THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI NỘI ĐỊA
Cập nhật ngày: 21/10/2022
Thương mại nội địa đề cập đến hoạt động trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ trong một quốc gia. Với hình thức này, tất cả các sản phẩm chỉ
Thương mại nội địa đề cập đến hoạt động trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ trong một quốc gia. Với hình thức này, tất cả các sản phẩm chỉ được mua và bán bởi những người sống trong nước. Nội thương ngược lại với ngoại thương – nơi hàng hóa được bán tự do giữa các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, cả thương mại trong nước và quốc tế đều quan trọng trong nền kinh tế. Thương mại trong nước góp phần thúc đẩy và phục hồi sự tăng trưởng kinh tế.
Theo Bộ Công thương, mục tiêu tổng thể của Đề án Phát triển thị trường trong nước 2021 – 2025 là phát triển thị trường nội địa. Mục tiêu hướng đến là tăng cường phát triển sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng Việt Nam. Trong bài viết này, Innovative Hub sẽ làm rõ tại sao cần thúc đẩy thương mại nội địa Việt Nam.
NHỮNG LỢI ÍCH VÀ HẠN CHẾ CỦA THƯƠNG MẠI NỘI ĐỊA
Lợi ích
Đối với các doanh nghiệp, thương mại nội địa mang lại một số lợi thế nhất định.
Chi phí thấp hơn
Chi phí giao dịch liên quan đến việc bán hàng có xu hướng thấp hơn nhiều đối với thị trường nội địa do không có thuế quan và thuế hải quan. Chi phí vận chuyển cũng thấp hơn và hàng hóa có thể được đưa ra thị trường nhanh chóng hơn. Bởi vì quãng đường vận chuyển các hàng hóa trong nước sẽ ngắn hơn nhiều. Do vậy, thương mại trong nước cung cấp hàng hóa với chi phí rẻ hơn cho người tiêu dùng.
Giảm sự phụ thuộc vào bên ngoài
Bên cạnh đó, nội thương cũng thúc đẩy ý thức tự lực và tự cường trong nước. Có nghĩa rằng, khi một quốc gia đang sản xuất mọi thứ để đáp ứng nhu cầu của mình trong nội bộ, thì quốc gia đó không cần phụ thuộc vào các quốc gia khác để đáp ứng các nhu cầu của mình. Điều này làm cho quốc gia đó có nền kinh tế độc lập. Đồng thời cũng loại bỏ sự phụ thuộc vào nước ngoài.
Phân tích thị trường đơn giản hơn
Trong quá trình giao dịch trong nước, công ty hoặc nhà sản xuất phải thực hiện những nghiên cứu hoặc phân tích thị trường. Vì thị trường nội địa phạm vi không quá lớn, nên việc nghiên cứu thị trường sẽ dễ dàng hơn. Từ đó, các doanh nghiệp có thể nhận ra đối tượng mục tiêu của sản phẩm và dịch vụ. Điều này sẽ có hiệu quả về chi phí hơn so với khi phân tích thị trường quốc tế.
Hạn chế
Tuy nhiên bên cạnh đó, thương mại trong nước vẫn còn một số hạn chế.
Hạn chế về sản phẩm
Hạn chế lớn nhất của thương mại nội địa là hạn chế sự gia nhập của nhiều loại sản phẩm nhập khẩu tiên tiến do đó người tiêu dùng bị không có nhiều sự lựa chọn đa dạng.
Không có nguồn thu ngoại tệ
Nội thương sẽ không cung cấp bất kỳ nguồn thu ngoại tệ nào cho quốc gia. Tất cả các giao dịch giữa người mua và người bán chỉ được thanh toán bằng nội tệ.
Quy mô thị trường hạn chế
Đối tượng mục tiêu hạn chế là một điểm tiêu cực đối với các nhà kinh doanh trong nước. Có một số sản phẩm mà đối tượng mục tiêu trong nước là không đủ. Họ cần phải di chuyển ra ngoài lãnh thổ trong nước. Điều này tạo ra một mức lợi nhuận thấp.
THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI NỘI ĐỊA
Tổng uan
GDP năm 2021 của Việt Nam đạt 2,58%, tăng 5,22% so với cùng kỳ năm trước và dự đoán rằng mức tăng trưởng trong năm 2022 sẽ tăng lên 5,5% so với 2021.
Nhìn chung, tổng giá trị bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 01/2022 đạt khoảng 470,68 nghìn tỷ đồng. Con số này đã tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Riêng về từng ngành trong nhóm các hoạt động thương mại trong nước, theo Bộ Công thương, doanh thu bán lẻ hàng hóa trong 1/2022 đạt khoảng 383,5 nghìn tỷ đồng. Con số này đã chiếm đến 81,5% tổng mức. Về các dịch vụ ăn uống và lưu trú, doanh thu ước tính đạt khoảng 41,3 nghìn tỷ đồng. Lĩnh vực này đã giảm 11,9% khi so với cùng kỳ năm 2021. Về lĩnh vực du lịch, doanh thu đạt 993 tỷ đồng, tăng 2,7% với tháng trước đó. Về các dịch vụ khác , doanh thu ước tính đạt 44,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,7% so với cùng kỳ 2021.
Thực trạng và hành vi tiêu dùng nội địa
Trước những biến động của đại dịch, mức chi tiêu cho hàng tiêu dùng nhanh nội địa đã tăng mạnh. Đặc biệt là những người dân ở khu vực thành thị, nơi có nhiều thuận lợi về giao thông, Internet,… Sự bùng phát của đợt COVID lần thứ 4, đã khiến nhu cầu mua mang đi và tích trữ cao. Điều này đã dẫn đến kết quả chi tiêu cho hàng tiêu dùng nhanh tăng đáng kể. Tuy nhiên không phải tất cả các mặt hàng trong ngành tiêu dùng nhanh đều tăng trưởng mạnh. Một số mặt hàng được mua nhiều nhất có thể kể đến như các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, nhà cửa, thực phẩm đóng gói, thực phẩm tiện lợi,…
Hành vi mua hàng của người tiêu dùng đã thay đổi đáng kể khi thương mại điện tử bùng nổ. Lượt tìm kiếm trên Google liên quan đến bách hóa trực tuyến tăng đến 223% trong quý 2/2021 (theo IPrice). Trong khoảng thời gian cách ly, nhu cầu mua hàng hóa thiết yếu của người tiêu dùng đã tăng cao. Và cuối cùng kết quả là họ có nhiều xu hướng mua trực tuyến hơn . Như vậy, chúng ta có thể thấy mua sắm trực tuyến đã trở nên phổ biến như thế nào. Thậm chí ngay cả các mặt hàng tiêu dùng nhỏ nhất, họ cũng đã quen với việc mua trực tuyến.
Đẩy mạnh thương mại nội địa
Trải qua các đợt bùng phát dịch, người tiêu dùng có tâm lý thu hẹp chi tiêu, mua sắm. Một số mặt hàng không thiết yếu và các dịch vụ giải trí đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bởi vậy thúc đẩy thương mại nội địa là hoạt động cần thiết đối với nền kinh tế. Giải pháp kích cầu và thu hút người mua tiềm năng trở lại quan trọng nhất tại thời điểm này là các doanh nghiệp cần bảo đảm chất lượng hàng hóa kết hợp với các ưu đãi “hời” cho khách hàng.
Bên cạnh đó, việc quan trọng là làm cho người tiêu dùng nhìn nhận rõ được tầm quan trọng của các cuộc vận động như “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” , “Tự hào hàng Việt Nam”,… Vừa qua Lazada cùng với Milieu Insight đã thực hiện 1 cuộc khảo sát về hành vi người tiêu dùng. Báo cáo chỉ ra 52% người Việt ưu tiên lựa chọn những thương hiệu nội địa Việt hơn. 71% đồng ý rằng họ nhận thấy các nhà bán hàng nội địa được hỗ trợ tốt nhất trên Lazada. Không chỉ riêng Lazada, mà các nền tảng thương mại điện tử nói chung đều luôn nỗ lực để hỗ trợ các nhà bán hàng nội địa và giúp họ đem sản phẩm đến người tiêu dùng.
TÌM HIỂU THÊM: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI TRUYỀN THỐNG