Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

THÁCH THỨC TRONG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC ĐỐI VỚI THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM

13/08/2021

Ngành Thủ công mỹ nghệ Việt Nam gặp thách thức trong truy xuất nguồn gốc hiện nay. Nếu các mặt hàng không đáp ứng được những yêu cầu từ đối

THÁCH THỨC TRONG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC ĐỐI VỚI THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM

Ngành Thủ công mỹ nghệ Việt Nam gặp thách thức trong truy xuất nguồn gốc hiện nay. Nếu các mặt hàng không đáp ứng được những yêu cầu từ đối tác thì sẽ không thể đưa vào thị trường châu Âu. Kể cả khi Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam có hiệu lực, vì thị trường này đã bắt đầu có những tiêu chuẩn nhập khẩu hàng hóa khắt khe.

Truy xuất nguồn gốc là gì?

Truy xuất nguồn gốc là quy trình theo dõi (và lập hồ sơ) tất cả các nguyên liệu thô sợ, bộ phận máy móc và thành phẩm trong suốt quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có quy trình truy xuất nguồn gốc sẽ cho phép khách hàng tìm kiếm thông tin lịch về sản phẩm được sản xuất, gồm những thông tin như:

    • Các nhà cung cấp
    • Các vật phẩm
    • Phiếu kiểm tra
    • Nhà phân phối
    • Những chi tiết trong sản xuất
    • Thời gian thực hiện ở mỗi trạm làm việc

Có hai quan điểm khi nói đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm:

Truy xuất nguồn gốc theo chuỗi: Đây là quy trình truy xuất nguồn gốc xuôi và ngược, có nghĩa là nhà sản xuất có thể theo dõi sản phẩm từ khi còn ở giai đoạn là nguyên liệu thô đến khi tới nhà phân phối. Và nhà phân phối hoặc người tiêu dùng có thể nắm rõ sản phẩm đó đến từ đâu.

Truy xuất nguồn gốc theo nội bộ: Đây là quy trình với một phạm vi hạn chế, chẳng hạn như giám sát một nhà máy sản xuất cụ thể. Ví dụ: Nếu doanh nghiệp thuê đơn vị sản xuất bên ngoài, thông tin mà họ cần nhận được đó là các thành phần có trong sản phẩm và đó được gọi là truy xuất nguồn gốc theo nội bộ.

Những lợi ích từ truy xuất nguồn gốc

Là một đơn vị sản xuất hay kinh doanh thủ công mỹ nghệ, điều quan trọng là doanh nghiệp phải có trách nhiệm với sản phẩm của mình. Trách nhiệm được thể hiện qua việc doanh nghiệp có thể truy xuất nguồn gốc trong suốt quá trình sản xuất của mình hay không. Khi Hiệp định Thương mại tự do EU – Việt Nam có hiệu lực, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam không thể vào thị trường Châu Âu nếu chưa thể đáp ứng các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc ở quốc gia đó.

Truy xuất nguồn gốc đem lại rất nhiều lợi ích quan trọng cho chúng ta như:

    • Sản phẩm đạt được chứng nhận.
    • Sản phẩm được tiến hành thu hồi nhanh chóng khi được báo lỗi.
    • Đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ các quy định của ngành.
    • Hiểu quy trình sản xuất của công ty để doanh nghiệp có thể liên tục cải tiến sản phẩm của mình.
    • Quản lý thời gian hết hạn của nguyên vật liệu từ sản phẩm để doanh nghiệp có một kế hoạch hoạt động sản xuất tốt hơn.

Thách thức trong truy xuất nguồn gốc đối với Thủ công mỹ nghệ Việt Nam 

Hiện nay quy trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủ công mỹ nghệ của nước ta còn rất thấp. Các doanh nghiệp địa phương đang gặp khó khăn trong việc thực hiện truy xuất hàng hóa của họ. Vấn đề mà họ đang gặp phải đó là chuỗi cung ứng nguyên liệu có quá nhiều nhà cung cấp nhỏ và hộ gia đình không có hóa đơn đầu vào hợp lệ. Bà Nguyễn Thị Lương (Giám đốc Công ty TNHH Mây tre đan xuất khẩu Hiền Lương) có chia sẻ: “Chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc làm thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) vì không có đủ hóa đơn chứng từ.”

Thêm vào đó, Việt Nam có ít nhà cung cấp hóa chất và nguyên liệu có chứng chỉ trong chuỗi cung ứng của ngành thủ công mỹ nghệ. Các nhà cung cấp có quá nhiều mặt hàng, quy trình sản xuất đa dạng nên cũng gặp khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc sau.

thách thức trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt

Doanh nghiệp nên chủ động truy xuất nguồn gốc sản phẩm 

Số liệu thống kê cho biết nước ta đã xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ đến 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có mây và sơn mài. Thế nhưng, giá trị xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở thị trường EU còn khiêm tốn, trong đó giá trị xuất khẩu sang Đức chiếm 8% trong tổng số và 7% sang Pháp. Doanh nghiệp trong nước cần có đủ kiến ​​thức về vấn đề này theo nhu cầu thị trường. Điều đó sẽ giúp họ đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công sang các nước khác, đặc biệt là sang EU có yêu cầu khắt khe.

Doanh nghiệp cần làm gì để vượt qua thách thức đó?

Doanh nghiệp cần nhanh chóng cập nhật để hòa mình vào cuộc chơi với thị trường thế giới. Bước đầu tiên đó là hệ thống hóa từng bước chuỗi cung ứng từ cấp xã. Cụ thể hơn là chủ động tổ chức lại hệ thống, ghi chép lại sổ sách một cách bài bản. Ví dụ, đối với nguyên liệu tre, doanh nghiệp có thể làm việc với Ủy ban xã để xác nhận vùng trồng hợp pháp hay không. Đặc biệt là xác định vị trí và tọa độ thửa đất canh tác nguyên liệu. Ngoài ra, doanh nghiệp địa phương cần có đủ kiến ​​thức về vấn đề này theo nhu cầu thị trường. Điều đó sẽ giúp họ đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang các nước khác, đặc biệt là EU có những yêu cầu khắt khe.

Để giúp doanh nghiệp vượt qua đại dịch COVID-19, Innovative Hub cùng với Cục Xúc Tiến Thương Mại Vietrade tổ chức những buổi sự kiện trực tuyến. Qua đó hỗ trợ doanh nghiệp Việt nắm bắt thông tin kịp thời về hệ thống truy xuất nguồn gốc cũng như những thông tin khác như xuất khẩu hàng hóa sang nước ngoài, bán hàng trên sàn Thương Mại Điện Tử Quốc Tế… 

Theo dõi fanpage của Innovative Hub để đăng ký tham gia những sự kiện trực tuyến sắp tới!

Nguồn ảnh:  Sưu tầm