghệ Thương mại điện tử. 

Tạo ra những trải nghiệm mới 

Chúng ta đều biết rằng, đổi mới là một yêu cầu bắt buộc và thường xuyên trong ngành Thực phẩm và Đồ uống. Nghiên cứu từ Innova cho thấy ba trong năm người tiêu dùng “quan tâm đến việc thử trải nghiệm cảm giác mới (ví dụ: hương thơm, vị, kết cấu, màu sắc, cảm giác)” với các thế hệ trẻ dẫn đầu nhu cầu về những trải nghiệm hương vị đó. Điều đó có nghĩa rằng trong năm 2021 sắp đến, ngành F&B cũng đặt mục tiêu sẽ tạo ra nhiều sự kết hợp để mang đến những trải nghiệm mới cho người tiêu dùng.

TÌM HIỂU THÊM: XU HƯỚNG KINH DOANH O2O CHO CÁC DOANH NGHIỆP F&B