Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TCMN THÔNG QUA PHÁT TRIỂN MẪU MÃ

11/07/2022

Trong những năm gần đây, xuất khẩu TCMN Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng. Tuy nhiên, có rất nhiều thách thức mà ngành TCMN Việt Nam

MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TCMN THÔNG QUA PHÁT TRIỂN MẪU MÃ

Trong những năm gần đây, xuất khẩu TCMN Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng. Tuy nhiên, có rất nhiều thách thức mà ngành TCMN Việt Nam đang  gặp phải. Trong số đó có thể kể đến như phát triển và mở rộng thị trường. Một khi đã hội nhập với nền kinh tế thế giới rồi thì việc cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn. 

Trong bối cảnh đó, đẩy mạnh phát triển mẫu mã thiết kế đa dạng là một ưu tiên hàng đầu trong việc đáp ứng được người tiêu dùng toàn cầu. Sự đổi mới thiết kế mẫu mã sẽ nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế hơn. 

Cùng Innovative Hub tìm hiểu về sự mở rộng thị trường TCMN thông qua sự đa dạng mẫu mã trong bài viết này.

Đổi mới mẫu mã và thiết kế để mở rộng thị trường TCMN

TCMN cũng giống như thời trang, luôn có nhu cầu về các mẫu mã mới. Sự hạn chế về mẫu mã sẽ là một rào cản lớn. Bởi càng ngày thị trường quốc tế càng xuất hiện nhiều tên tuổi đáng gờm trong ngành. Người tiêu dùng cũng sẽ khắt khe hơn khi lựa chọn sản phẩm. Do đó, chúng ta cần táo bạo trong khâu thiết kế để đáp ứng người tiêu dùng trên toàn cầu. Tuy nhiên các thiết kế vẫn thể hiện được đặc trưng nền văn hóa Việt Nam khi sản xuất. Thiết kế độc lạ, mẫu mã đổi mới, kiểu dáng đa dạng là những yếu tố tiềm năng giúp các doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường xuất khẩu TCMN.

Về câu chuyện của Hanoia – một thương hiệu  bắt đầu với những đôi guốc sơn mài cho các tín đồ thời trang, sau đó họ  chuyển sang chế tác phụ kiện thời trang cao cấp cho các nhà mốt có  uy tín ở châu Âu. Với Hanoia, bí quyết thành công nằm ở sự sáng tạo. Chị Nguyễn  Tuyết Thanh, CEO của Hanoia, cho biết: “Hiện Hanoia có hai xưởng sơn  mài ở hai đầu Nam Bắc với 300 thợ thủ công lành nghề. Thiết kế do một  nhóm các nhà thiết kế châu Âu chịu trách nhiệm. Họ đã nhiều năm sống  ở Việt Nam. Họ yêu văn hóa Việt và diễn đạt tình yêu ấy qua cách nhìn  đương đại độc đáo”. Họ kết hợp giữa phong cách phương Tây và vẻ  đẹp sơn mài của Việt Nam, tạo nên những thiết kế đẹp mắt và táo bạo.

Cải thiện năng suất lao động

Thách thức thứ hai mà ngành TCMN gặp phải khi mở rộng thị trường chính là năng suất lao động. Đây là một trong những trở ngại lớn của các làng nghề TCMN trong thời đại mới. Nhiều người vẫn có quan niệm rằng thủ công nghệ nghĩa là tạo tác làm  hoàn toàn bằng tay. Nhưng không phải như vậy. Sự đổi mới thiết kế phải đi đôi với đổi mới về quá trình sản xuất. Thiết kế mới lạ nhưng không cải tiến phương pháp sản xuất thì năng suất đạt được sẽ rất thấp.

Chị Thanh cho biết: “Nhờ sự phát triển của công nghệ, một số khâu sản xuất sơn mài đã có sự hỗ trợ của máy móc: Khâu mài, khắc… chẳng hạn. Gỗ được thay bằng MDF.  Sơn ta thay thế bằng nhiều loại sơn công nghiệp phong phú hơn. Nhưng đồ sơn mài muốn hoàn hảo phải có đôi tay khéo léo của người  thợ. Mỗi lớp sơn được phủ lên đều phải mài cho mỏng. Không có công thức cần mài bao nhiêu. Tất cả phụ thuộc vào cảm giác. Chỉ bàn tay người thợ mới cảm nhận được lúc nào độ mịn đã đủ và lớp sơn chưa bị tổn thương. Ngay cả khi phun sơn, chuyển động của dòng sơn cũng phải mỏng tuyệt đối và uyển chuyển để tạo nên độ sâu mượt tinh tế”. 

Mở rộng thị trường TCMN

Sản phẩm sơn mài của Hanoia mang vẻ đẹp đậm chất văn hóa Việt Nam 

(Nguồn ảnh: Tuyên Quang)

Bởi vậy, khi kết hợp cùng các công nghệ tiên tiến mới, năng suất lao động sẽ được cải thiện. Nhiều sản phẩm chất lượng được tạo ra hơn. Khi năng suất được cải thiện, cũng đồng nghĩa với các doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn mở rộng thị trường xuất khẩu TCMN hơn. Bởi khi đó, chúng ta sẽ đáp ứng được khối lượng lớn nhu cầu hàng TCMN trên thị trường thế giới.

TÌM HIỂU THÊM: NHỮNG THỊ TRƯỜNG TIỀM NĂNG CHO THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM