QUẢN TRỊ VẬN HÀNH & CHUỖI CUNG ỨNG HẬU ĐẠI DỊCH COVID 19
Cập nhật ngày: 29/08/2022
Sau đại dịch Covid 19 mọi thứ đã thay đổi sau đợt tắc nghẽn chuỗi cung ứng. Chúng ta vẫn đang thích ứng dần với trạng thái bình thường mới.
Sau đại dịch Covid 19 mọi thứ đã thay đổi sau đợt tắc nghẽn chuỗi cung ứng. Chúng ta vẫn đang thích ứng dần với trạng thái bình thường mới. Người tiêu dùng, doanh nghiệp đều thay đổi về cách thức mua sắm và bán hàng, vậy câu hỏi đặt ra là Quản trị vận hành & chuỗi cung ứng hậu đại dịch Covid 19 như thế nào để đạt được hiệu quả tối ưu trong thời bình thường mới? Hãy cùng Innovative Hub tìm hiểu về quản trị vận hành và chuỗi cung ứng hậu đại dịch covid 19.
CHUỖI CUNG ỨNG LÀ GÌ?
Chuỗi cung ứng tên tiếng Anh là Supply Chain là toàn bộ hoạt động đưa nguyên liệu thô thành thành phẩm là sản phẩm đến tay người tiêu dùng với tài nguyên là con người, thông tin, vận chuyển và các nguồn lực khác có liên quan đến trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào hoạt động này.
Trong đó chuỗi cung ứng sẽ bao hàm cả nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà vận chuyển, nhà kho, các đại lý bán lẻ và cả khách hàng.
Để nhà sản xuất thu lại lợi nhuận như mong muốn, quản trị vận hành và chuỗi cung ứng cần phải hiệu quả và cách nào quản trị chúng cho hiệu quả?
Quản trị vận hành & chuỗi cung ứng tắc nghẽn trong đại dịch Covid 2019-2021 vừa qua
Trong năm 2019 đến 2021 chúng ta đã chứng kiến sự kinh khủng của đại dịch đến nhường nào. Sự tắc nghẽn chuỗi cung ứng toàn cầu đã diễn ra. Hàng ngàn chuyến bay bị ngừng bay. Đường bộ, đường thủy cũng đóng băng trong thời gian đó.
Ngay cả trong nước ta cũng vậy, việc di chuyển chở hàng hóa cũng gặp rất nhiều khó khăn từ thành phố này sang thành phố khác, từ tỉnh này sang tỉnh khác, từ quận này sang quận khác.
Nông sản ở vùng miền Tây, vùng đồng bằng, vùng trung du… trồng trọt được nhưng lại khó có thể đến tay người tiêu dùng vì sự kiểm soát khắt khe dịch bệnh giữa từng vùng. Chuỗi cung ứng thời gian đó xem như tạm đóng băng trong thời gian khá dài.
Hàng ngàn doanh nghiệp đóng cửa sau dịch Covid 19 mở cửa trở lại vì khó có thể trụ nổi vốn, tiền mặt bằng, tồn kho, chi phí nhân công, hàng hóa hư hỏng… đổ dồn vào thời điểm khó khăn đó. Nhất là những doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ – những doanh nghiệp đóng góp không lớn trong phát triển kinh tế của nước nhà.
Tuy nhiên, khủng hoảng cũng chính là cơ hội, nhiều doanh nghiệp chuyển mình và phát triển tốt hơn sau đại dịch. Nổi bật nhất là việc giải cứu vải thiều Bắc Giang, nhờ sự hỗ trợ của tỉnh Bắc Giang mà mọi thứ được kiểm soát vô cùng tốt đẹp. Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang đã đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương hỗ trợ tỉnh kết nối, thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông sản và mong muốn các doanh nghiệp phân phối, hệ thống siêu thị, chợ đầu mối… tích cực tiêu thụ.
Bài học linh hoạt trong khâu quản trị vận hành chuỗi cung ứng của vải thiều Bắc Giang
Bắc Giang không những lường trước được khó khăn và xây dựng kịch bản ứng phó mà còn mở rộng thêm kênh bán hàng để tăng tiêu thụ. Các bác nông dân cũng nhờ nền tảng mạng xã hội mà tự giải cứu được cả tấn hàng đem đến phục vụ các tỉnh thành trong nước.
Theo đó, kịch bản 1, nếu dịch bệnh được kiểm soát, vải thiều được tiêu thụ thuận lợi với sản lượng tiêu thụ 50% trong nước (khoảng 90.000 tấn), 50% xuất khẩu (khoảng 90.000 tấn), vải được tiêu thụ tại thị trường trong nước tập trung tại các chợ đầu mối; tập đoàn phân phối có hệ thống siêu thị; doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, chợ truyền thống, sàn thương mại điện tử. Thị trường xuất khẩu gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Thái Lan, Mỹ, EU…
Kịch bản 2, nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp, vẫn trong tầm kiểm soát, sản lượng vải thiều được tiêu thụ 70% trong nước (khoảng 130.000 tấn), 30% xuất khẩu (khoảng 50.000 tấn). Vải tiêu thụ trong nước tại các chợ đầu mối như: Thủ Đức, Bình Điền (TP Hồ Chí Minh), Long Biên (Hà Nội), Hòa Cường (Đà Nẵng)… sản lượng khoảng 55.000 tấn; các tập đoàn phân phối lớn 20.000 tấn; sàn thương mại điện tử 2.000 tấn; chợ truyền thống 13.000 tấn và một phần vải dành để sấy khô.
Kịch bản 3, khi dịch COVID-19 ảnh hưởng toàn diện, hoạt động xuất khẩu đóng băng, sản lượng vải thiều chủ yếu tiêu thụ nội địa. Theo đó, tỉnh sẽ hỗ trợ tiêu thụ vải thiều cho bà con nông dân tại thị trường trong nước. Tiêu thụ tại các chợ đầu mối lớn 80.000 tấn; các tập đoàn phân phối có hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại khoảng 30.000 tấn; các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu (gồm: Công ty cổ phần Thực phẩm Đồng Giao, Công ty TNHH MTV Dũng Sỹ, Công ty Thực phẩm Á Châu…) 30.000 tấn. Số còn lại tiêu thụ tại chợ truyền thống, sàn giao dịch thương mại; để sấy khô và chế biến khác.
Quản trị vận hành & chuỗi cung ứng hiệu quả sau Covid
Theo Rajeev Jain Director việc quản trị vận hành & chuỗi cung ứng cần thay đổi những yếu tố sau sẽ góp phần tạo nên hiệu quả cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả sau đại dịch:
- Thiết lập giao tiếp chặt chẽ hơn với các khách hàng chiến lược hàng đầu để hiểu tình hình cung và cầu của họ
- Hiểu và kích hoạt các nguồn cung cấp thay thế bằng việc bám sát thông tin
- Bố trí lại hàng tồn kho chiến lược để ngăn chặn việc dự trữ trong trường hợp gián đoạn lao động hoặc đóng cửa biên giới
- Tăng cường khả năng hiển thị tài liệu liên kết
- Tập trung vào sự nhanh nhẹn lên lịch sản xuất
- Xem xét và đánh giá các phương thức vận chuyển thay thế (cho cả chiều đi và đến) với sự cân bằng về chi phí, thời gian, tính khả dụng và tính linh hoạt
- Chạy mô phỏng và các kịch bản toàn cầu để đánh giá tác động của các giải pháp thay thế giảm thiểu rủi ro
Để chuẩn bị và đối phó với các dấu hiệu phục hồi:
⦁ Chuẩn bị cho sự thay đổi kênh. Ngay cả trong dài hạn, vẫn có khả năng nhận thấy nhu cầu chuyển dịch đáng kể sang các kênh thương mại điện tử. Do đó, các công ty nên bắt đầu tăng cường năng lực thương mại điện tử, xem xét lại các chính sách về khoảng không quảng cáo kênh của họ và các rào cản “chặng cuối”.
⦁ Nhận tín hiệu yếu. Các nhà lãnh đạo sẽ tìm kiếm các tín hiệu về sự thay đổi nhu cầu trong các danh mục và phản ứng của các tổ chức trong việc ứng phó với cuộc khủng hoảng hiện tại để xem những cơ hội nào có thể được tìm thấy trong các tín hiệu đó và làm thế nào chúng có thể được hệ thống hóa và khuếch đại.
⦁ Đầu tư vào chuỗi cung ứng kỹ thuật số và các công cụ hiển thị. Số hóa chuỗi cung ứng giúp cải thiện tốc độ, độ chính xác và tính linh hoạt của các phản ứng cung và cầu. Triển khai các công cụ cung cấp tầm nhìn hạn chế về năng lực của các nhà cung cấp cấp một, cấp hai và cấp ba.
⦁ Xem xét tối ưu hóa hơn nữa các chiến lược hàng tồn kho và mạng lưới chuỗi cung ứng. Sử dụng phân khúc, xác định những sản phẩm nào có thể cần được xây dựng trước để phục hồi. Đánh giá mạng lưới chuỗi cung ứng về tính linh hoạt trong năng lực sản xuất.
⦁ Đánh giá và chuyển đổi tổ chức mua sắm của bạn. Các công ty có thể giới thiệu công nghệ mua sắm kỹ thuật số để hưởng lợi từ mạng xã hội của nhà cung cấp. Việc triển khai mạng xã hội của nhà cung cấp trong việc tìm nguồn cung ứng và quản lý vòng đời của nhà cung cấp có thể tăng cường khả năng tìm nguồn cung ứng và sự hợp tác của nhà cung cấp trong những hoàn cảnh khó khăn
COVID-19 đã tạo ra sự tàn phá cho nhiều công ty, chưa nói đến chi phí cá nhân trên toàn cầu. Tuy nhiên, với tư cách là các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, chúng ta có trách nhiệm nhìn về phía trước và đưa ra quyết định về bối cảnh mà hậu quả của nó sẽ hiện tại. Các tổ chức có tư duy lãnh đạo tương lai có thể phản ánh, phân tích, phản ứng và chuyển đổi tổ chức của họ sẽ được trang bị tốt hơn để xử lý các cuộc khủng hoảng gay gắt như vậy và cũng có thể ứng phó khi nền kinh tế cuối cùng phục hồi.
Nguồn tham khảo: https://www.tcs.com/perspectives/articles/what-will-your-supply-chain-look-like-after-this-pandemic
TÌM HIỂU THÊM: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN VÀ NÂNG CẤP CHUỖI CUNG ỨNG 2022