Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

TRUY XUẤT NGUỒN GỐC HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM

12/07/2022

Trong những năm gần đây, ngành TCMN Việt Nam được đánh giá khá cao. Tuy nhiên, ngành TCMN Việt Nam vẫn đối mặt với một số thách thức. Một trong

TRUY XUẤT NGUỒN GỐC HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM

Trong những năm gần đây, ngành TCMN Việt Nam được đánh giá khá cao. Tuy nhiên, ngành TCMN Việt Nam vẫn đối mặt với một số thách thức. Một trong số đó là vấn đề truy xuất sản phẩm TCMN của Việt Nam. 

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn về các vấn đề liên quan đến môi trường và xã hội. Trong đó đặc biệt là những vấn đề về nguồn gốc và tính hợp pháp của nguyên liệu sử dụng. Ngoài ra còn có các tập quán lao động, an toàn và sức khỏe của công nhân, sản xuất sạch – thân thiện với môi trường… 

Trong bài viết này, Innovative Hub sẽ phân tích về vấn đề truy xuất nguồn gốc hàng TCMN Việt Nam.

Sự cần thiết của việc truy xuất nguồn gốc

Khả năng xác định nguồn gốc được quy định bởi ISO 8402. Định nghĩa là “khả năng theo dõi lịch sử, ứng dụng hoặc vị trí của một thực thể bằng các thông tin nhận dạng được ghi lại”. Nói một cách đơn giản hơn, truy xuất nguồn gốc cho phép các doanh nghiệp theo dõi và xác định từng thành phần bao gồm của một sản phẩm. Từ các nhà cung cấp, nguyên vật liệu đầu vào đến quy trình sản xuất,…

Truy xuất đang nhanh chóng trở thành một phần quan trọng trong quy trình sản xuất của các doanh nghiệp. Mục đích chính của hoạt động này là chứng minh các thuộc tính nhất định của sản phẩm. Khi người tiêu dùng nhận thức rõ hơn về cách thức sản xuất sản phẩm và các vấn đề xung quanh quá trình sản xuất, thì họ càng tin dùng vào sản phẩm hơn.

Các mặt hàng TCMN là các sản phẩm mang giá trị cao nên việc truy xuất càng quan trọng hơn. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo về chất lượng sản phẩm đầu ra . Đồng thời loại bỏ được những rủi ro về gian lận thương mại gây tổn thất cho người tiêu dùng. Trong xu thế hội nhập, hoạt động này là điều tất yếu để tồn tại và phát triển. Người tiêu dùng và doanh nghiệp sẽ dễ dàng nhận biết được giá trị của sản phẩm. Việc minh bạch các thông tin cần thiết cũng là một điểm mạnh khi xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam. Khi khách hàng thấy được thông tin sản phẩm minh bạch, họ sẽ càng tín nhiệm thương hiệu hơn.

Thực trạng hiện nay

Hiện nay, các doanh nghiệp chỉ thu mua sản phẩm thô từ hộ sản xuất. Họ đã bỏ qua việc yêu cầu các hộ sản xuất cam kết về nguồn gốc của nguyên liệu. Hiện nay, đa số doanh nghiệp không quan tâm và không kiểm soát chuỗi cung ứng. Họ chỉ quan tâm tới chất lượng sản phẩm và thời hạn thu  gom hàng theo đơn hàng đề ra. Do vậy, doanh nghiệp không kiểm soát được năng suất sản xuất cụ thể của từng hộ sản xuất. Các sản phẩm được sản xuất bởi các hộ đó chỉ được thu gom và lưu kho chung bởi các nhà thu gom, không có sự phân tách. 

Bên cạnh đó, nhận thức của các hộ sản xuất và các nhân tố trong toàn chuỗi cung ứng về công tác truy xuất chưa thực sự cao. Với các doanh nghiệp có chuỗi cung ứng mang tính chi phối (tức doanh nghiệp có đủ đơn hàng liên tục cho toàn bộ các nhân tố trong chuỗi cung ứng cả năm) thì sự hợp tác giữa các nhân tố trong chuỗi cung ứng liên quan đến truy xuất rất cao. 

Đẩy mạnh hoạt động truy xuất nguồn gốc hàng thủ công mỹ nghệ

Người tiêu dùng đã nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền lợi của mình. Kéo theo đó là sự yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Bên cạnh đó, trong trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu có ít sự chi phối/ ảnh hưởng đến các nhân tố trong chuỗi giá trị thì sự cam kết tham gia của các nhân tố ở phần đầu chuỗi (đơn vị cung ứng nguyên liệu, gỗ sản  xuất…) cũng không được quá cao. Do đó cần tích cực triển khai công tác nâng cao nhận thức và các hoạt động truy xuất.

Theo Bộ Công Thương, trong thời gian tới sẽ tập trung tăng cường xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam. Một trong những hướng đi để đạt được mục tiêu xuất khẩu đó là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong các hoạt động truy xuất. Điều này sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp sản ngăn chặn được các hành vi gian lận thương mại. Đồng thời khẳng định được giá trị thương hiệu trên thị trường quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu hơn. Từ đó có thể tạo dựng niềm tin giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp trên toàn cầu.

Kết hợp với công nghệ số

Các hoạt động truy xuất hiện đang được đẩy mạnh và phát triển. Đối mặt với những thách thức to lớn do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đặt ra, chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh được xác định là giải pháp và xu hướng khả thi nhất. Đến năm 2015, mục tiêu đặt ra hướng đến hoàn thiện cơ bản hệ thống văn bản pháp luật về quản lý, áp dụng và xử lý vi phạm về các hoạt động truy xuất. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết Bộ đã triển khai kế hoạch về áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất. Trong năm nay, Bộ dự kiến “Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa quốc gia” sẽ bắt đầu hoạt động.

TÌM HIỂU THÊM: THÁCH THỨC TRONG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC ĐỐI VỚI THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM