MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI TRUYỀN THỐNG
Cập nhật ngày: 05/10/2022
Thương mại truyền thống bắt đầu xuất hiện từ hàng triệu năm về trước, trong giai đoạn này đồng tiền chưa xuất hiện và chỉ có các giao dịch trao
Thương mại truyền thống bắt đầu xuất hiện từ hàng triệu năm về trước, trong giai đoạn này đồng tiền chưa xuất hiện và chỉ có các giao dịch trao đổi hàng hóa với hàng hóa.
Ngày nay, thương mại truyền thống vẫn tiếp diễn nhưng dưới hình thức trao đổi bằng tiền chứ không chỉ riêng hàng hóa, và hình thức này đã không còn phổ biến vì sự ra đời của Thương mại điện tử vào đầu thế kỷ 20.
Mặc dù thương mại điện tử đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong mô hình kinh doanh để mở rộng và thu hút khách hàng, tuy nhiên nhiều người tiêu dùng vẫn khao khát trải nghiệm mua sắm theo “kiểu cũ” – mua hàng tại cửa hàng truyền thống. Vì vậy bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình thương mại truyền thống.
Thương mại truyền thống là gì?
Thương mại truyền thống đề cập đến tất cả các hoạt động mua – bán sản phẩm, từ nhà sản xuất đến các đại lý, tiếp đến các nhà phân phối bán lẻ và cuối cùng đến tay người tiêu dùng trong một ngành đơn lẻ hoặc trong một khu vực địa lý cụ thể. Thương mại truyền thống thường dựa vào tương tác mặt đối mặt với người tiêu dùng và thông tin được phổ biến bằng truyền miệng. Chức năng chính của thương mại truyền thống là cung cấp hàng hóa tiêu dùng “ đúng lúc, đúng chỗ” để thỏa mãn nhu cầu của họ
Phân loại mô hình kinh doanh truyền thống
Nhà sản xuất: Công ty theo mô hình kinh doanh nhà sản xuất – sử dụng nguyên liệu thô để tạo ra sản phẩm sau đó bán ra thị trường. Loại mô hình kinh doanh này liên quan đến việc lắp ráp các mặt hàng được sản xuất trước.
Nhà phân phối: Công ty theo mô hình kinh doanh nhà phân phối – mua sản phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất
Nhà bán lẻ: Công ty theo mô hình kinh doanh nhà bán lẻ – mua sản phẩm từ nhà phân phối. Sau đó, công ty sẽ bán số hàng này cho người tiêu dùng. Các cửa hàng như cửa hàng tạp hóa, cửa hàng bán lẻ trong trung tâm thương mại, trạm xăng, phòng khám nha khoa,… là những ví dụ về loại doanh nghiệp này.
Nhượng quyền: Công ty mua nhượng quyền của một thương hiệu rất thành công và quảng bá sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu đó tới người tiêu dùng. Nhượng quyền là một cách phổ biến để xây dựng độ nhận diện ở các khu vực địa lý khác nhau.
Tại sao người tiêu dùng ưa chuộng mô hình kinh doanh truyền thống?
Với mô hình thương mại trực tuyến, bên cạnh những lợi ích có thể mua hàng từ xa, hiển thị đầy đủ thông tin, tiết kiệm thời gian, công sức thì nhược điểm của nó đó là khách hàng không thể trải nghiệm được chất lượng sản phẩm/ dịch vụ trực tiếp. Và có những rủi ro hay gặp khi chọn mô hình thương mại trực tuyến, đó là: hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, giao hàng chậm, sản phẩm hư hỏng trong quá trình vận chuyển,..
Với mô hình thương mại truyền thống, các sản phẩm được bán trực tiếp qua các cửa hàng, người tiêu dùng có thể nói chuyện trực tiếp với nhân viên và đặt câu hỏi về sản phẩm/ dịch vụ khi cần giúp đỡ. Các cửa hàng truyền thống có khả năng cung cấp trải nghiệm mua sắm một cách rõ ràng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp truyền thống cũng cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng ngay tại cửa hàng để đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng tức thì khi mua hàng.
Vậy làm sao để một cửa hàng truyền thống thu hút khách hàng hơn?
Nhiều người tiêu dùng thường đưa ra quyết định mua hàng dựa trên các đặc điểm của một cửa hàng, tức là hình ảnh của cửa hàng hoặc các dự án thương hiệu phải đủ thu hút, đặc sắc, do đó dưới đây sẽ là một số cách để giúp cửa hàng của bạn thu hút khách hàng:
(1) Đào tạo nhân viên: Dịch vụ chăm sóc khách hàng tại điểm bán là rất quan trọng. Một thái độ phục vụ chuyên nghiệp và tận tình sẽ khiến khách hàng có ấn tượng tốt, họ sẽ cảm thấy thoải mái khi lựa chọn sản phẩm và trở thành khách hàng trung thành của thương hiệu.
(2) Chỉnh trang mặt tiền cửa hàng: mặt tiền là ấn tượng đầu tiên mà khách hàng có khi đến cửa hàng của bạn. Phải đảm bảo rằng cửa hàng luôn sạch sẽ và đang sửa chữa tốt. Các bảng hiệu thương hiệu và bảng chỉ dẫn là thứ thu hút mọi người bước vào cửa hàng của bạn ngay từ đầu, yêu cầu phải nổi bật và thu hút sự chú ý của mọi người, đảm bảo nó có thể được đọc lướt nhanh nhưng vẫn hiểu thông điệp truyền tải.
(3) Phát triển các đặc điểm nổi bật của cửa hàng và tạo sự kết nối: Kích thích giác quan của khách hàng thông qua màu sắc, mùi hương, ánh sáng, âm nhạc giúp những người qua đường tạo mối liên hệ giữa sản phẩm và trải nghiệm mua sắm mong đợi
(4) Lôi kéo khách hàng hành động: Sử dụng chiến thuật marketing như quảng cáo những ưu đãi tốt nhất bên ngoài cửa hàng, hoặc tặng những mẫu sản phẩm miễn phí đối với những người đi đường để thu hút họ
(5) Tăng thêm các tiện ích trải nghiệm: Lợi thế của mô hình thương mại truyền thống là trải nghiệm, vì vậy ta cần phải thúc đẩy điều đó bằng cách: có nơi đậu xe thoải mái rộng rãi, có nơi giữ đồ,…
KẾT LUẬN
Lợi thế mà mô hình kinh doanh truyền thống làm tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh thương mại điện tử đó là có thể dễ dàng xây dựng mối quan hệ cá nhân với khách hàng. Vì vậy, các doanh nghiệp nên biết cách tận dụng cả hai mô hình này để thu hút khách hàng, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
TÌM HIỂU THÊM: MỘT SỐ MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN CẢI TIẾN