Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

TỔNG QUAN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN NĂM 2021 CỦA VIỆT NAM

Cập nhật ngày: 04/04/2022

Trong những gần đây, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã tăng trưởng đạt mức cao kỷ lục, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam

TỔNG QUAN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN NĂM 2021 CỦA VIỆT NAM

Trong những gần đây, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã tăng trưởng đạt mức cao kỷ lục, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam cũng đạt mức cao 8.6 tỷ USD trong năm 2021, tăng gần 15% so với năm 2020, cao hơn 4.6 tỷ USD so với mục tiêu đặt ra đầu năm. Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh và biến đổi khí hậu, nhiều mặt hàng nông sản có lượng xuất khẩu sụt giảm và tốc độ đa dạng hóa thị trường ở một số sản phẩm còn chậm nên chưa có khả năng đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng của các thị trường, tận dụng tốt các ưu đãi thuế quan từ các FTA đã ký kết. 

TỔNG KẾT VỀ XUẤT KHẨU VIỆT NAM NGÀNH NÔNG NGHIỆP NĂM  2021

Theo Báo cáo của Bộ công thương, lượng xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản sụt giảm do gặp khó khăn về thị trường như cà phê, chè, hạt tiêu, gạo. Một số nông sản quá dựa vào hình thức trao đổi cư dân nên luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ách tắc tại cửa khẩu kéo dài, ảnh hưởng đến hoạt động thương mại qua biên giới.

Trong bối cảnh dịch Covid -19 bùng phát, Bộ Công Thương đã phối hợp cùng các cơ quan Bộ, ngành, địa phương đã triển khai hàng loạt chương trình hỗ trợ, giúp ổn định đầu ra cho nông sản thông qua kênh TMĐT. Khai thác tốt các hình thức thương mại như thương mại điện tử, mua bán trên nền tảng số là giải pháp góp phần tiêu thụ hiệu quả hàng chục triệu tấn nông sản tới vụ cho nông dân trong hoàn cảnh giãn cách xã hội, duy trì chuỗi cung ứng và chuỗi lưu thông, bảo bảo nguồn cung ứng hàng hoá cho các chợ đầu mối, siêu thị, phục vụ cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm của người dân, đặc biệt người dân trong vùng dịch và xuất khẩu tiếp cận tới khách hàng quốc tế. 

Công tác xây dựng “Gian hàng Việt trực tuyến” trên các sàn TMĐT lớn tại Việt Nam bao gồm Sendo, Tiki, Voso và sàn TMĐT B2B Alibaba để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất hàng Việt phân phối các sản phẩm nông sản trên các sàn TMĐT này.  Kết quả là đã giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tiết kiệm chi phí, tăng tốc độ, rút ngắn khoảng cách và thời gian, đồng thời tăng phạm vi và số lượng tiếp cận thị trường, khách hàng tiềm năng, qua đó đóng góp vào thành tích xuất khẩu tích cực của cả nước.

Với nhiều thế mạnh nổi bật, xuất khẩu nông sản trên Alibaba là một trong những ngành bán chạy nhất. Dầu ăn là sản phẩm bán chạy nhất, chứng kiến ​​khoảng 300+ người mua tích cực và khoảng 250.000+ mặt hàng khác cần thiết. Các quốc gia như Ấn Độ, Lebanon, Indonesia, Mỹ và Trung Quốc ghi nhận những người tiêu dùng sản phẩm này nhiều nhất.

Các loại hạt và hạt nhân theo sau cuộc đua với khoảng 200+ người mua đang hoạt động và hơn 3.700+ mặt hàng cần thiết. Theo triển vọng, đây là những sản phẩm được yêu thích ở Ấn Độ, Nga, Ý, Pháp và Ả Rập Xê-út.

Cuối cùng, hạt giống và củ giống cây trồng đảm bảo vị trí thứ ba với khoảng hơn 200 người mua đang hoạt động và hơn 6.000 mặt hàng được yêu cầu. Năm người mua hàng đầu trong danh mục này là Philippines, Pakistan, Mỹ, Brazil và Ấn Độ.

CƠ HỘI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN TRÊN THỊ TRƯỜNG TOÀN CẦU

Ngành xuất khẩu nông sản Việt Nam đang trên đà tăng trưởng vững mạnh với xu thế tăng giá nhiều mặt hàng nông sản trên thế giới. Tận dụng xu thế thị trường và nhu cầu tăng cao sau đại dịch, các chuyên gia, doanh nghiệp liên tục hoàn thiện sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng truy xuất nguồn gốc. 

Theo Báo cáo của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong 2 tháng đầu năm 2022 ước đạt khoảng 8 tỷ USD, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu nông sản ước đạt trên 3,2 tỷ USD, tăng 10,2%. Một số sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng như: cà phê tăng 35,6%; cao su 6,6%; gạo 22,3%; hồ tiêu 43,8%… Gạo vẫn là mặt hàng xuất khẩu chính trong ngành nông sản với khối lượng và trị giá xuất khẩu gạo 2 tháng đầu năm 2022 đạt 906 nghìn tấn với 437 triệu USD, tăng 38,6% về khối lượng và tăng 22,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Giá gạo xuất khẩu bình quân tháng 1/2022 đạt 486 USD/tấn, giảm 11,8% so với cùng kỳ năm 2021. Philippines là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam trong tháng 1/2022 với 44,8% thị phần.

Những tác động từ đại dịch ảnh hưởng đến chi phí đầu vào, đặc biệt là chi phí logistic đã buộc giá nông sản tăng giá. Với ưu đãi thuế xuất từ Hiệp định Thương mại quốc tế, nông sản Việt xuất khẩu ra thị trường quốc tế như EU hứa hẹn sẽ có nhiều cơ hội hơn nữa. 

Tìm hiểu thêm:TRỞ THÀNH NHÀ XUẤT KHẨU VÀ BÁN HÀNG TRÊN ALIBABA.COM

Tham khảo: https://seller.alibaba.com/

test