Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

SỰ BÙNG NỔ CỦA CÁC NỀN TẢNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B 2022

02/06/2022

Thị trường Thương mại điện tử B2B toàn cầu đã có sự gia tăng về gián đoạn chuỗi cung ứng. Cùng với đó là số lượng đơn đặt hàng tăng,

SỰ BÙNG NỔ CỦA CÁC NỀN TẢNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B 2022

Thị trường Thương mại điện tử B2B toàn cầu đã có sự gia tăng về gián đoạn chuỗi cung ứng. Cùng với đó là số lượng đơn đặt hàng tăng, sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng và gia tăng mua sắm trực tuyến. Các yếu tố này đã ảnh hưởng đến xu hướng phát triển của Thị trường Thương mại điện tử B2B. Theo Vantage Market Research, Thị trường Thương mại Điện tử B2B toàn cầu ước tính đạt 18,97 nghìn tỷ USD vào năm 2028, tăng từ 6,92 nghìn tỷ USD vào năm 2021, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 18,30%. Hãy cùng Inovative Hub tìm hiểu sự bùng nổ của các nền tảng Thương mại điện tử B2B năm 2022.

ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B 2022

Sau khi đại dịch COVID 19 bùng phát, mua sắm trực tuyến đã bùng nổ hơn bao giờ hết. Bởi vì người tiêu dùng cảm thấy tẻ nhạt và không thoải mái khi phải di chuyển đông đúc. Hơn nữa các nền tảng Thương mại điện tử cũng cung cấp một số tính năng chính để tạo ra hoạt động kinh doanh thương mại điện tử B2B mạnh mẽ. Từ đó cũng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng tối đa của Thị trường thương mại điện tử B2B. Những tính năng này bao gồm tính sẵn có của danh mục và giá cả cụ thể từ khách hàng, cung cấp số lượng lớn hàng hóa, chiết khấu hàng loạt, cung cấp khả năng hạn chế truy cập, khả năng sắp xếp lại các sản phẩm đã mua trước đó và một số sản phẩm khác.

Nhiều chuyên gia kinh doanh nâng cấp chiến lược kinh doanh của họ để cung cấp kết quả chất lượng. Để thực hiện điều đó, chủ sở hữu trang web B2B đã tuân theo một số tiến bộ trong trang web của họ. Họ đã tiến hành tối ưu hóa thiết kế và tốc độ của trang web trên các thiết bị. Họ cũng ưu tiên mang đến trải nghiệm mua hàng liền mạch cho các khách hàng. Ngoài ra, áp dụng tính năng ‘tìm kiếm và thêm từ khóa phủ định‘ trong trang web có thể cải thiện kết quả tìm kiếm và làm tăng tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của thị trường B2B.

SỰ BÙNG NỔ CỦA CÁC NỀN TẢNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B VIỆT NAM 2022

Bức tranh nền kinh tế số Việt Nam

Thương mại điện tử nổi lên như là trụ cột tăng trưởng kinh tế số của Đông Nam Á. Trong đó phải kể đến Việt Nam – một đất nước có nhiều tiềm năng phát triển thương mại điện tử . Theo Bộ Công Thương Việt Nam (MOIT), vào năm 2020, giá trị ngành bán lẻ đạt 170 tỷ USD. Theo dự kiến, ​​sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) hơn 10% trong giai đoạn 2021-2026. Năm 2022, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng 31%. Cũng đồng nghĩa giá trị đã tăng lên 21 tỷ USD, tăng 53% so với cùng kỳ năm trước. Sự tăng trưởng đó chính nhờ vào thương mại điện tử. Theo dự đoán, nền kinh tế số Việt Nam sẽ chạm mốc 57 tỷ USD vào năm 2025.

Nền kinh tế số Việt Nam khi đại dịch bùng phát

Từ khi bắt đầu đại dịch, Việt Nam đã có thêm 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới. Trong đó, 55% trong số họ đến từ các khu vực phi thành phố lớn. Đến năm 2025, số lượng người dùng thương mại điện tử tại Việt Nam được dự đoán tăng 37%. Con số tăng trưởng này cũng tương đương 71 triệu người. Theo ước tính của eCommerce DB, Việt Nam cũng sẽ có mức tăng trưởng người dùng lớn nhất, với mức tăng 37% từ năm 2021 đến năm 2025, so với Trung Quốc (24%), Hoa Kỳ (11%) và Vương quốc Anh (6%).

Có một nguồn vốn khổng lồ được rót vào các công ty khởi nghiệp Thương mại điện tử. Trong đó thương vụ đáng chú ý nhất vào năm 2021 thuộc về Tiki. Đây là một nền tảng Thương mại điện tử địa phương với tổng vốn tài trợ là 285 triệu đô. 3 trong 4 thương vụ trong lĩnh vực Thương mại điện tử đã thuộc về Thương mại điện tử B2B. Nguyên nhân cơ bản là do thị trường thương mại điện tử B2C đang bị pha loãng. Theo iPrice Group, 86% thị phần thuộc về 3 công ty hàng đầu: Shopee (57%), Lazada (16%) và Tiki (13%).

Alibaba thay đổi các doanh nghiệp 

Từ tháng 6 năm 2009, Alibaba xuất hiện tại Việt Nam để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Họ có thể giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm đối tác tại các thị trường nước ngoài với tư cách Nhà cung cấp vàng trên Alibaba . Với hơn 32% doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam thiết lập quan hệ kinh doanh với các đối tác nước ngoài thông qua các kênh trực tuyến. Cùng với lực lượng lao động lành nghề, các sản phẩm chất lượng cao như đồ nội thất, dệt may và thực phẩm, và giá cả cạnh tranh khiến Việt Nam trở thành một thị trường tiềm năng cho những người mua sử dụng Alibaba.com để tìm nguồn hàng họ cần cho doanh nghiệp của họ.

Nhờ công nghệ số, các kênh bán hàng trực tuyến đã thay đổi các tổ chức bán hàng. Thông qua Alibaba.com, các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều cơ hội lớn. Trong đó có quảng bá và xuất khẩu sản phẩm trực tiếp tới 260 triệu khách hàng tại hơn 190 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Cùng với đó là nhiều lợi ích giảm chi phí liên quan đến xúc tiến thương mại truyền thống. Có thể kể đến như tham gia hội chợ, triển lãm, đặt văn phòng tại các thị trường mục tiêu.

TÌM HIỂU THÊM: NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B