fbpx

TIN TỨC

NHU CẦU XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN VIỆT SANG THỊ TRƯỜNG EU

17/03/2023 TIN TỨC
NHU CẦU XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN VIỆT SANG THỊ TRƯỜNG EU

Quan hệ thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp giữa Việt Nam và EU không ngừng được cải thiện trong thời gian qua, đặc biệt nhờ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA).

Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu từ EU chủ yếu là vật tư thiết bị nông nghiệp, sản phẩm chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Cùng Innovative Hub tìm hiểu thêm về nhu cầu xuất nhập khẩu nông sản Việt sang thị trường quốc tế EU qua bài viết sau.

  1. Tình hình xuất nhập khẩu chung

Sáu tháng đầu năm 2021 chứng kiến thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và thị trường châu Âu có xu hướng khởi sắc so với các quý trước đó nhờ những lợi thế mang lại từ các hiệp định thương mại tự do với khu vực, đặc biệt là EVFTA, UKVFTA, EAEU-VNFTA và các nước khu vực châu Âu bắt đầu mở cửa lại nền kinh tế bắt đầu từ quý II/2021 (xem biểu đồ). Quý III/2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 tại Việt Nam khiến một số ngành sản xuất bị gián đoạn (đặc biệt tại 19 tỉnh phía Nam – vùng kinh tế trọng điểm xuất khẩu), lưu thông hàng hóa và nguyên vật liệu sản xuất trong nước bị tắc nghẽn, kéo theo ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa (XNK) giữa Việt Nam và các quốc gia khu vực châu Âu. Tuy nhiên, quý IV/2021 lại chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ kim ngạch XNK hàng hóa với khu vực này do nhu cầu tiêu dùng tăng cao, thị trường phục hồi và hạn chế do Covid-19 dần được gỡ bỏ. Theo đó, tổng kim ngạch XNK quý IV/2021 của khu vực đạt khoảng 20,24 tỷ USD, tăng 19% so với quý III/2021. Trong đó, xuất khẩu đạt khoảng 14,04 tỷ USD, tăng 17,8%; nhập khẩu đạt 6,2 tỷ USD, tăng 21,5%. Thặng dư thương mại của Việt Nam với thị trường châu Âu trong quý IV năm 2021 đạt 7,84 tỷ USD, tăng 15,1% so với quý III/2021.

Tăng trưởng kim ngạch XNK giữa Việt Nam và các nước châu Âu trong Quý IV/2021 đã góp phần vào tăng trưởng chung cả năm 2021. Cụ thể, tổng kim ngạch XNK hàng hóa khu vực châu Âu năm 2021 đạt khoảng 72 tỷ USD, tăng 14,5% so với năm 2020. Trong đó, xuất khẩu đạt 50,34 tỷ USD tăng 14,3%; nhập khẩu đạt 21,68 tỷ USD tăng 15%. Thặng dư thương mại năm 2021 của Việt Nam với thị trường châu Âu đạt khoảng 28,66 tỷ USD, tăng 11,39% so với mức tăng của năm 2020.

Đóng góp chính cho mức tăng trưởng XNK với thị trường châu Âu đến từ mức tăng trưởng XNK giữa Việt Nam với thị trường các nước EU27 và thị trường Anh. Nguyên nhân chính do tác động tích cực của hai hiệp định thương mại tự do là EVFTA và UKVFTA mang lại.

  1. Tình hình xuất nhập khẩu đối với từng khu vực thị trường

2.1. Khu vực EU

Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2021, kim ngạch thương mại hàng hóa hai chiều giữa Việt Nam và EU đạt hơn 57 tỷ USD, tăng 14,5% so với năm 2020. Trong đó, xuất khẩu đạt 40,12 tỷ USD, tăng 14,2%; nhập khẩu đạt 16,89 tỷ USD tăng 15,3%. Năm 2021, Việt Nam xuất siêu sang thị trường các nước EU27 khoảng 23,23 tỷ USD.

– Về xuất khẩu

Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU tăng 14,2% so với năm 2020, đạt 40,12 tỷ USD. Xuất khẩu hàng hóa sang hầu hết thị trường lớn trong khối EU đều ghi nhận sự tăng trưởng so với năm 2020, trừ xuất khẩu sang Pháp, Hungary, Rumani, Litva, Estonia và Malta giảm.

Trong khối EU, Hà Lan và Đức là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu năm 2021 lần lượt là 7,69 tỷ USD, tăng 9,8% và 7,29 tỷ USD, tăng 9,7%. Các nước có kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ đến 5 tỷ USD trong khối EU lần lượt gồm:

Ý 3,88 tỷ USD, Bỉ 3,6 tỷ USD, Pháp 3,2 tỷ USD, Áo 3 tỷ USD, Tây Ban Nha 2,55 tỷ USD, Ba Lan 2,1 tỷ USD, Slovakia 1,24 tỷ USD, Thụy Điển 1,2 tỷ USD. Còn lại là những thị trường có kim ngạch xuất khẩu nhỏ hơn 1 tỷ USD.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực tiếp tục phục hồi và tăng mạnh trong những tháng cuối năm và cả năm 2021. Tính chung năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hầu hết các mặt hàng sang thị trường EU đều tăng so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, các mặt hàng đạt mức tăng trưởng 2 con số như: sắt thép và sản phẩm sắt thép; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; phương tiện vận tải và phụ tùng; sản phẩm từ chất dẻo; gỗ và sản phẩm gỗ, v.v… 

– Về nhập khẩu:

Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường EU đạt 16,89 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2020. Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ hầu hết các thị trường lớn trong khối EU đều tăng so với năm 2020; trong khi nhập khẩu từ một số nước như : Thụy Điển, Slovenia, Latvia, Síp, Manta, Estonia giảm.

Thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam trong khối EU với quy mô nhập khẩu lớn hơn 1 tỷ USD có: Ireland 4,44 tỷ USD tăng 9,3%, Đức 3,94 tỷ USD tăng 17,8%, Ý 1,72 tỷ USD tăng 14,1%, Pháp 1,6 tỷ USD tăng 4,8%.

Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hầu hết các mặt hàng chủ yếu từ EU đều tăng so với năm 2020. Trong đó, nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng như: chế phẩm thực phẩm khác; chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh; bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc; hàng điện gia dụng và linh kiện tăng khá mạnh.

2.2. Khu vực Liên minh kinh tế Á – Âu (EAEU)

Liên minh kinh tế Á – Âu (EAEU) bao gồm 5 nước thành viên: Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Kazakhstan, Kyrgystan và Armenia. Đây là khu vực có quan hệ kinh tế – chính trị đặc biệt đối với Việt Nam từ thời Liên bang Xô viết. Việt Nam và EAEU đã ký Hiệp định thương mại tự do vào năm 2015 và Hiệp định có hiệu lực từ tháng 10/2016.

Mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, song năm 2021 chứng kiến sự phục hồi thương mại giữa Việt Nam và các nước EAEU. Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam: trong năm 2021, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – EAEU đạt 5,96 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2020; trong đó Việt Nam xuất khẩu sang các nước EAEU hơn 3,5 tỷ USD, tăng 15,3%; nhập khẩu từ các nước EAEU đạt hơn 2,4 tỷ USD, tăng 15,7%. Nga vẫn là đối tác thương mại chính của Việt Nam trong khối này với tổng kim ngạch XNK năm 2021 đạt 5,5 tỷ USD, tăng 13,4% so với năm 2020. Trong đó, xuất khẩu đạt 3,2 tỷ USD, tăng 12,3%; nhập khẩu đạt 2,3 tỷ USD, tăng 15%.

2.3. Khu vực EFTA

Theo số liệu của Tổng cục hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Khối EFTA năm 2021 đạt khoảng 1,38 tỷ USD, giảm 3,1 % so với năm 2020. Trong đó, xuất khẩu đạt khoảng 378 triệu USD, giảm 22,6%, nhập khẩu đạt khoảng 1 tỷ USD, tăng 7%. Việt Nam nhập siêu từ các nước này với giá trị khoảng 598 triệu USD.

2.4. Nước Anh

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Anh năm 2021 đạt 6,6 tỷ USD, tăng 17,2% so với năm 2020. Trong đó xuất khẩu đạt gần 5,8 tỷ USD, tăng 16,4%, nhập khẩu đạt 849 triệu USD, tăng 23,6%. Xuất khẩu của Việt Nam sang Anh tăng mạnh được cho chủ yếu nhờ UKVFTA (miễn giảm thuế nhập khẩu nhiều chủng loại hàng hóa vào Anh có xuất xứ Việt Nam) và sự hồi phục của chuỗi cung ứng sau đại dịch.

Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Anh trong năm 2021 đều tăng trưởng, trong đó sản phẩm có mức tăng cao nhất là mặt hàng sắt thép các loại, tăng tới 1269%, tiếp theo là mặt hàng sản phẩm từ sắt thép tăng 91,9%. Sự tăng trưởng đột biến giá trị xuất khẩu mặt hàng sắt thép này là do nhu cầu sắt thép tăng mạnh bởi sự hồi phục của các ngành sử dụng sắt thép tại châu Âu sau đại dịch. Mặt khác, lý do cũng nằm ở sản lượng thép sản xuất của Việt Nam tăng liên tục những năm gần đây. Năm 2021, sản xuất sắt thép thô của Việt Nam đạt 23 triệu tấn, tăng 16% so với năm 2020. Sản xuất thép thành phẩm các loại đạt 33 triệu tấn, tăng 19% và bán hàng thép thành phẩm các loại đạt 29 triệu tấn, tăng 16% (Theo Hiệp hội Sắt thép Việt Nam). Lượng thép xuất khẩu sang Anh năm 2021 tăng mạnh 708%, đạt 418.903 tấn, với mức giá trung bình đạt 1172,7 USD/tấn, tăng 69,5% so với cùng kỳ năm trước.

Sản phẩm cao su tăng thứ 2 với mức tăng 67%. Mặt hàng rau quả đứng thứ ba với mức tăng 66,9%. Tiếp theo là mây, tre, cói và thảm tăng 56,5%; hạt tiêu tăng 49%; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 33,9%; kim loại thường khác và sản phẩm tăng 33,7%; sản phẩm gốm sứ tăng 32,2%.

Có 6 mặt hàng bị giảm kim ngạch xuất khẩu trong năm 2021 gồm: nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày giảm 35%; sản phẩm từ cao su giảm 10,2%, đá quý và kim loại quý giảm 8,5%; hàng thủy sản giảm 8,3%; điện thoại và linh kiện giảm 2%; điện thoại các loại và linh kiện giảm 2%.

TÌM HIỂU THÊM: QUY TRÌNH XUẤT NHẬP KHẨU DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?

Nhận tư vấn giải pháp xuất khẩu

Bài viết liên quan

Báo Cáo Xu Hướng Của Alibaba Về Điện Tử Tiêu Dùng
16/04/2024

Báo Cáo Xu Hướng Của Alibaba Về Điện Tử Tiêu Dùng

Tổng Quan Toàn Cầu Vào năm 2023, Điện tử tiêu dùng đã chứng kiến ​​​​Số lượng khách truy cập duy nhất hàng ngày (DUV) tăng khoảng 3,5% so với tháng
Alibaba.com Tiếp Tục Đầu Tư, Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Việt Nam Xuất Khẩu Trực Tuyến
10/04/2024

Alibaba.com Tiếp Tục Đầu Tư, Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Việt Nam Xuất Khẩu Trực Tuyến

Triển vọng thị trường Việt Nam hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội xuất nhập khẩu hấp dẫn trong năm 2024. Alibaba, nhằm tăng cường sự hiện diện và hỗ
Xuất Khẩu Nông Sản Quý 1/2024: Cà Phê Lập Kỷ Lục, Gạo Và Rau Quả Tiếp Tục Tăng Mạnh
04/04/2024

Xuất Khẩu Nông Sản Quý 1/2024: Cà Phê Lập Kỷ Lục, Gạo Và Rau Quả Tiếp Tục Tăng Mạnh

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản trong 3 tháng đầu năm 2024 dự kiến đạt 13,53 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm trước. Với thành tựu
Dự Báo Xuất Khẩu Lâm Sản Trong Năm 2024
28/03/2024

Dự Báo Xuất Khẩu Lâm Sản Trong Năm 2024

  Năm 2024, ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu lâm sản đạt 17,5 tỷ USD, vượt 21% so với kết quả ước đạt của năm 2023 và vượt
Báo Cáo Xuất Khẩu Ngành Làm Đẹp Trên Alibaba
21/03/2024

Báo Cáo Xuất Khẩu Ngành Làm Đẹp Trên Alibaba

Quý 1 Năm 2024 Theo dự báo, ngành công nghiệp làm đẹp đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đồng thời xuất khẩu ngành này cũng đạt những thành tựu
Báo Cáo Xuất Khẩu Thiết Bị Thể Thao
13/03/2024

Báo Cáo Xuất Khẩu Thiết Bị Thể Thao

Dự báo của Mordor Intelligence cho thị trường Đồ thể thao toàn cầu trong giai đoạn từ năm 2022 đến 2027 cho thấy xu hướng tăng trưởng kép hàng năm