fbpx

Báo cáo Thị Trường & Xu Hướng Xuất Khẩu 2023 - 2024TIN TỨC

ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

Trong những năm gần đây, đặc biệt kể từ khi Việt nam gia nhập WTO, Thương mại điện tử càng phát triển và xâm nhập sâu vào đời sống kinh tế-xã hội. Thương mại điện tử đang đặt ra một cơ hội bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế. Ứng dụng thương mại điện tử tiết kiệm thời gian, chi phí giao dịch, cho phép các doanh nghiệp có thể bán sản phẩm trên toàn thế giới mà không cần xuất khẩu trực tiếp hay xây dựng hệ thống kênh phân phối truyền thống ở nước ngoài.

Đặc biệt trong thời đại công nghệ 4.0 (nền tảng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4), sự phát triển của các công cụ thương mại điện tử đã mang lại những đóng góp lớn cho tăng trưởng nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận và giữ chân khách hàng một cách hiệu quả hơn.

Cùng Innovative Hub tìm hiểu thêm về ứng dụng thương mại điện tử tại Việt Nam qua bài viết sau.

Tình hình ứng dụng thương mại điện tử vào bán lẻ trực tuyến

Những số liệu dưới đây được dựa vào cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 10 năm 2020, với gần 700 khách hàng, những người đang mua sắm trực tuyến đều có hiểu biết cập nhật về thị trường Thương mại điện tử tại Việt Nam bởi Hiệp Hội Thương Mại Điện Tử Việt Nam.

Mua sắm trực tuyến tiếp cận với cả nam và nữ, mọi mức thu nhập hộ gia đình, mọi nhóm tuổi và tất cả các địa điểm có phân bổ cao trên 18 đến 39 tuổi và HHI từ 7,5 đến 15 triệu.

thương mại điện tử

Mức độ tăng trưởng về lượng truy cập các website

Tần suất mua sắm và thiết bị sử dụng trên sàn thương mại điện tử

Mua sắm trực tuyến được sử dụng thường xuyên hơn, do các ứng dụng trên di động ngày càng nhiều và dễ sử dụng, đồng thời khi sử dụng các ứng dụng mua sắm trên thiết bị di động sẽ giúp người tiêu dùng nhận được thông tin thường xuyên hơn.

1. Tần suất mua sắm trực tuyến tăng mạnh

Người tiêu dùng mua sắm trực tuyến hàng tháng tăng 14% so với 2019, đạt 61% vào năm 2020. Với số liệu này chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng dưới tác động của dịch bệnh Covid-19, ngày càng có nhiều người tiêu dùng chuyển sang hình thức mua sắm trực tuyến hơn so với mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng, siêu thị… trước đây.

thương mại điện tử

Tần suất mua sắm trực tuyến tăng

2. Tỷ lệ mua sắm bằng các thiết bị điện tử

Tính đến tháng 10/2020, tỷ lệ người mua sắm bằng ứng dụng và trình duyệt trên điện thoại thông minh chiếm đến 79%, lớn hơn rất nhiều so với tỷ lệ người mua sắm sử dụng PC và Tablet. Tỷ lệ mua sắm bằng điện thoại thông minh cũng đang tăng lên đáng kể so với năm 2019.

thương mại điện tử

Các mặt hàng được mua trực tuyến phổ biến trên sàn thương mại điện tử

Mặt hàng được người tiêu dùng mua sắm nhiều trong giai đoạn này là thời trang và mỹ phẩm. Nhu cầu làm đẹp hiện nay không chỉ dừng lại ở chị em phụ nữ, mà các “cánh mày râu” cũng đang rất quan tâm đến mặt hàng này. 

Trong và sau khi dịch Covid-19 bùng phát ở Việt Nam, thói quen mua thức ăn và đồ uống của người tiêu dùng bị thay đổi từ chợ truyền thống, siêu thị tiện lợi thành đi chợ trực tuyến thông qua các ứng dụng đặt thức ăn hay giao hàng tận nhà tránh tiếp xúc.

mua sắm trưc tuyến

Các mặt hàng đã mua trực tuyến trong 12 tháng qua

Việc mua thực phẩm trực tuyến đã tăng lên do Covid-19 tác động, nếu như trước, người tiêu dùng luôn giữ thói quen đi chợ truyền thống để mua rau, mua cá thì hiện nay, để đảm bảo an toàn, người tiêu dùng đã chuyển sang mua sắm thực phẩm tươi sống trực tuyến, từ các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee đến các ứng dụng dị động như VinID, Grab…

thương mại điện tử

Các mặt hàng tăng lượng mua trong/sau khoảng thời gian Covid-19

Số tiền phải chi tiêu cho việc mua sắm trực tuyến trên sàn thương mại điện tử

Tần suất sử dụng cao nhưng một nửa số người dùng chi tiêu dưới 500.000 VND/tháng. Người tiêu dùng chi tiêu trên 1.000.000 VND/tháng chỉ chiếm 20%. Có thể thấy người tiêu dùng chưa sẵn sàng để chi trả những món đồ có giá trị cao bằng mua sắm trực tuyến. Điều này rất đúng với Báo Cáo Tiêu Dùng Tại Việt Nam của Deloitte công bố đầu năm 2020, trong đó, bài báo cáo có kết luận: Để các doanh nghiệp Việt chiếm trọn niềm tin của người tiêu dùng nội địa khi mua sắm trực tuyến, các công ty cần nâng cao chất lượng sản phẩm & dịch vụ mà mình cung cấp.

thương mại điện tử

Số tiền chi tiêu mua sắm trực tuyến trong tháng

Địa điểm nhận hàng khi mua sắm trực tuyến

Có lẽ do Covid-19, tỷ lệ nhận hàng tại nhà chiếm đến 66% – một tỷ lệ rất cao. 

mua sắm trực tuyến

Địa chỉ nhận sản phẩm khi đặt hàng Online

TÌM HIỂU THÊM: CÁCH VẬN HÀNH GIAN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Nhận tư vấn giải pháp xuất khẩu

Bài viết liên quan

Dự Báo Xuất Khẩu Lâm Sản Trong Năm 2024
28/03/2024

Dự Báo Xuất Khẩu Lâm Sản Trong Năm 2024

  Năm 2024, ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu lâm sản đạt 17,5 tỷ USD, vượt 21% so với kết quả ước đạt của năm 2023 và vượt
Báo Cáo Xuất Khẩu Ngành Làm Đẹp Trên Alibaba
21/03/2024

Báo Cáo Xuất Khẩu Ngành Làm Đẹp Trên Alibaba

Quý 1 Năm 2024 Theo dự báo, ngành công nghiệp làm đẹp đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đồng thời xuất khẩu ngành này cũng đạt những thành tựu
Báo Cáo Xuất Khẩu Thiết Bị Thể Thao
13/03/2024

Báo Cáo Xuất Khẩu Thiết Bị Thể Thao

Dự báo của Mordor Intelligence cho thị trường Đồ thể thao toàn cầu trong giai đoạn từ năm 2022 đến 2027 cho thấy xu hướng tăng trưởng kép hàng năm
Báo cáo và xu hướng xuất khẩu ngành F&B 2024
06/03/2024

Báo cáo và xu hướng xuất khẩu ngành F&B 2024

Ngành F&B đang chứng kiến những tăng trưởng tich cực từ sau đại dịch Covid-19, và là một trong những ngành xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam. Trong năm
01/03/2024

Xuất khẩu cá tra năm 2024: Hướng tới vượt qua mọi thách thức

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), vào năm 2024, ngành cá tra đã đặt mục tiêu phấn đấu để xuất khẩu cá tra
Xu Hướng Xuất Khẩu Ngành Mỹ Phẩm Trong Năm 2024
23/02/2024

Xu Hướng Xuất Khẩu Ngành Mỹ Phẩm Trong Năm 2024

Trong những năm gần đây, ngành mỹ phẩm đã trở thành một lĩnh vực kinh doanh quan trọng tại Việt Nam do nhu cầu sử dụng mỹ phẩm ngày càng