Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

Báo cáo tình hình xuất khẩu gỗ và lâm sản Việt Nam năm 2020 là tài liệu của Innovative Hub thống kê với những dữ liệu về sự phát triển của ngành gỗ và lâm sản của Việt Nam trong năm 2020 vừa qua. Nhắc đến năm 2020, chắc hẳn nhiều người sẽ nhớ đến cột mốc đại dịch COVID gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho nền kinh tế thế giới. Năm 2020 cũng ghi nhận sự cố gắng của cả một cộng đồng dân tộc chúng ta trong công tác phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế quốc gia. Nền kinh tế vẫn giữ được đà tăng trưởng dương là thành quả đáng tự hào của Việt Nam, trong đó ngành gỗ và lâm sản là một trong 9 ngành có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD. Với nhiều kế hoạch được đặt ra trong năm 2021, ngành gỗ và lâm sản dự đoán sẽ là một trong những ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Cùng Innovative Hub – Đại lý Alibaba tại Việt Nam phân tích những khía cạnh tăng trưởng của ngành gỗ và lâm sản Việt trong năm vừa qua.

XUẤT KHẨU GỖ VÀ LÂM SẢN VIỆT NAM TRONG NĂM 2020 PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO?

Cũng như các ngành công nghiệp khác, ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản cũng gặp nhiều khó khăn trong năm 2020. Tuy nhiên, trong quý 2 của năm 2020, sản xuất thương mại ngành gỗ và lâm sản đã có những dấu hiệu khởi sắc hơn, lấy lại đà tăng trưởng, giá trị xuất khẩu tăng đáng kể so với các tháng đầu năm.

Theo Báo cáo của bộ Công thương, xuất khẩu gỗ và lâm sản Việt Nam đạt 13.17 tỷ USD trong năm 2020, tăng 16,4% so với năm 2019, đóng góp 31% tổng giá trị xuất khẩu ngành nông nghiệp, đạt 5% tổng giá trị xuất khẩu cả nước. Đặc biệt, có đến 10 tỷ USD là xuất siêu, tăng 17,9% so với 2019, góp phần tạo nên thành tích thặng dư thương mại hơn 10 tỷ USD của toàn khối nông – lâm – ngư nghiệp.

VIỆT NAM LÀ NƯỚC CÓ TÀI NGUYÊN GỖ VÀ LÂM SẢN PHONG PHÚ

Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2020 của Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết: Năm 2020, Việt Nam đã trồng được 230.000 rừng tập trung. Diện tích khoanh nuôi, bảo vệ, phục hồi rừng sản xuất diễn tiến theo hướng tích cực. Cùng với đó, tổng sản lượng nguyên liệu gỗ của Việt Nam ước tính đạt 21 triệu tấn, đáp ứng được 80% nhu cầu chế biến gỗ trong nước. Tổng diện tích rừng toàn quốc đạt trên 14,6 triệu ha, tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc ước tính đạt 42%

THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU GỖ VÀ LÂM SẢN VIỆT NAM TRÊN QUỐC TẾ

Gỗ và những sản phẩm gỗ của Việt Nam là mặt hàng xuất khẩu được nhiều thị trường ưa chuộng. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc là những thị trường nhập khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm 78,4% trong tổng giá trị xuất khẩu ngành hàng này. Năm vừa qua, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng mạnh tại các thị trường: Hoa Kỳ tăng 1,8 tỷ USD tương đương tăng 34%; Canada tăng 28,8 triệu USD tương đương tăng 14,4%; Australia tăng 20,1 triệu USD tương đương tăng 13,6%; Thái Lan tăng 9,3 triệu USD tương đương tăng 20,4%; Bỉ tăng 5,4 triệu USD 13,7% so với năm 2019. Đặc biệt, trong nhóm các nước xuất khẩu đồ gỗ nội ngoại thất vào thị trường EU, năm 2020 chỉ có Việt Nam giữ vững được giá trị xuất khẩu vào thị trường này.

Với việc đa dạng các mặt hàng, phân tích những xu hướng và nhu cầu của thị trường, ngành gỗ và lâm sản Việt hiện đang có rất nhiều lợi thế và cơ hội phát triển ở nhiều thị trường lớn và tiềm năng trên quốc tế.

Đọc bản PREVIEW ở link dưới và ĐĂNG KÝ FULL EBOOK tại link: https://forms.gle/9Qr4gf4DypHGGesq5

Nhận tài liệu ngay!