Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

KHÓ KHĂN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH F&B

Cập nhật ngày: 24/11/2023

Dịch Covid-19 bùng phát đã gây nên nhiều khó khăn và thử thách cho nhiều doanh nghiệp F&B. Chính vì thế, chỉ trong vài tháng, toàn bộ ngành F&B nhanh

KHÓ KHĂN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH F&B

Dịch Covid-19 bùng phát đã gây nên nhiều khó khăn và thử thách cho nhiều doanh nghiệp F&B. Chính vì thế, chỉ trong vài tháng, toàn bộ ngành F&B nhanh chóng chuyển mình, thực hiện nhiều giải pháp nhằm thích nghi và ứng phó kịp thời để có thể phát triển.

Theo dự báo của nhóm phân tích, doanh thu ngành F&B giữ đà tăng, dự báo vượt mốc 700.000 tỷ năm 2023 nhưng đối mặt nhiều trở ngại và thách thức. Cùng Innovative Hub tìm hiểu về những khó khăn của doanh nghiệp trong ngành F&B qua bài viết sau.

Những thách thức của ngành F&B

Ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) đang là một trong những trọng tâm được thúc đẩy để xuất khẩu trực tuyến và là ngành có tính cạnh tranh cao, tốc độ đào thải nhanh, danh tiếng của doanh nghiệp ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi của khách hàng. Để tồn tại và trụ vững, các doanh nghiệp ngành này phải không ngừng thay đổi để thích ứng cũng như nhạy bén nắm bắt cơ hội từ xu hướng tiêu dùng mới.

Môi trường cạnh tranh

Không thể phủ nhận sức hấp dẫn của thị trường F&B tại Việt Nam trong những năm gần đây khi có nhiều startup gia nhập thị trường. Do đó, vấn đề cạnh tranh là không thể tránh khỏi khi có nhiều doanh nghiệp giành nhau “miếng bánh” này. 

Chất lượng sản phẩm

Thị trường F&B luôn là “mỏ vàng” tiềm năng để các doanh nghiệp lẫn các nhà đầu tư khai thác. Mặc dù môi trường cạnh tranh khá gay gắt thế nhưng vẫn có nhiều ngách để tìm hướng đi mới. Sự cải tiến về sản phẩm như nguồn nguyên liệu, hương liệu thực phẩm hay bao bì sản phẩm cũng là phương án lựa chọn mà các doanh nghiệp có thể áp dụng để tạo sự khác biệt nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng trong thị trường.

Khó khăn của doanh nghiệp trong ngành F&B  

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực F&B, khó khăn lớn nhất chính là mức độ cạnh tranh và tỷ lệ đào thải của ngành này rất cao. Các doanh nghiệp trong nước hiện đang bị cạnh tranh rất khốc liệt với các đơn vị có nguồn đầu tư vào nước ngoài. Hơn nữa, sân chơi của kinh doanh trực tuyến tuy nhìn có nhiều lợi thế để phát triển nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể khai thác tốt các tiềm năng sẵn có. Một số khó khăn điển hình trước mắt như: 

Thiếu kinh nghiệm: với một lĩnh vực hoàn toàn mới như bán hàng trực tuyến thì không thể có kinh nghiệm ngay được, các doanh nghiệp cần phải bỏ thời gian để học hỏi cũng như tích lũy kinh nghiệm. Các kiến thức mà doanh nghiệp cần nắm trong kinh doanh online quan trọng như cách thức tiếp cận khách hàng, tạo ra nội dung tiếp thị có sức hút, lựa chọn những sản phẩm phù hợp cho phát triển trực tuyến, doanh nghiệp cũng cần nắm rõ các công cụ hỗ trợ, khai tác tối đa được tiềm năng của thương mại điện tử. Việc xây dựng nội dung thu hút thực khách là công cụ xây dựng thương hiệu cũng như duy trì niềm tin của khách hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên chú ý hạn chế việc tâng bốc hương vị hay cách chế biến của món ăn một cách quá đà hay không có kế hoạch cụ thể nào, hãy để khách hàng dần cảm nhận được, tin tưởng vào thương hiệu của doanh nghiệp bạn bằng trải nghiệm, cảm nhận chất lượng sản phẩm thực tế. 

Thị trường đang bị thu hẹp, mức độ cạnh tranh ngày càng cao: Ngành F&B Việt Nam có rất nhiều lợi thế để phát triển như tiềm năng du lịch lớn, văn hóa ẩm thực Việt đa dạng và phong phú, mang nét đặc trưng rất riêng. Nhưng ngành F&B của Việt Nam hiện vẫn đang chật vật tìm chỗ đứng trên thị trường. Nguyên do chủ yếu là vì doanh nghiệp chưa có sự bứt phá. Các Start

up tham gia vào chuỗi cung ứng ngành thực phẩm rất nhiều nhưng vẫn làm theo cái mà người khác đã làm, chưa có sự mới lạ về hương vị hay chất lượng. “Quan trọng nhất khi khởi nghiệp ở lĩnh vực F&B là phải chọn đúng sản phẩm muốn đưa đến tay người tiêu dùng, đừng bắt chước hay copy mô hình mà quốc tế đang rất thành công. Khi làm phải có bản sắc riêng”, Bà Châu Tiểu Ngọc – Giám đốc Sunshine Equipment chia sẻ. Hơn nữa, thị trường F&B của Việt Nam hiện tại đang cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp nước ngoài. Nhà kinh doanh F&B nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam được ưa chuộng không chỉ đã có uy tín ở nước ngoài được xem là những đối thủ nặng ký cho các doanh nghiệp Việt. Cuộc chiến dành thị phần trong ngành chưa bao giờ hạ nhiệt. Các doanh nghiệp cần tìm ra được định hướng riêng, tạo khác biệt về hương vị, chất lượng, decor, dịch vụ,… mới có thể đứng vững trong ngành cũng như phát triển lâu dài về sau. 

Mặt khác, khi Thương mại điện tử ngành F&B phát triển, doanh nghiệp cần tạo dựng được lòng tin với khách hàng. Chính sách bảo mật tiếp tục là những vấn đề đối với người mua sắm trực tuyến. Ví dụ, gần 30% người tham gia khảo sát bày tỏ mức độ tin tưởng thấp đối với doanh nghiệp bán hàng trực tuyến. Để khuyến khích áp dụng thương mại điện tử nhiều hơn, các nhà bán lẻ trực tuyến cần phải nghiêm túc khắc phục những vấn đề này, vì không biết chính xác chất lượng sản phẩm vẫn là rào cản lớn khi mua sắm trực tuyến. 

Thiếu hụt nguồn nhân lực: sự hấp dẫn mà thị trường Thương mại điện tử mang lại khiến rất nhiều doanh nghiệp muốn tham gia vào nền tảng. Tuy nhiên, với tâm thế thích là làm, không theo quy trình bài bản hay nghiên cứu, phân tích thị trường cụ thể, kỹ càng. Chưa kể, ngành F&B đang thiếu hụt nhân lực, các nhân sự mới ra trường không có kinh nghiệm, số lượng có thừa mà chất lượng lại không đạt. 

Ảnh hưởng của môi trường: trong thời đại kinh tế phát triển, khu công nghiệp mọc lên như nấm, vấn đề môi trường, hệ sinh thái đã không còn là nỗi lo của riêng ai. Vấn đề bảo vệ môi trường đã được nâng cao đáng kể, đặc biệt là khi dịch COVID bùng nổ, xu hướng sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường được quan tâm đặc biệt. Các sản phẩm làm từ nguyên liệu thân thiện với môi trường, phân hủy nhanh được khuyến khích sử dụng rộng rãi hơn mặc dù bước đầu tiếp cận, thay đổi thói quen của người tiêu dùng cũng gặp không ít khó khăn. “Ngành thực phẩm của chúng ta là ngành công nghiệp đi sau, liên quan mật thiết với du lịch, nếu tình trạng này còn diễn ra thì du khách sẽ không trở lại và vô tình ảnh hưởng đến ngành F&B. Nhựa không thể một sớm, một chiều biến khỏi cuộc sống của chúng ta được nhưng ít nhất giảm tiêu dùng và tái chế nó thì không chỉ cải thiện giá trị cuộc sống của mình mà còn cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam”, ông BT Tee – Tổng giám đốc Công ty UBM VES chia sẻ. 

Thiếu sự đồng bộ: Sự đổ bộ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng như phát triển của các doanh nghiệp F&B Việt được các chuyên gia đánh giá Việt Nam là quốc gia có ngành F&B phát triển vượt bậc. Nhưng sự phát triển ồ ạt, mạnh ai nấy làm lại khiến cho thị trường F&B của Việt Nam thiếu sự đồng bộ, không có cơ quan chủ quản cũng như kế hoạch phát triển cụ thể nào. Đặc biệt, khi trải qua đại dịch Covid và Nghị định 100, thị trường F&B của Việt Nam lại càng phơi bày ra nhiều yếu điểm. 

Hệ thống phân phối, logistics: Với những thế mạnh cũng như tiềm năng sẵn có, doanh nghiệp Việt hoàn toàn có đủ khả năng và điều kiện để phát triển, xâm nhập vào chuỗi cung ứng ngành F&B quốc tế. Tuy nhiên, vấn đề nhức nhối mà không chỉ doanh nghiệp đau đầu như hiện tại là vấn đề về logistics. Hàng Việt Nam có chất lượng khá cao, nhưng khi xuất khẩu ra nước ngoài không thể cạnh tranh được do vướng phí Logistic. “Ở các nước B2C như Trung Quốc hay Mỹ, phí ship chỉ khoảng 75.000đ/kg, trong khi đó chính phủ đã hỗ trợ 35.000đ/kg (mua hàng trên Ebay có thể thấy). Nhưng khi hàng Việt Nam xuất khẩu qua Trung Quốc, từ 100kg trở lên thì phí sẽ rơi vào khoảng 180.000 đ/kg – 200.000 đ/kg. Hơn nữa những mặt hàng đơn giản dưới 100kg lại bị mất rất nhiều, phí ship lại quá cao dẫn đến khách hàng không đồng ý mua hàng” – Bà Lê Tú Uyên, Giám Đốc Công Ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Đồ Thủ Công Mỹ Nghệ Love Natural chia sẻ. Đặc biệt đối mặt với một cú sốc như Covid-19, 85% doanh nghiệp gặp khó khăn liên quan đến việc phân phối, logistics: nhu cầu thực phẩm thiết yếu, đóng gói tăng cao nhưng lượng hàng lưu kho không đủ, doanh nghiệp phải tăng công suất để đáp ứng nhu cầu thị trường trong khi các nhà hàng đóng cửa khiến mức tiêu thụ đồ uống giảm xuống… “94,7% doanh nghiệp đã nhận ra điểm yếu này và đang điều chỉnh lại cơ cấu tỷ trọng và mạng lưới phân phối của mình để có thể thích nghi với khủng hoảng. Đây cũng là một trong những hành động ưu tiên của ngành ứng phó với tác động của Covid-19”, theo Vietnam Report. 

TÌM HIỂU THÊM: SỰ BÙNG NỔ XU HƯỚNG MỚI NGÀNH F&B HẬU COVID-19

test