Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

18/11/2022

Trong những năm gần đây, thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ và đang dần trở thành phương thức kinh doanh phổ biến, và ngày càng được

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

Trong những năm gần đây, thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ và đang dần trở thành phương thức kinh doanh phổ biến, và ngày càng được nhiều doanh nghiệp và người dân biết đến. Sự đa dạng về mô hình hoạt động, đối tượng tham gia cũng như chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ với sự hỗ trợ của hạ tầng internet và ứng dụng công nghệ hiện đại đã đưa thương mại điện tử trở thành trụ cột không thể tách rời trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Cùng Innovative Hub tìm hiểu thêm về sự phát triển của thương mại điện tử trong bối cảnh hiện nay qua bài viết sau.

DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG TMĐT NĂM 2022

Năm 2022, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam được các chuyên gia dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh và tạo xung lực mới cho tăng trưởng của nền kinh tế. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam xây dựng những chiến lược kinh doanh mới, tiếp cận các kênh phân phối hiện đại, từ đó mở rộng thị trường sẵn sàng cho phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Thị trường TMĐT sẽ tiếp tục phát triển khi người tiêu dùng ngày càng quen với việc mua sắm hàng hóa và dịch vụ trực tuyến. Dự báo về thị trường TMĐT Việt Nam 2022, các chuyên gia đã đưa ra một số xu hướng trong đó có thể chỉ ra 3 xu hướng. Xu hướng thứ nhất là cá nhân hóa trải nghiệm người mua hàng. Xu hướng thứ hai là thanh toán không tiền mặt và Xu hướng thứ ba là tiêu dùng thân thiện với môi trường.

Ngoài ra, tác động của đợt bùng phát COVID-19 giai đoạn 2020-2021 đã mang lại những thay đổi trong hành vi tiêu dùng, thói quen tiêu dùng và yêu cầu chuyển đổi kỹ thuật số cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và các doanh nghiệp lớn có thể đối phó với những thách thức do đại dịch COVID-19 mang lại. Theo Bộ Thương mại điện tử và Kinh tế số, những động lực này sẽ tiếp tục trong tương lai sau khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát và đưa sự phát triển thương mại điện tử của Việt Nam lên một mức độ chưa từng có.

Phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh hiện nay

Theo số liệu thống kê của cục TMĐT và kinh tế số Bộ Công Thương (2020), các loại hàng hóa dịch vụ được người tiêu dùng lựa chọn mua online nhiều nhất là thực phẩm (52%); quần áo, giày dép, mỹ phẩm (43%); thiết bị đồ dùng gia đình (33%)…

Ngoài ra, một số sàn lớn cũng ghi nhận việc DN thực phẩm đồ uống, đồ tươi sống cũng đã bắt đầu “lên sàn”, điều không phổ biến trước đây. 6 tháng đầu năm 2021, ở khu vực phi thành thị có khoảng 8.000 hộ nông dân tiếp cận, 15.000 mặt hàng nông sản được đưa lên sàn, tăng khoảng 91% so với cùng kỳ 2020.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, doanh thu thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam năm 2021 ước đạt 13,7 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020. Trong đó hơn 70% giao dịch chủ yếu đến từ Hà Nội và Hồ Chí Minh. Điều này cho thấy quy mô phát triển TMĐT giữa các địa phương còn chưa đồng đều.

Một xu hướng tất yếu cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển của TMĐT đó là thanh toán điện tử. Hàng năm, 80% người mua sắm ưa chuộng thanh toán tiền mặt, nhưng hiện nay hình thức thanh toán ví điện tử đang ngày càng phổ biến. Theo số liệu của các sàn TMĐT lớn, hình thức này sẽ ngày càng chiếm ưu thế vì hiện có nhiều chương trình khuyến mại, voucher giảm giá để thu hút người tiêu dùng, bên cạnh đó là tính tiện lợi, nhanh chóng, an toàn…

Cơ hội bùng nổ của thương mại điện tử 2022

Dự báo, năm 2022 TMĐT sẽ tiếp tục phát triển và tạo ra những xu hướng tiêu dùng mới và đến năm 2025, quy mô TMĐT Việt Nam có thể đạt 52 tỷ USD, trở thành nền kinh tế có thị trường TMĐT đứng thứ 3 khu vực ASEAN.

Ngoài ra, quá trình chuyển đổi số còn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi sự tăng trưởng nhanh chóng đến từ người dùng trong lĩnh vực TMĐT. Người tiêu dùng cũng đã thay đổi thói quen tiêu dùng và mua sắm khi mua sắm trực tuyến (online) nhiều hơn, khi có đến 97% người tiêu dùng mới vẫn đang sử dụng dịch vụ và 99% có ý định tiếp tục sử dụng trong tương lai. Việc duy trì mức độ cao trong tiêu dùng kỹ thuật số đã trở thành một lối sống. Người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Theo các chuyên gia, Việt Nam hiện có quy mô tiêu dùng đáng kể, sẽ tạo dư địa rất lớn cho sự tăng trưởng quy mô TMĐT trong tương lai. Việt Nam được kỳ vọng sẽ là thị trường TMĐT phát triển nhanh nhất Đông Nam Á vào năm 2026, với tổng giá trị hàng hóa TMĐT đạt 56 tỷ USD. Hiện tại, Việt Nam đang đi đầu trong việc thúc đẩy thay đổi và nắm bắt cơ hội phát triển dựa trên chuyển đổi kỹ thuật số trong thời kỳ hậu COVID-19.

TÌM HIỂU THÊM: PHÂN TÍCH TRIỂN VỌNG NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NĂM 2022