TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU NGÀNH NỘI THẤT 2023
Cập nhật ngày: 24/11/2023
Ngành nội thất của Việt Nam so với thế giới có ưu thế là chi phí rẻ, mẫu mã đa dạng từ các loại gỗ tự nhiên đến gỗ công
Ngành nội thất của Việt Nam so với thế giới có ưu thế là chi phí rẻ, mẫu mã đa dạng từ các loại gỗ tự nhiên đến gỗ công nghiệp. Do đó, tiềm năng xuất khẩu ngành nội thất rất lớn. Trong giai đoạn 2015-2020 kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm đồ gỗ của nước ta liên tục tăng, tạo nên nguồn động lực phát triển kinh tế chung cho ngành công nghiệp chế biến gỗ.
Hãy cùng Innovative Hub tìm hiểu tiềm năng xuất khẩu ngành nội thất 2023 ở Việt Nam trong bài viết sau.
Nhu cầu nội thất của thế giới
Theo số liệu được thống kê từ Hoa Kỳ, mỗi năm Hoa Kỳ nhập khẩu 36 – 39 tỉ USD đồ gỗ nội thất. Tiếp đến là thị trường EU đạt 20,9 tỷ USD, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm 2020. Theo sau đó là thị trường Hoa Kỳ đạt 20,4 tỷ USD, tăng 37,8%; Anh đạt 4 tỷ USD, tăng 39,3%…
Đối với thị trường Hoa Kỳ, tuy xung đột thương mại toàn cầu diễn biến gay gắt, nhưng Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc trở thành thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Hoa Kỳ. Tốc độ tăng trưởng rất cao sang thị trường Hoa Kỳ góp phần thúc đẩy ngành gỗ của Việt Nam phát triển vượt bậc trong năm 2021.
EU là thị trường tiềm năng sau đợt dịch Covid 19 vừa rồi, nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của EU rất lớn. Tuy nhiên đáng buồn là thị phần của Việt Nam tại EU còn rất thấp. Nhiều đối tác cung ứng cho EU đang phải chống chọi với dịch Covid-19, cộng với áp lực về giá cước vận tải biển tăng cao làm hạn chế nguồn cung gỗ và sản phẩm gỗ vào EU. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam khai thác tối đa những lợi thế mà Hiệp định EVFTA mang lại để nâng cao thị phần xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ sang thị trường này trong thời gian tới.
Một số yếu tố có thể giúp Việt Nam phát triển xuất khẩu nội thất trong tương lai
1. Chi phí sản xuất thấp:
Việt Nam có chi phí lao động thấp so với các quốc gia khác, điều này giúp sản xuất nội thất với chi phí thấp hơn, tăng tính cạnh tranh và hấp dẫn các nhà sản xuất ở nước ngoài.
2. Điều kiện tự nhiên thuận lợi:
Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi để sản xuất các sản phẩm từ gỗ như: tần bì, lim, sồi, căm xe, thông,…điều này giúp cho các nhà sản xuất dễ dàng tiếp cận nguyên liệu với chi phí thấp.
3. Nhu cầu tăng cao từ các thị trường:
Nhu cầu về sản phẩm nội thất đang tăng cao ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở các nước có thu nhập cao như Mỹ, Nhật Bản, EU, … Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để phát triển xuất khẩu.
4. Điều kiện chính sách ưu đãi:
Chính sách của chính phủ Việt Nam cũng đóng góp quan trọng để hỗ trợ các nhà sản xuất trong lĩnh vực nội thất, như miễn thuế nhập khẩu, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực này, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Vì vậy, Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển xuất khẩu nội thất trong tương lai, tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp cần tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm và cải tiến công nghệ sản xuất để cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Tiềm năng xuất khẩu nội thất của Việt Nam 2023
Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 4.900 doanh nghiệp đầu tư sản xuất chế biến đồ gỗ nội thất, là nhà xuất khẩu đồ nội thất lớn nhất Đông Nam Á, đứng thứ hai ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và đứng thứ năm trên thế giới, sau Trung Quốc, Đức, Ý và Ba Lan.
Thị trường nội thất Việt Nam có thể chia thành 2 phân khúc chính: Hàng thông thường và hàng cao cấp.
- Các sản phẩm thông thường được làm từ thợ mộc hoặc các doanh nghiệp nhỏ ở địa phương.
- Sản phẩm cao cấp thường là hàng nhập khẩu hoặc được sản xuất bởi các doanh nghiệp lớn.
Để gia tăng khả năng cạnh tranh và củng cố vị trí của mình trên thị trường toàn cầu, các nhà sản xuất nội thất Việt Nam lựa chọn cách trở thành nguồn cung cấp cho các công ty nước ngoài, với khoảng 1.500 doanh nghiệp xuất khẩu.
Khảo sát của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho thấy đồ nội thất nằm trong TOP 10 sản phẩm được mua bán phổ biến nhất trên các sàn giao dịch điện tử tại Việt Nam năm 2019. Cụ thể, đồ nội thất đứng thứ 8 trong danh sách 10 sản phẩm được mua bán trực tuyến phổ biến nhất gồm: Quần áo, giày dép; điện tử, điện lạnh; mẹ và bé; sách, văn phòng phẩm; thủ công, mỹ nghệ; linh, phụ kiện; hóa mỹ phẩm; đồ nội thất; thực phẩm, đồ uống; đồ ăn nhanh.
Trong giai đoạn 2019-2023, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của doanh thu ngành nội thất được dự báo ở mức 13,5%. Theo đó, ngành kinh doanh nội thất và sản phẩm nội thất tại Việt Nam được dự báo có doanh thu khoảng 793 triệu USD vào năm 2023.
Trong đó, nhóm mặt hàng có doanh thu cao nhất trong ngành nội thất là sản phẩm nội thất, đồ gia dụng với doanh thu 358 triệu USD trong năm 2019. Theo báo cáo của Statista, doanh thu của ngành kinh doanh nội thất tại Việt Nam xếp thứ 37 trên thị trường nội thất toàn cầu.
Innovative Hub nhận thấy ưu thế về tiềm năng xuất khẩu ngành nội thất của nước ta và nhu cầu thị trường quốc tế còn rất lớn. Các doanh nghiệp sản xuất nội thất Việt nên đẩy mạnh xuất khẩu để tăng doanh thu, tăng khách hàng và tận dụng ưu thế cạnh tranh của mình tạo nên bước ngoặt trong sự phát triển mạnh mẽ hơn.
Còn bạn đang băn khoăn không biết xuất khẩu sản phẩm của mình bắt đầu từ đâu, cần những thủ tục gì thì bạn hãy liên hệ ngay Innovative Hub, hiện chúng tôi là đại lý ủy quyền của Alibaba, thúc đẩy doanh nghiệp Việt xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Chúng tôi có đội ngũ service chuyên nghiệp giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc về hàng hóa, thủ tục khi xuất khẩu ra nước ngoài để bạn có thể an tâm chinh chiến trên thị trường mới.
TÌM HIỂU THÊM: BÁO CÁO TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG NỘI THẤT