GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GỖ VÀ LÂM SẢN VIỆT NAM
Cập nhật ngày: 24/11/2023
Kể từ đầu năm 2022 xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Anh, EU, Mỹ đang giảm đáng kể, với mức giảm 38% so với cùng kỳ trong
Kể từ đầu năm 2022 xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Anh, EU, Mỹ đang giảm đáng kể, với mức giảm 38% so với cùng kỳ trong tháng 6 và tiếp tục giảm 5,5% trong tháng 7. Forest Trends đã hỗ trợ một cuộc khảo sát của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores) đối với 52 công ty gỗ và phát hiện ra rằng hầu hết đều giảm doanh thu tại các thị trường EU, Anh và Mỹ, với 71% cho rằng đơn đặt hàng sẽ tiếp tục giảm trong năm nay.
Để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế, Việt Nam cần nâng cao chất lượng sản phẩm gỗ và lâm sản của mình. Điều này bao gồm cải tiến quy trình sản xuất, chú trọng đến quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm, nâng cao kỹ năng công nhân và kỹ thuật viên trong ngành. Cùng Innovative Hub tìm hiểu về giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và lâm sản Việt Nam qua bài viết sau.
Những hạn chế của ngành gỗ và lâm sản Việt Nam
Nhận diện những khó khăn của xuất khẩu gỗ
Theo nguồn tin từ báo Chính phủ, gỗ và các sản phẩm từ gỗ là những mặt hàng trong top đầu mang về giá trị xuất khẩu (XK) cao trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên, trong nhiều tháng qua, giá trị này đã có sự sụt giảm so với cùng kỳ những năm trước. Nhiều khó khăn trong XK gỗ đang cần được tháo gỡ.
Khó khăn từ thị trường lâm sản
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch XK gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 6/2022 đạt 1,5 tỷ USD, giảm 4,9% so với tháng 6/2021. Trong đó, XK sản phẩm gỗ là 1,03 tỷ USD, giảm 18,1% so với tháng 6/2021. Tính chung 6 tháng năm 2022, trị giá XK gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 8,5 tỷ USD, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, XK sản phẩm gỗ ước đạt 6,14 tỷ USD, giảm 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Bên cạnh đó, giá cước vận tải cùng với giá mua gỗ nguyên liệu tăng cao khiến giá thành sản xuất tăng gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ nước ta.
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và lâm sản Việt Nam
Về công tác mở cửa thị trường, xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục phổ biến lợi ích mà các Hiệp định này mang lại để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác tối ưu thị trường. Đồng thời tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại để khai thác các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như các thị trường mới nổi, tiềm năng.
Duy trì các chính sách nhập khẩu thông thoáng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu nhiên liệu phục vụ sản xuất, xuất khẩu. Đưa ra các chính sách đảm bảo nguồn nguyên liệu. Bộ Công Thương kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm sớm có quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu ổn định cho chế biến gỗ, đồng thời tăng cường trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho ngành chế biến và xuất khẩu gỗ đang tăng trưởng cao; xem xét việc miễn kiểm dịch thực vật đối với gỗ tròn, gỗ xẻ nhập khẩu khi các nước xuất khẩu gỗ cho Việt Nam đã có giấy kiểm dịch thực vật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp nhập khẩu.
Cùng với nỗ lực mở rộng, chiếm lĩnh thị trường, một trong những vấn đề trọng tâm là phải ngăn chặn gian lận thương mại để tránh lâm vào các vụ kiện. Để ngăn chặn gian lận thương mại, cuối năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 102/2020/ NĐ-CP quy định về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp. Đây là công cụ để tiếp tục đưa sản xuất, thương mại đồ gỗ vào quy củ. ngăn chặn các rủi ro đe dọa đến sự tăng trưởng của ngành. Theo đánh giá của ngành Lâm nghiệp, thị trường đồ nội thất và đồ gỗ của thế giới rất lớn, khoảng 430 tỉ USD giá trị thương mại. Thế nhưng hiện nay, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam mới chiếm khoảng 6% thị phần toàn cầu. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng ngành chế biến, xuất khẩu gỗ của Việt Nam tuy phát triển nhanh, nhưng thị phần xuất khẩu so với dư địa còn rất nhỏ, trong khi sự đa dạng hấp dẫn sản phẩm gỗ còn khiêm tốn. Quy mô phát triển, tầm cỡ doanh nghiệp, số lượng có nhưng chất lượng còn nhiều vấn đề. Vậy đến năm 2030, làm sao để chúng ta có thể chiếm được 30% hay 50% thị phần toàn cầu, tức là đem về cả trăm tỉ USD từ xuất khẩu đồ gỗ- Thủ tướng nêu câu hỏi gợi mở Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần sớm đưa Hiệp định VPA/FLEGT vào thực thi và thực hiện nghiêm túc, kiểm soát việc nhập khẩu gỗ thuộc danh mục CITES theo quy định.
Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực trong ngành: Đào tạo nguồn nhân lực của ngành công nghiệp gỗ, xúc tiến thương mại, xây dựng quảng bá thương hiệu ngành gỗ và lâm sản. Ưu tiên triển khai các chương trình đào tạo, nâng cao tay nghề, đảm bảo cung ứng nhân lực cho ngành sản xuất, chế biến gỗ, hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng, các trường dạy nghề trong việc đào tạo thiết kế nội ngoại thất.
Nâng cao năng lực cạnh tranh: Bộ Công thương sẽ tiếp tục theo dõi, đôn đốc cũng như phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Ngành, địa phương tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, khai thác lợi thế hiện có của ngành chế biến gỗ hướng tới đạt được các mục tiêu đề ra tại Quyết định số 1137/QĐ-TTg ngày 03 tháng 8 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Tận dụng tối đa các cơ hội của các Hiệp định Thương mại quốc tế FTA thông qua đẩy mạnh tổ chức tuyên truyền rộng rãi về ưu đãi FTA, hướng tận dụng và cách tận dụng ưu đãi FTA, hướng dẫn các doanh nghiệp hiểu rõ và nắm được quy tắc xuất xứ của nước nhập khẩu; tổ chức việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo hướng hiện đại hóa, điện tử hóa, tăng cường triển khai cơ chế tự chứng nhận xuất xứ.
Lên kế hoạch thu hút đầu tư vào sản xuất, chế biến các mặt hàng lâm sản hướng tới xuất khẩu, dựa trên cơ sở về lợi thế của các điều kiện tự nhiên, lao động, sản xuất tại địa phương để có định hướng chiến lược phù hợp, cụ thể đối với những mặt hàng xuất khẩu lợi thế của địa phương.
Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, sử dụng nguyên liệu một cách hiệu quả, đa dạng hóa các sản phẩm, cắt giảm chi phí, giá thành, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.
Tăng cường hợp tác, tạo lập và hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất nguyên liệu đến xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng. Chú trọng xây dựng hình ảnh của thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế.
TÌM HIỂU THÊM: GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU TRỰC TUYẾN TRONG THỜI ĐẠI KỸ THUẬT SỐ