Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NGÀNH THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM

28/01/2021

Theo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, cả nước hiện có 5.411 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 1.864 làng nghề, làng nghề truyền thống và 115

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NGÀNH THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM

Theo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, cả nước hiện có 5.411 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 1.864 làng nghề, làng nghề truyền thống và 115 nghề truyền thống đã được công nhận. Theo thống kê của Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, cứ 1 triệu USD xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ mang lại lợi nhuận gấp 5-10 lần so với ngành khai thác; giải quyết việc làm từ 3 đến 5 ngàn lao động, nhóm hàng thủ công mỹ nghệ được xếp vào nhóm sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu lớn và có tỷ suất lợi nhuận cao. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường thế giới, được xuất khẩu trên 163 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tuy có nhiều lợi thế để phát triển, ngành thủ công mỹ nghệ vẫn chưa đủ sức cạnh tranh, vươn mình ra phạm vi thế giới.

XUẤT KHẨU NGÀNH THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 

Theo số liệu của Bộ Công thương, trong giai đoạn năm 2015-2019, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam tăng trưởng trung bình 9.5%/năm, từ 1.62 tỷ USD (2015) lên đến 2.23 tỷ USD (2019). Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt 2,35 tỷ USD, trong đó có một số mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn như: các sản phẩm gốm sứ đạt 539 triệu USD; sản phẩm mây tre cói thảm đạt 484 triệu USD; sản phẩm thêu, dệt thủ công đạt 139 triệu USD. Năm 2020, trong bối cảnh của dịch COVID-19, kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng thủ công mỹ nghệ vẫn duy trì với mức tăng trưởng khá, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gốm sứ vẫn đạt 309 triệu USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2019; sản phẩm mây tre cói thảm đạt 250 triệu USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2019; sản phẩm thêu, dệt thủ công đạt 90 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2019. Dự báo trong năm 2015, mức tăng trưởng của ngành thủ công mỹ nghệ sẽ đạt 4 tỷ USD.

Một số sản phẩm chủ lực của ngành thủ công mỹ nghệ chủ yếu là gốm sứ, mây tre cói thảm, các sản phẩm thêu dệt thủ công,…

Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của ngành thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chủ yếu là: Mỹ (chiếm 35% kim ngạch xuất khẩu hàng năm), Nhật Bản, Liên minh Châu u, Úc, Hàn Quốc,…

Tuy có nhiều điều kiện để phát triển, ngành thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vẫn chưa đủ sức để cạnh tranh và xâm nhập vào thị trường quốc tế, nguyên nhân bao gồm: Thiếu nguyên liệu đầu vào, mẫu mã ít sáng tạo, doanh nghiệp mang tính gia đình chưa đầu tư công nghệ để sản xuất số lượng lớn và chưa có chiến lược marketing mạnh mẽ.

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NGÀNH THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI VIỆT NAM

Các doanh nghiệp kinh doanh ngành thủ công mỹ nghệ trên nền tảng Thương mại điện tử đem lại nhiều hiệu quả thiết thực như tăng doanh thu, giảm chi phí, quảng bá thương hiệu và tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn. Tuy nhiên, để phát triển hơn cần có các chính sách khuyến khích cũng như hỗ trợ phù hợp.

Sự kiện làng nghề Đồng Kỵ ra mắt sàn Thương mại điện tử được xem là một bước đột phá cho ngành thủ công mỹ nghệ thời kỳ công nghệ 4.0.

Tại trang Thương mại điện tử B2B lớn nhất thế giới Alibaba.com, ngành thủ công mỹ nghệ đang có mức tăng trưởng ấn tượng. Trong báo cáo Tổng quan ngành Thủ công mỹ nghệ trên Alibaba.com, những số liệu về lượt truy cập và lượng người mua quà tặng thủ công ngày càng tăng cao và phổ biến. Những thị trường xuất khẩu tiềm năng của ngành thủ công mỹ nghệ chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản, Đức,…

Là Đại lý Alibaba Việt Nam – Innovative Hub với sự hỗ trợ nhiệt tình và tinh thần làm việc năng động của đội ngũ nhân viên, đã làm cầu nối giúp doanh nghiệp quảng bá các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam ra thị trường thế giới thông qua nền tảng Thương mại điện tử Alibaba.com.