fbpx

Báo cáo Thị Trường & Xu Hướng Xuất Khẩu 2023 - 2024TIN TỨC

KHÓ KHĂN TÌM ĐẦU RA CỦA SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ

KHÓ KHĂN TÌM ĐẦU RA CỦA SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ

Ở các vùng nông thôn, các làng nghề Thủ công mỹ nghệ (TCMN) đang góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, các làng nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh vẫn tồn tại và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới. 

Tuy nhiên, trước sự thay đổi của nhu cầu và cơ chế thị trường, các làng nghề truyền thống gặp không ít khó  khăn, nhất là tìm đầu ra cho sản phẩm. Đầu ra bấp bênh và không ổn định, khiến sự phát triển của các làng nghề bị chững lại. 

Trong bài viết này, Innovative Hub sẽ phân tích những khó khăn tìm đầu ra của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam.

Thực trạng hiện nay của các làng nghề TCMN

Việt Nam hiện có khoảng hơn 2.000 làng nghề TCMN với đa dạng nhiều loại hình sản xuất khác nhau. Trong đó các làng nghề chuyên về mây đan tre chiếm số lượng lớn nhất. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là làng nghề mây đan tre đang gặp nhiều khó khăn về đầu ra. Khó khăn lớn nhất là sự hạn chế về mẫu mã và thiết kế. Các sản phẩm nhìn chung đều thiếu sự đổi mới sáng tạo và chưa thực sự “đột phá”. So với xu hướng của thế giới, mẫu mã của chúng vẫn còn khá lạc hậu. Đây là một điều đáng tiếc bởi mây đan tre là những sản phẩm đậm nét đặc trưng văn hóa của Việt Nam. Trong khi đó, một số làng nghề khác như gốm sứ, đồ gỗ,…có đầu ra ổn định hơn.

Bên cạnh đó còn một số nghề TCMN khó phát triển như nghề dệt thổ cẩm, chạm khắc bạc…. Đây cũng là những thách thức lớn để phát triển làng nghề nói chung và ngành hàng TCMN nói riêng.

Khó khăn tìm đầu ra các làng nghề đang phải đối mặt

Hiện nay sản lượng sản xuất các sản phẩm TCMN của tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu thị hiếu và tiêu dùng. Các sản phẩm cũng chưa tạo được sức cạnh tranh so với sản phẩm của một số tỉnh thành khác. Ngoài ra, trình độ lao động ngành TCMN chưa được đồng đều, các doanh nghiệp sản xuất còn manh mún. Mẫu mã chưa thực sự bắt mắt và chưa tạo được thương hiệu uy tín trên thị trường. Trong khi đó nguồn nguyên liệu dần bị cạn kiệt. Sự hạn chế về thiết kế và mẫu mã cũng là một khó khăn lớn. Khi ngày càng xuất hiện nhiều sản phẩm cạnh tranh, đòi hỏi các làng nghề cần có sự sáng tạo hơn.

Ngoài ra, số lượng nghệ nhân, thợ giỏi ở các làng nghề ngày càng ít, dẫn đến chất lượng sản phẩm thiếu sức cạnh tranh. Hơn nữa, nhiều cơ sở sản xuất không có sự chủ động trong chuỗi cung ứng nguyên liệu. Điều ảnh hưởng không nhỏ đến số lượng và chất lượng đầu ra sản phẩm TCMN. Một khó khăn nữa trong việc tìm đầu ra sản phẩm đó là chưa mở rộng quy mô sản xuất, mô hình vẫn còn nhỏ lẻ. Ngoài ra các làng nghề còn khá thủ công và chưa được cập nhật về các xu hướng áp dụng cải tiến công nghệ để tăng năng suất. Điều này cũng tạo nên nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất.

Đẩy mạnh công tác thúc đẩy đầu ra TCMN

Thiếu nguyên liệu, mẫu mã kém sáng tạo, doanh nghiệp ít đầu tư công nghệ vào sản xuất, năng suất sản xuất thấp,…là những nguyên nhân ảnh hưởng đáng kể đến đầu ra của TCMN Việt Nam. Chính bởi vậy, các công tác thúc đẩy tìm đầu ra cho sản phẩm TCMN là hết sức cần thiết.

Mở rộng thị trường

Giải pháp trước mắt nhất là cần mở rộng thị trường để hỗ trợ các làng nghề. Có cầu thì mới dẫn đến cung. Bởi vậy, cần hỗ trợ các làng nghề mở rộng tệp khách hàng. Hiện nay, vẫn còn một số làng nghề TCMN được ít người biết đến.

Ứng dụng thương mại điện tử

Trong xu thế các công nghệ bùng nổ, thương mại điện tử cũng là một trong những giải pháp mới nhằm thúc đẩy đầu ra cho các làng nghề TCMN. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đang triển khai đề án “Hỗ trợ các làng nghề ứng dụng thương mại điện tử trong bán hàng và xuất khẩu”. Cụ thể, VCCI sẽ hỗ trợ các làng nghề sẽ đưa sản phẩm TCMN lên các nền tảng thương mại điện tử. Các sản phẩm đều bao gồm hình ảnh, thương hiệu, địa chỉ, mô tả sản phẩm,… Đây là mở đầu quan trọng trong việc xây dựng mạng lưới phân phối các sản phẩm TCMN. Đồng thời các làng nghề TCMN có thể mở rộng được thị trường trong nước và quốc tế. Từ đó tăng cường đẩy mạnh đầu ra hơn nữa.

Phát triển thương hiệu

Một giải pháp tiếp theo là đầu tư vào phát triển thương hiệu sản phẩm TCMN của các làng nghề. Điều này góp phần nâng cao niềm tin của khách hàng, đầu ra sẽ ổn định và bền vững hơn. Từ đó, cơ hội mở rộng thị trường cũng sẽ lớn hơn. Trong xu hướng hội nhập, làng nghề càng phải phát huy mọi tiềm năng để nâng cao sức cạnh tranh, tăng trưởng nhanh, bền vững. Khó khăn nhất của các làng nghề trong việc tìm đầu ra có lẽ là tìm thị trường tiêu thụ. Phần lớn sản phẩm TCMN của các làng nghề truyền thống có giá khá cao. Bên cạnh đó, kiểu dáng và mẫu mã sản phẩm lại hạn chế, không theo kịp thị hiếu người tiêu dùng.

TÌM HIỂU THÊM: NHỮNG THỊ TRƯỜNG TIỀM NĂNG CHO THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM

Nhận tư vấn giải pháp xuất khẩu

Bài viết liên quan

Dự Kiến Xuất Khẩu Lâm Sản Trong Năm 2024
28/03/2024

Dự Kiến Xuất Khẩu Lâm Sản Trong Năm 2024

Năm 2024, ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu lâm sản đạt 17,5 tỷ USD, vượt 21% so với kết quả ước đạt của năm 2023 và vượt 3%
Báo Cáo Xuất Khẩu Ngành Làm Đẹp Trên Alibaba
21/03/2024

Báo Cáo Xuất Khẩu Ngành Làm Đẹp Trên Alibaba

Quý 1 Năm 2024 Theo dự báo, ngành công nghiệp làm đẹp đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đồng thời xuất khẩu ngành này cũng đạt những thành tựu
Báo Cáo Xuất Khẩu Thiết Bị Thể Thao
13/03/2024

Báo Cáo Xuất Khẩu Thiết Bị Thể Thao

Dự báo của Mordor Intelligence cho thị trường Đồ thể thao toàn cầu trong giai đoạn từ năm 2022 đến 2027 cho thấy xu hướng tăng trưởng kép hàng năm
Báo cáo và xu hướng xuất khẩu ngành F&B 2024
06/03/2024

Báo cáo và xu hướng xuất khẩu ngành F&B 2024

Ngành F&B đang chứng kiến những tăng trưởng tich cực từ sau đại dịch Covid-19, và là một trong những ngành xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam. Trong năm
01/03/2024

Xuất khẩu cá tra năm 2024: Hướng tới vượt qua mọi thách thức

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), vào năm 2024, ngành cá tra đã đặt mục tiêu phấn đấu để xuất khẩu cá tra
Xu Hướng Xuất Khẩu Ngành Mỹ Phẩm Trong Năm 2024
23/02/2024

Xu Hướng Xuất Khẩu Ngành Mỹ Phẩm Trong Năm 2024

Trong những năm gần đây, ngành mỹ phẩm đã trở thành một lĩnh vực kinh doanh quan trọng tại Việt Nam do nhu cầu sử dụng mỹ phẩm ngày càng