HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THỜI ĐẠI SỐ
Cập nhật ngày: 10/05/2021
Logistics trong Thương mại điện tử đóng vai trò rất quan trọng, về cơ bản, đây là vấn đề cốt lõi của mỗi doanh nghiệp khi kinh doanh trên nền
Logistics trong Thương mại điện tử đóng vai trò rất quan trọng, về cơ bản, đây là vấn đề cốt lõi của mỗi doanh nghiệp khi kinh doanh trên nền tảng Thương mại điện tử và xuất khẩu. Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển và định hướng tương lai của doanh nghiệp, bạn có thể sẽ cần cân nhắc đến việc kết hợp với bên thứ ba để cung cấp dịch vụ lưu trữ, vận chuyển,… Trước sự biến động của đại dịch, các tương tác trực tuyến đã gia tăng đáng kể từ 42% năm 2019 lên 60% vào năm 2020. Với vai trò tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp sản phẩm ổn định và kịp thời cho khách hàng, những đổi mới về logistics cũng được đặt ra để cải thiện chất lượng dịch vụ cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, với việc kinh doanh để tiếp cận và đưa sản phẩm đến khách hàng quốc tế, logistics vẫn đang còn nhiều vấn đề nan giải.
Đối với bất kỳ doanh nghiệp khởi nghiệp thương mại điện tử nào, các hoạt động trong logistics được phối hợp đúng cách là chìa khóa thành công. Khi bạn đang lập kế hoạch tương lai cho doanh nghiệp của mình, đây là một số điều bạn cần xem xét để đưa dịch vụ hậu cần thương mại điện tử của mình lên một tầm cao mới.
Hoạch định nhu cầu khách hàng
Các nhà bán lẻ thường dựa trên hoạt động quảng cáo để tiếp cận khách hàng và bán sản phẩm. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp không đủ chi phí để thực hiện quảng cáo. Vì vậy, làm thế nào để bạn biết được sẽ cần bao nhiêu hàng tồn kho? Có một số kỹ thuật để sử dụng cho đến khi bạn xây dựng lịch sử bán hàng của riêng mình.
Đầu tiên, theo dõi lưu lượng truy cập trang web và chia sẻ xã hội. Nếu những nỗ lực truyền thông xã hội của bạn bắt đầu có kết quả, nhu cầu có thể tăng đột biến và bạn sẽ sẵn sàng để nhập hàng. Xem xét các xu hướng theo mùa, chẳng hạn như thay đổi về thời tiết và mua hàng theo mùa lễ như xu hướng sản phẩm may mặc,…
Tất nhiên, hãy tích trữ để hỗ trợ các chương trình khuyến mại như mã giảm giá hay giao hàng miễn phí sẽ giúp gia tăng đơn hàng. Doanh nghiệp có thể đầu tư vào nhà kho để lên kế hoạch cho nhu cầu mua hàng ngày càng tăng tốt hơn mà không cần đầu tư vào các hợp đồng thuê dài hạn.
Đảm bảo sản phẩm luôn có sẵn
Khi nhu cầu logistics trong thương mại điện tử phát triển, việc dự đoán về bức tranh toàn cảnh sẽ trở nên khó khăn hơn. Các công ty trải qua tốc độ tăng trưởng nhanh có thể bổ sung năng lực hậu cần theo cách đặc biệt. Ví dụ như mở rộng một số kho hàng, thuê người giao hàng hoặc các chiến thuật hậu cần khác. Tuy nhiên, nếu một trong những giai đoạn đó hoạt động không tốt sẽ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng và hiệu suất bán hàng của doanh nghiệp.
Người mua hàng muốn xem mặt hàng có sẵn hay không trước khi họ quyết định mua hàng cũng là động lực để người bán cần chuẩn bị hàng luôn sẵn sàng. Việc cân bằng để giữ đủ hàng trong tay nhưng không có hàng tồn kho dư thừa nhiều để tránh lãng phí tiền bạc và không gian trên kệ. Làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần, những người có thể giúp bạn phát triển hệ thống và quy trình hoạt động hiệu quả để xây dựng kế hoạch dự trữ hàng tồn kho phù hợp với quy mô doanh nghiệp.
Dịch vụ miễn phí vận chuyển
Trong một nghiên cứu gần đây, 73% người mua sắm trực tuyến cho biết họ tiến đến quyết định mua hàng vì người bán hỗ trợ dịch vụ miễn phí giao hàng. Việc giao hàng miễn phí đã thúc đẩy nhiều giao dịch mua hàng trực tuyến hơn. Nhưng tất nhiên, người giao hàng phải có quy trình riêng để giảm thiểu các chi phí trong quá trình vận chuyển nhưng vẫn đảm bảo chất lượng hàng hóa.
Thời gian giao hàng lý tưởng khách hàng mong muốn là từ hai đến ba ngày, tuy nhiên tùy thuộc vào kích thước đơn hàng tối thiểu hoặc chương trình khuyến mại,… mà người bán có thể lựa chọn phương thức tiếp thị khác nhau để thúc đẩy các đơn đặt hàng với ưu đãi giao hàng miễn phí.
Giao hàng chặng cuối cùng
Theo một nghiên cứu từ Đại học Delaware, dịch vụ giao hàng cuối cùng thường chiếm tới 28% tổng chi phí vận chuyển. Người tiêu dùng có thể đánh giá toàn bộ dịch vụ của công ty dựa trên trải nghiệm giao hàng. Một chiến lược giao hàng chặng cuối bền vững phải đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng đồng thời cân bằng giữa chi phí và các yêu cầu về nguồn lực.
Phản ánh sự cạnh tranh ngày càng tăng, các công ty thương mại điện tử đang bắt đầu tập trung vào dịch vụ giao hàng cuối cùng. Giai đoạn giao hàng cuối cùng đại diện doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng sản phẩm. Trong báo cáo của Supply Chain Dive gần đây, hơn 70% chủ hàng và nhà cung cấp dịch vụ hậu cần bên thứ ba (3PL) đã nhận ra nhu cầu về dịch vụ “giao hàng chặng cuối”.
Chính sách hoàn trả
Là khía cạnh thách thức nhất đối với người bán thương mại điện tử. Theo Transport Topics, tỷ lệ hoàn trả trung bình tại một cửa hàng truyền thống là 8- 9% và đối với thương mại điện tử có thể đạt 24-36%.
Các chuyên gia cho biết để xử lý hàng trả lại một cách hợp lý, nhà bán cần khéo léo trong việc tương tác với khách hàng, quan tâm và giám sát tương tự đối với việc quản lý giao dịch mua ban đầu.
Chính sách hoàn trả của bạn giúp khuyến khích những người mua có được trải nghiệm mua hàng tốt và duy trì niềm tin của khách hàng với doanh nghiệp vào lần hợp tác sau. Tuy nhiên, doanh nghiệp của bạn phải hiểu rõ ràng về các chi phí và tác động hậu cần đối với những lợi nhuận đó. Bạn có trả tiền cho vận chuyển trả hàng không? Bạn có tính phí hoàn hàng không? Bạn có bán lại các mặt hàng hoặc thanh lý chúng thông qua một nhà bán buôn không?
Innovative Hub – Đại lý Alibaba tại Việt Nam