Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG VIỆT NAM NĂM 2022

Cập nhật ngày: 24/11/2023

Ngành hàng tiêu dùng tại Việt Nam nhìn chung đang tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây. Mọi người ngày càng tiêu thụ hàng tiêu dùng nhiều hơn trong

NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG VIỆT NAM NĂM 2022

Ngành hàng tiêu dùng tại Việt Nam nhìn chung đang tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây. Mọi người ngày càng tiêu thụ hàng tiêu dùng nhiều hơn trong cuộc sống vì thu nhập của họ ngày càng cao hơn nhờ vào sự tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, thói quen tiêu dùng cũng như mua sắm của họ đã thay đổi đáng kể trong năm qua vì ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch lần thứ 4. Đáng chú ý nhất là sự chuyển đổi từ hành vi mua hàng trực tiếp sang trực tuyến.

Trong bối cảnh đó, ngành tiêu dùng nói chung cũng đã có những thay đổi nhất định. Trong quý I năm nay, giá cả một số mặt hàng thiết yếu cũng đã thay đổi thất thường. Điều này ít nhiều gì cũng đã ảnh hưởng đến người mua sắm và thị trường nói chung. Trong bài viết dưới đây, Innovative Hub sẽ phân tích ngành hàng tiêu dùng của Việt Nam trong năm 2022.

TOÀN CẢNH NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG 2022

Tổng quan ngành hàng tiêu dùng quý I/2022

Giá trị bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng quý I/2022 ước tính đạt tổng cộng là 1,318 nghìn tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2021, con số này tăng 4,4% .

Cụ thể về từng nhóm mặt hàng, nhóm lương thực thực phẩm và sản phẩm liên quan về văn hóa giáo dục tăng lần lượt là 11% và 10%; riêng về nhóm quần áo, thiết bị, dụng cụ và thiết bị gia đình thì có sự suy giảm lần lượt là 3,6% và 4,9%.

Bên cạnh đó, một vài mặt hàng thiết yếu đã có sự điều chỉnh giá từ tháng 3 năm nay. Điển hình nhất là giá xăng tăng giảm bất ổn đã trở thành một vấn đề khá nhức nhối. Giá cả của một số nguyên liệu sản xuất đầu vào cũng đã tăng nhanh. Ngoài ra, giá cả các loại dầu ăn đã vượt mức 50.000 đồng/lít; giá sữa tươi nhập khẩu tăng đến 10.000 đồng/lít khi so với trước đại dịch COVID-19; các loại chất tẩy rửa cũng như hóa mỹ phẩm đã tăng từ 1.000 đồng/lít ;… Ảnh hưởng của giá xăng dầu khiến chi phí vận chuyển tăng cao cũng là nguyên nhân chính khiến một số mặt hàng tiêu dùng khác như nước mắm, dầu ăn,…phải điều chỉnh giá. Bởi đó là những mặt hàng phải chịu nhiều khoản phí vận chuyển từ nhà phân phối cũng như chi phí nguyên liệu sản xuất .

Hành vi và sức mua của người tiêu dùng

Sự chuyển đổi hành vi sang trực tuyến

Đợt bùng phát dịch lần thứ 4 vào giai đoạn quý III/2021 đã khiến người dân có sự thay đổi hành vi mua hàng tiêu dùng sang hình thức trực tuyến nhiều hơn. Cụ thể, theo thống kê của sàn Lazada, ở giai đoạn quý III/2021, các từ khoá về bách hóa nói chung tăng tới 40%. Đến thời điểm hiện tại, phần lớn người tiêu dùng vẫn duy trì thói quen mua hàng trực tuyến. Theo báo cáo Toàn cảnh thương mại điện tử được công bố vào đầu năm năm 2022, có 58% người tiêu dùng Việt Nam sẽ tiếp tục thói quen mua sắm hàng bách hóa trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử. Mua sắm trực tuyến các mặt hàng tiêu dùng nhanh, thực phẩm tươi sống, hàng thiết yếu,…đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

Sức mua hàng tiêu dùng giảm vì giá cả tăng

Sau đại dịch, nhìn chung ngành hàng tiêu dùng đã phục hồi với những con số đáng kể. Tuy nhiên, việc tăng giá bán lẻ một số mặt hàng đã khiến sức mua của người dân sụt giảm. Sau đại dịch, phần lớn người tiêu dùng có tâm lý thắt chặt chi tiêu mua sắm. Bên cạnh đó, cộng với việc giá cả điều chỉnh khiến họ lại càng thắt chặt chi tiêu hơn. Sự giảm sức mua này là nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thấp trong năm 2022. Trong 5 tháng đầu năm nay, CPI chỉ tăng với mức là 2,25%. Do vậy các chính sách, hoạt động, chương trình để kích cầu hàng tiêu dùng là vô cùng cần thiết.

XU HƯỚNG NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG

Thương mại điện tử bùng nổ

Thương mại điện tử đã tác động mạnh đến lĩnh vực hàng tiêu dùng sau khi đại dịch bùng phát. Vì trong thời gian giãn cách, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng cao bao giờ hết. Các công ty sản xuất mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) đã nhận thấy rõ sự gia tăng đóng góp của thương mại điện tử vào doanh số bán hàng của họ khi COVID-19 thay đổi thói quen và hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Xu hướng này được dự báo rằng sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong năm tới vì nó đảm bảo rằng lĩnh vực bán lẻ vẫn phát triển mạnh bất chấp mọi sự ảnh hưởng

Hiểu khách hàng hậu đại dịch

Các thương hiệu thành công luôn ghi nhớ tình cảm của khách hàng và sự hài lòng chung của họ. Kỳ vọng này có thể được đáp ứng bằng cách tập trung vào trải nghiệm của khách hàng và tạo ra các sản phẩm chất lượng mang lại lợi ích sức khỏe cũng như sự an tâm cho họ. Bên cạnh đó, việc bắt kịp tâm lý và sự thay đổi hành vi của họ cũng rất quan trọng. Để từ đó các doanh nghiệp sản xuất ngành hàng tiêu dùng có những chiến lược điều chỉnh. Chẳng hạn như việc chúng ta cần bắt kịp xu hướng triển khai lĩnh vực hàng tiêu dùng trực tuyến. 

Chú trọng về sức khỏe

Hầu hết các công ty sản xuất thực phẩm và đồ uống đóng gói đang chuyển sang các sản phẩm an toàn cho sức khỏe. Họ đã thúc đẩy bộ phận R & D xuất các sản phẩm cải thiện sức khỏe của người tiêu dùng. Ngày nay người ta có thể tìm thấy nhiều loại thực phẩm đóng gói không đường và ít muối trên thị trường. Xu hướng này nên được tiếp tục phát triển trong tương lai

Mua hàng ngắn hạn

Trong hai năm gần đây, thị trường đã chứng kiến ​​những thay đổi về hành vi của người tiêu dùng. Trước đại dịch, họ có nhiều lựa chọn ngắn hạn hơn, nhưng trong đại dịch, điều này đã thay đổi. Các lệnh giãn cách và hạn chế về nguồn cung đã buộc họ phải tích trữ với số lượng lớn. Do đó người tiêu dùng đã chuyển trọng tâm sang mua hàng dài hạn. Tuy nhiên, sau đại dịch, từ đầu năm nay, người tiêu dùng đã quay trở lại mua hàng ngắn hạn. Họ muốn các sản phẩm tươi sống với số lượng nhỏ. Giờ đây, các doanh nghiệp hàng tiêu dùng cần tập trung hơn vào việc tìm nguồn cung ứng chất lượng. Hơn hết, việc đáp ứng tốt nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng là vấn đề quan trọng.

TÌM HIỂU THÊM: QUY TRÌNH MUA HÀNG B2B

test