Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU ĐỒ NỘI THẤT CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT

Cập nhật ngày: 24/11/2023

Hiện nay, ngành nội thất ở Việt Nam là một trong những ngành hoạt động sôi nổi nhất trên thế giới với lịch sử lâu đời về sản xuất và

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU ĐỒ NỘI THẤT CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT

Hiện nay, ngành nội thất ở Việt Nam là một trong những ngành hoạt động sôi nổi nhất trên thế giới với lịch sử lâu đời về sản xuất và phân phối sản phẩm Nội thất.

Bên cạnh đó, đồ nội thất bằng gỗ hiện đang là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành gỗ Việt Nam. Mặc dù, dịch COVID-19 bùng phát đã khiến nhiều ngành hàng xuất khẩu giảm mạnh, nhưng xuất khẩu gỗ vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khả quan trong những tháng đầu năm.

Cùng Innovative Hub tìm hiểu về tình hình xuất khẩu đồ nội thất của doanh nghiệp Việt qua bài viết sau.

Thống kê tổng quan thị trường nội thất trực tuyến toàn cầu

Theo phân tích về ngành nội thất trực tuyến của Digital Commerce 360, giá trị của các giao dịch kỹ thuật số sẽ tăng 9,6% lên 9,92 nghìn tỷ USD vào năm 2020 khi đại dịch này đóng cửa các kênh bán hàng truyền thống cho các công ty B2B. Nhu cầu mua hàng online đã tăng lên trong thời kỳ đại dịch, một phần do mọi người đang dành nhiều thời gian hơn ở nhà, với nhiều hoạt động tu sửa để làm cho không gian sống thoải mái hơn hoặc thiết lập văn phòng tại nhà.

Đại dịch Covid-19 đã thay đổi cách thức hoạt động của các doanh nghiệp trên khắp thế giới và một số thay đổi đó vẫn còn. Đáng chú ý nhất, thương mại điện tử đã trở thành kênh thống trị cho các giao dịch B2B trên nhiều ngành khác nhau, bao gồm cả gia đình và vườn. Theo nghiên cứu của Statista, 1,66 tỷ người đã mua sắm trực tuyến vào năm 2016 và con số đó dự kiến ​​sẽ đạt 2,14 tỷ vào cuối năm 2021. Một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử lớn nhất là ngành nội thất. Khách hàng thích cách mua sắm đồ nội thất dễ dàng từ Trang web thương mại điện tử nội thất, từ sự thoải mái trong ngôi nhà của họ và thị trường đồ nội thất trực tuyến đang trở nên lớn hơn từng ngày.

Xu hướng ứng dụng kỹ thuật số trong sản xuất đồ gỗ nội thất 

Nội thất là một trong những phân khúc phát triển nhanh nhất của thương mại điện tử bán lẻ. Người tiêu dùng ngày càng mua nhiều đồ nội thất đa năng, sử dụng công nghệ thông qua các trang thương mại điện tử do sự thoải mái, chiết khấu cao và hợp thời trang.

Khi cuộc sống và thị hiếu sống của người Việt Nam thay đổi, ngoài việc lưu giữ những giá trị gia đình, không gian sum họp truyền thống thì cũng cần phải có bản sắc riêng, tôn trọng sở thích của mọi người, thể hiện cá tính riêng. Vì vậy, việc lựa chọn chất liệu, tạo hình sản phẩm, tham khảo ý kiến ​​của các nhà thiết kế khi có nhu cầu về nội thất là điều dễ hiểu.

Với 60-70% là phụ nữ, đối tượng quyết định lựa chọn nội thất cũng thay đổi đáng kể, đặc biệt là đối với các sản phẩm như tủ bếp, tủ quần áo. Tỷ lệ này sẽ tăng lên trong thời gian tới. Vì vậy, khuynh hướng mua hàng nội thất online cũng dần phát triển với sự bùng nổ của thời đại số và các sàn thương mại điện tử.

Các số liệu mới nhất cho thấy lĩnh vực xây dựng đạt mức cao kỷ lục trong quý đầu tiên của năm 2022 – tăng 3,8% so với quý 1 năm 2021, với tăng trưởng được thúc đẩy bởi cơ sở hạ tầng và hoạt động thương mại. Nhưng bước sang quý 2 năm 2022, nhu cầu gỗ đã giảm do tác động phức tạp của lạm phát và doanh số bán hàng của các nhà xây dựng giảm do ảnh hưởng của nền kinh tế. 

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, phương thức giao dịch trực tuyến đã trở nên quen thuộc tại Việt Nam. Thị trường mua sắm trực tuyến cũng đang phát triển mạnh mẽ khi tình hình COVID-19 trở nên phức tạp và buộc mọi người phải thực hiện giãn cách xã hội, nhờ đó thị trường mua hàng online phát triển mạnh mẽ.

Năm nay, các thương hiệu nội thất lớn đã dần tăng cường hoạt động trên website và các kênh thương mại điện tử, thị trường trực tuyến cũng chiếm được lòng tin và gạt bỏ sự e ngại của một số người tiêu dùng về chất lượng.

Tình hình xuất khẩu đồ nội thất của doanh nghiệp Việt 

  • Đồ nội thất bằng gỗ

Theo tính toán từ số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm 2020, đồ nội thất bằng gỗ là mặt hàng xuất khẩu chính trong các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu. Tính chung 4 tháng đầu năm 2020 đồ nội thất bằng gỗ đạt 2,04 tỷ USD tăng 3,1% so với tháng 4/2019. Chiếm 61,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. 

  • Đồ nội thất phòng khách và phòng ăn

Đồ nội thất phòng khách và phòng ăn chiếm 20,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tháng 4/2020 đạt 136,9 triệu USD giảm 17% so với tháng 4/2019. Tính chung 4 tháng đầu năm đạt 674,72 triệu USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2019. 

  • Đồ nội thất nhà bếp

Xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp trong tháng 4 tăng 84,7%, đạt 49,31 triệu USD so với tháng cùng kỳ 2019. Chiếm 5,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Tính chung 4 tháng đầu năm đạt 173,26 triệu USD tăng 81,2% so với cùng kỳ năm 2019. 

Tổng quan kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất

Ngoài ra, trong 4 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu một số mặt hàng đều tăng như: Dăm gỗ đạt 601 triệu USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2019. Gỗ ván và ván sàn đạt 414 triệu USD, tăng 19,8%; cửa gỗ đạt 10,4 triệu USD, tăng 5,9%; đồ gỗ mỹ nghệ đạt 7,2 triệu USD, tăng 36,3%. 

Forest trends (một tổ chức nghiên cứu lâm nghiệp Hoa Kỳ) phối hợp với Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (Vifores) cũng đã tiến hành nghiên cứu và công bố báo cáo “Rủi ro trong gian lận thương mại các mặt hàng đồ gỗ: Trường hợp tủ bếp và sofa”. Theo số liệu của Hoa Kỳ, chỉ riêng mã hàng đồ gỗ nội thất có code 41000, mỗi năm Hoa Kỳ nhập khẩu từ các nước trên thế giới từ 36 đến 39 tỉ USD. Theo dữ liệu thống kê từ nguồn UNCOMTRADE, năm 2018 kim ngạch xuất khẩu 228 mặt hàng gỗ này của Trung Quốc vào Mỹ là 20,7 tỉ USD; từ Việt Nam vào Mỹ gần 5 tỉ USD. 

Theo Forest trends, tới nay, tổng số có 228 mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ phải chịu mức thuế mới là 28%. Bên cạnh việc phải chịu các mức thuế mới được áp dụng bởi cuộc chiến thương mại, nhiều mặt hàng đồ gỗ của Trung Quốc cũng đã phải chịu các mức thuế chống bán phá giá (AD) và chống trợ cấp (CVD) rất cao do Chính phủ Mỹ quy định. 

Cụ thể, mặt hàng tủ bếp của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ chịu 4 mức thuế chống bán phá giá từ 4,37% đến 262,18% kể từ 28/2/2020. Mặt hàng ghế sofa của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ bị áp thuế chống bán phá giá với 2 mức từ 4,27% đến 70,71% kể từ 20/12/2004. Mặt hàng gỗ dán gỗ cứng Trung Quốc vốn đang bị Mỹ áp thuế AD/ CVD kể từ ngày 04/01/2018 với mức thuế chống bán phá giá (AD) là 183,36% và thuế chống trợ cấp (CVD) là 194,9%.

Ngày 13/4/2020, phía Hoa Kỳ chính thức ra quyết định áp dụng mức thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng tủ bếp của Trung Quốc xuất khẩu sang nước này với mức thuế lên đến 48,5%, thậm chí có một số mặt hàng cùng nguyên liệu bị áp thuế lên đến 293,45%. 

Do các mức thuế mới, kim ngạch xuất khẩu năm 2019 giảm 23% so với kim ngạch xuất khẩu năm 2018. Theo tính toán của Forest Trends dựa trên nguồn số liệu của Hải quan Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu ghế sofa (HS 940171) từ Trung Quốc vào Mỹ giảm mạnh, từ gần 1,9 tỷ USD năm 2018 xuống còn gần 1,36 tỉ USD năm 2019, tương đương mức giảm 28%. Tủ bếp (HS 940340) là nhóm mặt hàng quan trọng được Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ. Giá trị kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này vào Mỹ giảm rất mạnh, từ 13,7 tỷ USD năm 2018 xuống dưới 9,7 tỷ USD năm 2019. 

Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam sang Mỹ đạt gần 5,13 tỷ USD. Kim ngạch từ thị trường này chiếm khoảng 54% trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam vào tất cả các thị trường. 

Tưởng chừng đại dịch Covid-19 sẽ làm kim ngạch xuát khẩu của các mặt hàng gỗ của Việt Nam suy giảm, nhưng thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Trong 7 tháng đầu năm 2020, các mặt hàng gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đạt 3,23 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2019. Động lực tăng trưởng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ chủ yếu đến từ nhóm hàng đồ gỗ nội, ngoại thất. Trong đó, các mặt hàng có mức tăng trưởng rất cao là: Đồ nội thất phòng bếp (mã 940340) tăng 156%, đồ nội thất bằng gỗ khác (mã 9403.60) tăng 25% và bộ phận đồ gỗ (mã 9403.90) tăng 34%. 

Các mặt hàng ghế ngồi là nhóm có giá trị xuất khẩu cao nhất vào thị trường Mỹ. Mỗi năm có khoảng 380 doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào xuất khẩu ghế sofa vào Mỹ, bao gồm các sản phẩm ghế sofa hoàn chỉnh (mã 940161) và bộ phận của ghế sofa (mã 940190). Số doanh nghiệp xuất khẩu ghế sofa vào Mỹ tiếp tục tăng: năm 2019 là 378 doanh nghiệp, thống kê trong 7 tháng năm 2020 là 388 doanh nghiệp. 

Tủ bếp (mã 94034000) là một trong nhóm mặt hàng quan trọng xuất khẩu vào Mỹ từ Việt Nam. Tủ bếp xuất từ Việt Nam còn ở dạng chi tiết bộ phận, được khai báo trong nhóm các mã hàng khác như đồ mộc xây dựng (mã 4418), nội thất bằng gỗ khác (mã 940360) hay bộ phận đồ gỗ (mã 940360). 

Trong 7 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu tủ bếp từ Việt Nam vào Mỹ đạt 235,9 triệu USD, tăng 156% so với cùng kỳ 2019, chiếm 74% trong tổng kim ngạch xuất mặt hàng này cùng kỳ cho tất cả các thị trường. Bình quân mỗi năm có khoảng trên 200 doanh nghiệp xuất khẩu tủ bếp vào Mỹ. Số doanh nghiệp trực tiếp tham gia xuất khẩu tủ bếp tiếp tục tăng: năm 2019 là 201 doanh nghiệp, trong 7 tháng năm 2020 là 207 doanh nghiệp. 

(nguồn: vneconomy.vn)

TÌM HIỂU THÊM: BÁO CÁO TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG NỘI THẤT

test