Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

LỢI THẾ CẠNH TRANH HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM

07/07/2022

Ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam không chỉ là một di sản văn hóa quan trọng của quốc gia, mà nó còn đóng góp vào nền kinh tế.  Trong

LỢI THẾ CẠNH TRANH HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM

Ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam không chỉ là một di sản văn hóa quan trọng của quốc gia, mà nó còn đóng góp vào nền kinh tế. 

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, TCMN là ví dụ về sản phẩm nội địa hóa có tính bền vững. Các sản phẩm TCMN của Việt Nam đang dần bứt phá với sự đa dạng mẫu mã, kiểu dáng. Việt Nam cũng được biết là quốc gia có tiềm năng sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN trên thị trường quốc tế. Các mặt hàng này được người tiêu dùng thế giới rất ưa chuộng và có nhu cầu tiêu thụ cao. Đối với khách du lịch, đây là một mặt hàng độc đáo và có giá trị tinh thần. 

Trong bài viết này, Innovative Hub sẽ phân tích lợi thế cạnh tranh hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam.

LỢI THẾ CỦA CÁC MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ

Thị hiếu của người tiêu dùng toàn cầu về mặt hàng TCMN luôn thay đổi theo thời gian. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế khiến thu nhập tăng cao, nhu cầu của họ cũng ngày càng tăng. Nhưng để đáp ứng tốt thị trường thế giới đầy cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt đã khẳng định vị thế của mình dựa trên những lợi thế nào? Có thể nói, ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã nhận được sự tín nhiệm của nhiều người tiêu dùng trên thế giới do nguồn nguyên liệu đa dạng, nghệ nhân lành nghề, và có nhiều làng nghề truyền thống. Chính những yếu tố đó đã góp phần thúc đẩy phát triển ngành TCMN của Việt Nam. Chúng ta đã tạo ra những sản phẩm đa dạng, chất lượng cao và mang đậm nét truyền thống.

Nguồn nguyên liệu

Một trong những lợi thế của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam là sự sẵn có nguồn nguyên liệu. Nhìn chung, mặt hàng TCMN Việt Nam vẫn còn một số hạn chế về mặt thiết kế và ý tưởng. Tuy nhiên, nước ta vẫn dồi dào về nguồn nguyên liệu sản xuất đầu vào. Trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu, phần lớn nguồn nguyên liệu được khai thác tại chỗ. Việt Nam gần như không phụ thuộc vào bất kỳ nguyên liệu nhập khẩu nào (ước tính chỉ chiếm từ 3 – 3,5% giá trị xuất khẩu). Do đó, thủ công mỹ nghệ thuộc hàng hóa có tính nội lực cao. Đồng thời đây cũng là là ngành có điều kiện phát triển ở nhiều khu vực, vùng miền. 

Nguồn lao động dồi dào đáp ứng thị trường tốt

Nhu cầu tiêu thụ hàng TCMN đã tăng dần trong những năm gần đây. Điều đáng mừng là họ có thái độ khá tích cực đối với hàng TCMN. Doanh nghiệp Việt cũng từng bước tiếp cận và đáp ứng yêu cầu hợp chuẩn của nhiều nhà nhập khẩu và các tập đoàn lớn trên thế giới như Ikea, Walmart, Target… Tiếp đến là sức hút từ lực lượng lao động Việt Nam bởi họ vừa có kỹ năng vừa có khả năng tiếp thu công nghệ mới khá nhanh chóng. Đây cũng là một lợi thế cạnh tranh của các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Đặc biệt, sự hỗ trợ từ Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) cũng phần nào giúp cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc xây dựng thương hiệu cho mình. Các doanh nghiệp Việt và các làng nghề truyền thống đang từng bước thay đổi để thích ứng thị trường. Mẫu mã kém hấp dẫn có thể sẽ khiến sản phẩm khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

ĐẨY MẠNH LỢI THẾ HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ

Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) đóng vai trò là đơn vị đầu mối; hỗ trợ quảng bá và xây dựng hình ảnh cho thủ công mỹ nghệ nước nhà. Bằng cách tổ chức các hoạt động đa dạng và chuyên sâu trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng nhiều thách thức và cạnh tranh. Trong những năm qua, Cục Xúc tiến thương mại (XTTM) thường xuyên triển khai các hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức của  doanh nghiệp về thiết kế, phát triển sản phẩm và xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp. Các làng nghề truyền thống cũng cần thay đổi kiểu dáng để đáp ứng sở thích của người tiêu dùng. Những hoạt động đó hướng đến mục đích để ngành thủ công mỹ nghệ nâng cao sức cạnh tranh và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.

HƯỚNG TỚI GIÁ TRỊ BỀN VỮNG 

Xây dựng thương hiệu là yếu tố dẫn đến thành công bền vững cho doanh  nghiệp TCMN. Thương hiệu Leinné chuyên sản xuất những chiếc nón đan được sáng lập bởi chị Hải Minh. Chị từng chia sẻ trên tạp chí Harper’s Bazaar Việt Nam rằng “Mỗi thương hiệu đều có một câu chuyện đằng  sau. Nếu chỉ kể câu chuyện của thủ công mỹ nghệ truyền thống, thì khó xây dựng được thương hiệu.” Chị Minh nhấn mạnh: “Đối tượng khách hàng của chúng tôi là những người phụ nữ đi nhiều, nhìn thấy nhiều. Tâm hồn họ rộng mở. Họ hiểu được giá trị của sản phẩm mình sở hữu và ủng hộ lối sống thời trang bền vững”. Hiểu sản phẩm và khách hàng là hai yếu tố cần thiết để phát triển thương hiệu của mình. Bởi vậy, các doanh nghiệp sản xuất cũng cần phải nâng cao khả năng thích ứng thị trường hơn. Tuy nhiên, các mặt hàng TCMN đó cần giữ vững bản sắc và các giá trị truyền thống.

TÌM HIỂU THÊM: THÁCH THỨC TRONG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC ĐỐI VỚI THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM