TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM THÁNG 11 NĂM 2020
Cập nhật ngày: 25/12/2020
Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa, thế giới sẽ bước sang năm mới 2021. Với 1 năm 2020 kinh tế đầy biến động, gặp nhiều khó khăn trong phát
Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa, thế giới sẽ bước sang năm mới 2021. Với 1 năm 2020 kinh tế đầy biến động, gặp nhiều khó khăn trong phát triển với sự ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid 19. Năm 2021 được dự đoán sẽ là năm mà kinh tế thế giới dần khôi phục mạnh mẽ, trở lại với quỹ đạo vốn có.
Nền kinh tế Việt Nam năm 2020 cũng gặp không ít khó khăn với điểm đáy kinh tế tháng 4/2020, nhưng với nỗ lực vừa phòng vừa chống dịch bệnh. Nền kinh tế của chúng ta cũng đang dần khôi phục nhanh chóng. Với 2 hiệp định được thực thi là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và EU (EVFTA) có hiệu lực từ tháng 8/2020 và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) mà Việt Nam là thành viên đã chính thức được ký kết (15/11/2020) đã tạo thêm động lực, mang lại những cơ hội mới cho Việt Nam trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển. Đặc biệt là trong ngành xuất khẩu hàng hóa quốc tế.
Cùng Innovative Hub – Đại lý Alibaba Việt Nam xem lại TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM trong 11 tháng vừa qua
TOP NHỮNG NGÀNH HÀNG XUẤT KHẨU CAO NHẤT
Theo báo cáo của Bộ công thương: Tính chung 11 tháng năm 2020, tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 254,93 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 8%). trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 73,05 tỷ USD, tăng 1,6%, chiếm 28,65% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 181,88 tỷ USD, tăng 7,1%, chiếm 71,35%.
Trong 11 tháng có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92% tổng kim ngạch xuất khẩu (trong đó có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 64,3%), cụ thể: Điện thoại và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 46,9 tỷ USD, chiếm 18,4% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 40,2 tỷ USD, tăng 24,3%; hàng dệt may đạt 26,7 tỷ USD, giảm 10,5%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 23,9 tỷ USD, tăng 44,5%; giày dép đạt 14,9 tỷ USD, giảm 9,8%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10,9 tỷ USD, tăng 14,1%.
Thống kê Cục Hải quan: Trị giá xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất trong 10 tháng/2019 và 10 tháng/2020.
Đặc biệt, với nhu cầu tiêu thụ nhu yếu phẩm trong mùa dịch, xuất khẩu các mặt hàng ngành F&B có sự tăng trưởng đáng kể, kim ngạch nhóm hàng này ước đạt 22,67 tỷ USD trong 11 tháng năm 2020.
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM VÀ EU (EVFTA) TRONG XUẤT KHẨU
Là đối tác quan trọng của Việt Nam trong kinh tế – thương mại. Hiệp định EVFTA có tác động to lớn trong xuất nhập khẩu của 2 nước.
Nội dung chính của hiệp định EVFTA bao gồm các nội dung: thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và Phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lý-thể chế.
Hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ có lợi rất nhiều cho xuất khẩu của Việt Nam, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường Châu u đầy tiềm năng. Trong lĩnh vực kinh tế – thương mại, EU hiện đang là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch hai chiều năm 2019
Xem thêm: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)
Theo Innovative Hub – Đại lý Alibaba Việt Nam.