Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

MỘT SỐ THÁCH THỨC LOGISTICS 2022

24/05/2022

Ngành Logistics ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình hoạt động của xã hội. Đặc biệt là trong sản xuất, lưu thông và phân

MỘT SỐ THÁCH THỨC LOGISTICS 2022

Ngành Logistics ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình hoạt động của xã hội. Đặc biệt là trong sản xuất, lưu thông và phân phối các sản phẩm và dịch vụ. Tại Việt nam, theo số liệu thống kê, dịch vụ Logistics chiếm khoảng từ 15-20% GDP. Ngành Logistics đã đem lại giá trị to lớn cho nền kinh tế của quốc gia. Tuy nhiên, hoạt động Logistics đã có nhiều biến động vì sự bùng phát của đại dịch COVID-19. Trong hai năm trở lại đây logistics gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận tải hàng hóa. Cùng Innovative Hub tìm hiểu những thách thức logistics năm 2022.

KHÁI QUÁT TÌNH TRẠNG LOGISTICS TRƯỚC VÀ TRONG ĐẠI DỊCH

Trước đại dịch

Trước đại dịch, ngành logistics với quy mô 20-22 tỷ USD/năm, chiếm 20,9% GDP của cả nước. Cả nước có hơn 1000 doanh nghiệp đang cung ứng dịch vụ logistics, cùng với số lượng lao động lên đến khoảng 1,5 triệu tại Việt Nam. Với tốc độ phát triển của Việt Nam trong những năm gần đây, ngành logistics đang chứng kiến sự chuyển biến tích cực với số lượng các doanh nghiệp hoạt động ngày càng nhanh và tốc độ phát triển ngày càng tăng cao. 

Trong đại dịch

Kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện và bùng phát, ngành logistics đã gặp phải nhiều thách thức. Điển hình như việc mọi hoạt động bị trì hoãn, đảo lộn và đứt gãy chuỗi cung ứng. Đây không chỉ riêng đối với Việt Nam mà còn là tình trạng chung của toàn cầu. Các dịch vụ vận tải như đường bộ, đường sắt hay đường hàng không bị thiệt hại nặng nề nhất. Vận tải biển bị tác động nhẹ hơn bởi việc giữ vững cước phí. Mặc dù yêu cầu chuyên chở có giảm sút và khó khăn về thủ tục (giấy tờ, chứng nhận sức khỏe) do đại dịch , nhưng không đáng kể. Tại Việt Nam, thực trạng tắc nghẽn trong chuỗi logistics thấy rõ nhất ở đợt bùng dịch thứ 4. Bà Nguyễn Thị Thành Thực – Chủ tịch Công ty Bagico Bắc Giang, Uỷ viên Ban chấp hành Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam cho biết trong đợt dịch vừa qua, sự “ngăn sông cấm chợ” đã khiến cho 1 kg rau tại Bình Phước có giá 8 nghìn đồng, trong khi vẫn 1 kg rau đó tại thành phố Hồ Chí Minh người dân có thể phải mua tới 70-80 nghìn đồng.  

MỘT SỐ THÁCH THỨC LOGISTICS NĂM 2022

Phức tạp và phân mảnh

Đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cần trải qua một chuỗi các quy trình và công ty liên quan. Trong đó bao gồm các nhà sản xuất, các công ty hậu cần, những người cung cấp dịch vụ lưu trữ, phân phối và vận chuyển đến các nhà bán lẻ. Không có gì đáng ngạc nhiên khi toàn bộ hệ thống rất phức tạp. 

Ba áp lực lớn của Logistics 

– Sự ảnh hưởng lớn từ đại dịch COVID-19 tạo ra một loạt hạn chế về mọi mặt từ quốc gia này đến quốc gia khác. Sự thay đổi về thời gian và địa lý đáng kể trong hoạt động cung cầu. Tình trạng thiếu nhân sự giao hàng và nhiều yếu tố khác chưa đáp ứng kịp xu hướng mua sắm tăng cao của người tiêu dùng.

– Môi trường kinh tế và kinh doanh trở nên khó khăn hơn cũng là một thách thức của logistics. Không chỉ là áp lực từ chuỗi cung ứng, các công ty phải tiếp tục đối mặt với sự thay đổi trong kinh doanh quốc tế, từ tỷ giá hối đoái biến động đến việc xây dựng đội ngũ quản lý.

– Những tác động từ môi trường bắt đầu ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng, hậu cần và ngược lại. Các quốc gia trên thế giới cần đáp ứng các mục tiêu và cam kết về phát thải, phát triển và thực hành về chuỗi cung ứng bền vững hơn trong tương lai. 

Áp lực lên chuỗi cung ứng, chi phí container cao

Việc kênh đào Suez bị tắc nghẽn năm 2021 và những áp lực từ đại dịch đã gây ra nhiều vấn đề lớn cho chuỗi cung ứng và vận chuyển. Tình trạng tắc nghẽn hàng nghìn tàu Container tại cảng đã ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển container. Điều này đã đẩy chi phí vận tải cao hơn khi tốc độ vận chuyển container liên tục tăng trưởng. 

Công suất giảm sút

Không chỉ có vấn đề về vận chuyển đường biển khiến giá cả trong ngành logistics tăng cao. Trong năm 2022, ngành logistics gặp phải sự thiếu hụt về không gian, vật liệu và con người . Việc này ảnh hưởng đến mức giá mà các doanh nghiệp xuất khẩu phải trả vào năm 2022. Trong tình hình đó, buộc các doanh nghiệp phải tính giá cho khách hàng của mình. Trong năm 2022, tình trạng thiếu hụt công suất sẽ không chấm dứt khi các công ty trì hoãn việc mở rộng đội tàu hoặc công suất vì không có nguồn nhân lực để đáp ứng. Điều này tạo ra một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp nói chung. Họ buộc phải sắp xếp hợp lý lại các quy trình của mình theo cách mà có thể  thực hiện khối lượng công việc hiện tại (hoặc nhiều hơn) với nhân sự có sẵn.

Thách thức về nhân lực 

Thị trường lao động ngành Logistics Việt Nam được đánh giá khá dồi dào. Tuy nhiên đó lại chỉ là đối với các doanh nghiệp Nhà nước đang được cổ phần hoá. Thực tế ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn nhân lực chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu của ngành. Tỷ lệ nguồn nhân lực được đào tạo bài bản về Logistics còn chiếm khá thấp, chỉ từ 5-7%. Khi đại dịch gây ra những tác động tiêu cực đến ngành kinh tế, có rất nhiều doanh nghiệp đã hoặc lâm vào phá sản dẫn đến nguồn lao động cũng bị ảnh hưởng lớn. Trong khoảng tháng 7-8/2021, sản lượng vận tải của ngành logistics đã bị sụt giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân chính là do hạn chế trong quá trình vận chuyển và thiếu hụt lực lượng lao động. Đây cũng là một thách thức lớn mà logistics phải đối mặt trong năm 2022.

LOGISTICS VƯỢT QUA THÁCH THỨC : ÁP DỤNG ROBOT VÀ TỰ ĐỘNG HÓA 

Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào logistics là một khái niệm khá mới mẻ và xa xỉ. Tuy nhiên điều này ngày càng trở nên cần thiết hơn. Trong năm 2022, Logistics đã đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn. Trong bối cảnh đó, việc áp dụng những tiến bộ về công nghệ càng trở nên cần thiết. Giá trị của việc sử dụng robot và công nghệ tự động hóa trong các quy trình có thể làm giảm các áp lực trong thị trường lao động eo hẹp.

Tìm hiểu thêm: XU HƯỚNG CHUỖI CUNG ỨNG NĂM 2022