Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN NGÀNH TCMN VIỆT NAM

Cập nhật ngày: 20/07/2022

Phát triển ngành TCMN là một vấn đề cần thiết và quan trọng trong quá trình công nghiệp và hiện đại hóa cũng như quá trình hội nhập kinh tế

TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN NGÀNH TCMN VIỆT NAM

Phát triển ngành TCMN là một vấn đề cần thiết và quan trọng trong quá trình công nghiệp và hiện đại hóa cũng như quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng ngành ở mức ổn định. Theo đánh giá của đại diện Cục Xuất nhập khẩu, việc thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) như: EVFTA, CPTPP, RCEP… đang mở ra rất nhiều cơ hội xuất khẩu cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nhất là tại thị trường có sức tiêu thụ lớn bậc nhất thế giới như châu Âu. Thị trường quốc tế luôn là tệp khách hàng tiềm năng của các mặt hàng TCMN Việt Nam. Hãy cùng Innovative Hub tìm hiểu về triển vọng phát triển ngành TCMN Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Triển vọng phát triển của ngành TCMN

Xu thế của của người tiêu dùng trên thế giới đã thay đổi. Họ đang hướng tới các sản phẩm thân thiện với môi trường và có nguồn gốc từ tự nhiên. Đây là cơ hội phát triển rất lớn cho các mặt hàng thủ công mỹ  nghệ, nhất là khi chúng ta có thể mạnh về nguồn nguyên liệu và nghề truyền thống. Trong đó có thể kể đến các sản phẩm từ mây đan tre thân thiện với môi trường. Về câu chuyện mây đan tre, năm 2019, ông Lê Văn Quyết ở huyện Củ Chi, TP.HCM đã sáng tạo ra những sản phẩm độc đáo bằng nguyên liệu mây tre thân thiện với môi trường. Các sản phẩm TCMN của ông Quyết đã hợp tác với một số đối tác như Nhật Bản, Đài Loan.

Các mặt hàng TCMN xuất khẩu nhiều sang các nước khác như: Ví, túi xách, vali, mũ, ô; dụng cụ thể thao; đồ chơi; hàng gốm sứ; gỗ mỹ nghệ và các sản phẩm mây, tre, cói, thảm.

Việt Nam còn có một số lượng lớn các làng nghề TCMN truyền thống với nhiều nghệ nhân giỏi. Hiện nay, các sản phẩm TCMN của các làng nghề Việt cũng đã quan tâm nhiều hơn về vấn đề môi trường, sống xanh để đáp ứng kịp thời thị hiếu tiêu dùng của khách hàng. Bên cạnh đó, nguồn nhân công dồi dào, lành nghề đã tạo nhiều cơ hội cho ngành TCMN Việt Nam vươn ra thế giới.

Các giải pháp đẩy mạnh phát triển ngành TCMN

Ngành TCMN có nhiều triển vọng để phát triển trên thị trường quốc tế. Chính phủ cũng đặt sự ưu tiên hàng đầu là đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng TCMN. Các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cần lưu ý một số giải pháp quan trọng để đẩy mạnh phát triển sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế hơn.

Tăng năng lực cạnh tranh

Theo các chuyên gia, để gia tăng kim ngạch xuất khẩu dựa trên các ưu đãi thuế quan trong FTA, doanh nghiệp ngành thủ công mỹ nghệ cần tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhóm  mặt hàng có lợi thế, gia tăng giá trị sản phẩm cho nhóm hàng này. Đây là giải pháp vô cùng quan trọng để tăng kim ngạch và xuất khẩu bền vững. 

Tính đến thời điểm hiện tại, tình hình dịch bệnh đã có những chuyển biến tích cực hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng không thể chắc chắn về sự ổn định lâu dài của thị trường. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất TCMN cần tập trung nâng cao sức cạnh tranh để có thể thích ứng tốt trong những hoàn cảnh mới. Đặc biệt là thị hiếu tiêu dùng của khách hàng luôn thay đổi theo thời gian. Bởi vậy, nếu không nâng cao sức cạnh tranh, các doanh nghiệp rất dễ bị thụt lùi so với các đối thủ trên thị trường quốc tế.

Dự án “Nâng cao chuỗi giá trị ngành TCMN Việt Nam” cũng đã được triển khai từ năm 2017-2020. Mục tiêu là để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm TCMN Việt Nam. Dự án được tổ chức dưới sự hợp tác của Bộ Công Thương cùng nhiều đối tác khác.

Đa dạng hóa sản phẩm

Đồng thời, chúng ta cần đa dạng hóa sản phẩm và tăng cường hợp chuẩn quốc tế. Điều này nhằm đáp ứng được nhiều phân khúc thị trường khác nhau. Trong đó cần tập trung vào các phân khúc thị trường trung và cao cấp.  Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu ngành này cũng cần chú trọng đầu tư xây dựng thương hiệu ngành, thương hiệu doanh nghiệp gắn với xúc tiến thương mại. 

Chú trọng vào thương hiệu

Trong thời đại bùng nổ thông tin đa chiều, chiến lược cạnh tranh bằng thương hiệu đang diễn ra rất mạnh mẽ và sâu rộng, không chỉ dừng lại ở cấp độ doanh nghiệp mà đã phát triển lên mức độ địa phương, ngành hàng và cấp quốc gia. Vì vậy, bên cạnh việc xây dựng thương hiệu, các hoạt động bảo vệ thương hiệu, gìn giữ tài sản sở hữu  trí tuệ cũng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. 

Tiến trình sự hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đang mở ra rất nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp TCMN của Việt Nam. Do đó, để ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam có thể mạnh mẽ vươn ra thế giới, ngành thủ công mỹ nghệ cần xác định hướng chiến lược xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 2021 – 2025. Nỗ lực hướng đến mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025.

TÌM HIỂU THÊM: EBOOK: TỔNG QUAN QUY MÔ VÀ TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ 2021

test