Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

Nông sản là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu nổi trội của Việt Nam năm 2020 vừa qua, lập kỷ lục mới với giá trị xuất khẩu đạt 41.2 tỷ USD. Đó là thành quả đáng kinh ngạc của những người nông dân và của cả doanh nghiệp Việt đã nỗ lực nắm bắt tình hình, cơ hội dù là nhỏ nhất trong hoàn cảnh dịch COVID bùng nổ và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho nền kinh tế. Năm 2020 cũng ghi nhận Thương mại điện tử ngành Nông sản có sự phát triển vượt bậc khi ghi nhận một số mặt hàng nông sản đã tiến vào thị trường mới như: Bưởi đào đường của Bắc Giang xuất khẩu sang Nga, vải thiều tươi được xuất khẩu sang Nhật Bản, chuối Việt Nam được siêu thị Hàn Quốc bày bán,…. Báo cáo Nông sản Xuất khẩu nông sản Việt Nam năm 2020 là tài liệu của Innovative Hub tổng hợp và gửi đến quý khách hàng nhằm giúp các doanh nghiệp quan tâm đến xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng có tầm nhìn tổng quát về tình hình xuất khẩu của nông sản trong năm vừa qua.

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM NĂM 2020

Một năm 2020 vất vả đã qua, cùng chào đón những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm 2021, với một năm kinh tế khó khăn của Việt Nam và thế giới, các hoạt động xuất nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Tuy nhiên, đối với các mặt hàng thiết yếu như nông sản, kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng trưởng ấn tượng: 41.2 tỷ USD. Trong khi nhiều nước lao đao khi tăng trưởng kinh tế tụt dốc, kim ngạch tăng trưởng đạt mức âm thì Việt Nam tự hào vừa khống chế tốt dịch bệnh, vừa duy trì kinh tế đạt mức tăng trưởng dương.

Nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu nổi trội trong năm 2020 vừa qua. Với các mặt hàng nổi bật như: xuất khẩu gạo Việt Nam đã lập kỷ lục về giá, trung bình khoảng 500 USD/tấn. Tuy khối lượng xuất khẩu giảm 3,5% nhưng lại tăng 9,3% về giá trị kim ngạch với hơn 3 tỷ USD trong năm 2020. Về chủng loại xuất khẩu, gạo chất lượng cao đạt 85% tỷ trọng xuất khẩu. Cụ thể giá trị xuất khẩu gạo trắng chiếm 40,7% tổng kim ngạch; gạo jasmine và gạo thơm chiếm 37,6%; gạo nếp chiếm 17,4%; gạo japonica và gạo giống Nhật chiếm 4,2% (tính đến tháng 11/2020).

Ngoài ra, các mặt hàng nông sản xuất khẩu tiêu biểu khác như cafe, hạt điều, chè, rau quả, trái cây như thanh long, chuối,.. cũng ghi nhận giá trị xuất khẩu khả quan.

Tại Báo cáo tình hình xuất khẩu của Việt Nam năm 2020, Innovative Hub cũng tổng hợp những thị trường tiềm năng trên thế giới về xuất khẩu nông sản. Nhờ công tác phòng chống dịch hiệu quả mà Việt Nam đã nâng cao mức độ uy tín của mình trên thị trường quốc tế, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng như từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

LỢI THẾ VÀ THÁCH THỨC CHO DOANH NGHIỆP VIỆT XUẤT KHẨU NÔNG SẢN TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

Nhờ có sự ưu đãi của thiên nhiên cùng với nâng cao kỹ năng canh tác mà nền nông nghiệp của Việt Nam ngày càng phát triển với chất lượng nông sản ngày càng cao, phù hợp với tiêu chuẩn của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong khoảng thời gian năm 2028-2017, tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp của Việt Nam đạt bình quân 2.66%/năm, năm 2018 đạt 3.76%, năm 2019 đạt 2.2% và năm 2020 đạt 2.65%.

Không chỉ có lợi thế về sản xuất, xuất khẩu nông sản cũng ghi nhận nhiều kết quả khả quan. Đặc biệt, năm 2020, Việt Nam tham gia ký kết nhiều hợp động thương mại quốc tế nâng cao năng lực cung cấp nông sản và mở cửa hội nhập với thế giới.

Nhắc đến xu hướng phát triển kinh tế năm 2020, Thương mại điện tử được xem là bước phát triển đột phá, giúp hàng trăm doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng trì trệ, suy thoái do ảnh hưởng dịch COVID. Mặc dù đã phát triển từ những năm trước, nhưng năm 2020 Thương mại điện tử mới thực sự bùng nổ với nhiều xu hướng mới và nổi bật. Tại Báo cáo xuất khẩu ngành Nông sản Việt Nam, Innovative Hub cũng đề cập đến những lợi thế và thách thức của doanh nghiệp khi xuất khẩu nông sản cũng như những xu hướng Thương mại điện tử nổi bật của Nông sản Việt.

Doanh nghiệp có thể xem bản Preview tại Link dưới hoặc Đăng ký nhận FULL BÁO CÁO TẠI link: https://forms.gle/qsFPw6PqSvdNc1a2A

 

Nhận tài liệu ngay!