fbpx

Tài liệu miễn phí

BÁO CÁO: TRIỂN VỌNG CHO NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

13/05/2021
BÁO CÁO: TRIỂN VỌNG CHO NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

Ngành nông nghiệp là ngành có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, không chỉ Việt Nam mà còn của thế giới. Từ nông dân và bất động sản đến nhà hàng hay siêu thị đều phải theo dõi những biến đổi diễn ra trong ngành để nắm bắt được những thay đổi và những ảnh hưởng đến việc sản xuất và phân phối thực phẩm. Những xu hướng nông nghiệp đang được nhìn thấy trong năm nay sẽ là tiền đề để phát triển trong những năm tiếp theo hoặc xa hơn nữa. Sau năm 2020 đầy sóng gió với đại dịch COVID và sự thay đổi, chuyển dịch chuỗi cung ứng, ngành nông nghiệp chứng kiến sự thay đổi từ hành vi sử dụng tài nguyên toàn cầu, khả năng dùng công nghệ mới để giám sát, trồng trọt đến các quy trình buôn bán, vận chuyển hàng hóa lưu thông trên thế giới. Tại Việt Nam, với mục tiêu chung là tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao thu nhập cho người dân ở nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực và an ninh quốc phòng. Đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hiện đại, sạch, hữu cơ, thích ứng với khí hậu và kết nối với chuỗi giá trị nông sản toàn cầu. Cùng Innovative Hub – Đại lý ủy quyền của Alibaba Việt Nam điểm qua những xu hướng nổi bật trong ngành nông nghiệp thế giới và triển vọng của các mặt hàng nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN THẾ GIỚI

Trong báo cáo Phân tích thị trường Nông nghiệp – Tăng trưởng, Xu hướng, tác động của COVID và Dự báo giai đoạn 2021 – 2026 (Agriculture Analytics Market, 2021) cho thấy, thị trường Nông nghiệp được dự báo sẽ tăng trưởng CAGR với tốc độ 14.4% trong giai đoạn năm 2021-2026. Yếu tố tăng trưởng chính của phân tích thị trường Nông nghiệp là gia tăng các sáng kiến của chính phủ để triển khai các kỹ thuật nông nghiệp cải tiến. Khối lượng dữ liệu trong lĩnh vực nông nghiệp đang tăng lên theo cấp số nhân.

Khủng hoảng kinh tế do đại dịch COVID, biến đổi khí hậu, biến động của giá dầu lửa, xu hướng đầu tư vào nhiên liệu sinh học, triển vọng tăng trưởng kinh tế,… đã gia tăng áp lực về sản xuất và nhu cầu tiêu thụ của ngành nông sản thế giới. Những yêu cầu khắt khe về các sản phẩm nông sản cùng với những nỗ lực duy trì sự bền vững của chuỗi cung ứng, truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm nông sản đã tăng lên đều đặn. Dân số tăng dần cũng là động lực giúp phát triển các giải pháp nhằm tăng năng suất và tăng cường kết nối nông dân và nông sản.

Theo báo cáo “Triển vọng Nông nghiệp 2006-2015” của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO), sản lượng tiêu thụ nông sản ở các nước đang phát triển hiện đang tăng nhanh hơn ở các nền kinh tế phát triển. Để cải thiện năng suất nông sản trong nước, các nước đang phát triển đòi hỏi phải tăng cường đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo và phát triển cơ sở hạ tầng. Đồng thời, cơ hội xâm nhập vào thị trường ở một số nước đang phát triển cũng gắn liền với xu hướng dịch chuyển việc sản xuất và xuất khẩu hàng hóa nông sản từ các nước OECD sang các nền kinh tế đang phát triển khác.

LỢI THẾ VÀ THÁCH THỨC CỦA NÔNG SẢN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

Việt Nam với những thế mạnh về điều kiện tự nhiên và nông nghiệp, nông sản Việt đang dần được quảng bá rộng rãi, cạnh tranh với hàng hóa nông sản quốc tế. Với mức tăng trưởng bình quân đạt 3.5%/năm, mức cao ở khu vực Châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng. Sau khoảng thời gian thiếu lương thực kéo dài năm 1989, Việt Nam đã dần vươn mình thành quốc gia xuất khẩu nông sản trên thế giới. Giai đoạn năm 2008-2017, tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp của Việt Nam đạt bình quân 2.66%/năm, năm 2018 đạt 3.76%, đến năm 2019 đạt 2.2% và năm 2020 với ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid, tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp của Việt Nam vẫn đạt 2.65%.

Cơ cấu nội ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế để phù hợp với thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển theo tiêu chuẩn VietGAP với trên 62% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đề ra mục tiêu năm 2021 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trên 2.8-3% với tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới là 70%; ít nhất 200 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh 91%; Thành lập mới 2.000 HTX nông nghiệp; cả nước có 19.500 Hợp tác xã Nông nghiệp trong đó trên 16.500 Hợp tác xã Nông nghiệp hoạt động hiệu quả.

Xem PREVIEW BÁO CÁO tại LINK dưới và ĐĂNG KÝ NHẬN FULL EBOOK tại:  https://forms.gle/5cQF9ZdKSgCzuPvFA