fbpx

Báo cáo Thị Trường & Xu Hướng Xuất Khẩu 2023 - 2024TIN TỨC

DỰ ĐOÁN CÁC XU HƯỚNG CỦA NGÀNH F&B NĂM 2022

DỰ ĐOÁN CÁC XU HƯỚNG CỦA NGÀNH F&B NĂM 2022

Ngành hàng F&B (kinh doanh thực phẩm và đồ uống) là một trong những ngành hàng tiêu dùng có tiềm năng phát triển rất lớn tại Việt Nam. Sau đại dịch COVID – 19, việc khôi phục, nắm được xu hướng thị trường hiện tại là điều rất quan trọng đối với quá trình hồi sinh ngành thực phẩm và đồ uống, đặc biệt là trong giai đoạn bình thường mới như hiện nay.

Cùng Innovative Hub tìm hiểu về xu hướng ngành F&B năm 2022 trong bài viết sau.

1. Sự lên ngôi của các thực phẩm có nguồn gốc thực vật 

Trong vài năm trở lại đây, theo một số nghiên cứu cho thấy người tiêu dùng có xu hướng quan tâm hơn đến các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Xu hướng này đã dần trở nên phổ biến từ năm 2020 và đến nay đã trở thành một hiện tượng toàn cầu. Các sản phẩm làm từ thực vật phủ sóng trên toàn thế giới cho những người tiêu dùng đang muốn cắt giảm thịt, có ý thức về sức khỏe, sống theo một chế độ ăn kiêng nhất định hoặc chỉ đơn giản là muốn sống bền vững. 

Các thực phẩm protein thực vật, thay thế sữa và thịt hay thịt nuôi trong phòng thí nghiệm, v.v… là các cải tiến mà các nhà khoa học đã tìm ra trong năm 2020 vừa qua. Nhưng các nghiên cứu cho thấy xu hướng thực phẩm có nguồn gốc thực vật vẫn đang ngày càng phổ biến hơn, khi các công nghệ mới được phát triển để phục vụ cho nhu cầu này. 

Theo Khảo sát người tiêu dùng của Innova năm 2020, có bốn lý do hàng đầu để người tiêu dùng xem xét sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc thực vật là: Sức khỏe, Sự đa dạng trong chế độ ăn, Tính bền vững và Hương vị. Ngoài ra, mối quan tâm về quyền động vật cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến ngày càng nhiều người chuyển sang tiêu thụ các sản phẩm thực vật. 

Nói về xu hướng này, ông Brad McKay, chuyên gia hàng đầu trong ngành F&B, cựu CEO của Healthcare Food Services, tổ chức chuyên cung cấp bữa ăn cho các cơ sở sức khỏe ở Canada, cho biết: “Trong 30 năm tới, thịt đỏ và thịt động vật truyền thống sẽ chỉ chiếm một phần nhỏ trong tiêu thụ thịt. Thay vào đó là sự phát triển của thịt nhân tạo, và các thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Có hai yếu tố thúc đẩy nền công nghiệp thực phẩm phát triển theo hướng này, đầu tiên là sự quan tâm đến sức khỏe. Nhiều người tin rằng sản phẩm từ thực vật có lợi cho sức khỏe hơn là động vật.

Nhưng động lực lớn hơn cả là vấn đề về môi trường. Hành tinh của chúng ta không còn có thể duy trì lượng động vật đủ để nuôi sống con người”, ông nhận định. McKay trích dẫn số liệu thống kê của Yuval Noah Harari, một nhà sử học nổi tiếng và là tác giả của hai cuốn sách bán chạy nhất về tương lai của nhân loại. Harari cho biết hiện có 300 triệu con người đang lớn lên, song song với 700 triệu động vật được nuôi để làm thức ăn cho chúng ta. “Nếu chúng ta muốn ngăn chặn hậu quả của sự nóng lên toàn cầu và những gì con người đang gây ra cho hành tinh này, chúng ta phải ngừng nuôi động vật để phục vụ chúng ta”, ông McKay nói. 

Ngoài ra, nhu cầu sử dụng thực phẩm Organic cũng sẽ tiếp tục trở thành xu hướng phát triển mạnh mẽ trong ngành F&B vào năm 2022. Trước nỗi lo vòng vây thực phẩm bẩn, nhu cầu của người tiêu dùng chuyển hướng sang các loại thực phẩm Organic – được trồng, chế biến và sản xuất 100% hữu cơ giúp đảm bảo an toàn sức khỏe cho con người. Bên cạnh đó, những căn bệnh liên quan tới đường tiêu hóa cũng có chiều hướng gia tăng, khiến cho người tiêu dùng thực sự quan tâm hơn tới chất lượng bữa ăn của gia đình. 

2. Gia tăng tiêu thụ các sản phẩm F&B tươi sống và đông lạnh 

Người tiêu dùng trên thế giới đang có xu hướng mua nhiều trái cây và rau quả hơn bao giờ hết để đảm bảo cung cấp đủ lượng vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường miễn dịch. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi 210 Analytics, IRI và Produce Marketing Association (PMA) vào tháng 5 năm 2020, doanh số bán sản phẩm tươi sống đã tăng 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái và doanh số bán sản phẩm đông lạnh có mức tăng trưởng ấn tượng 33,8% theo năm. Ngoài ra, người tiêu dùng còn có tư tưởng tích trữ và chuyển sang sản phẩm F&B đông lạnh để tránh phải đi lại nhiều cửa hàng tạp hóa trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp. Theo khảo sát của Innova năm 2020, 6 trên 10 người tiêu dùng toàn cầu tìm kiếm các sản phẩm thực phẩm và đồ uống hỗ trợ sức khỏe miễn dịch mỗi ngày, với 1 trên 3 người nói rằng mối quan tâm về sức khỏe miễn dịch tăng lên vào năm 2020 so với năm 2019. Có thể thấy các thực phẩm và đồ uống này sẽ chiếm phần trăm lớn trong tiêu thụ toàn cầu. 

Sự lây lan nhanh chóng của Covid-19 đã khiến cho cách nhìn nhận về sức khỏe của con người thay đổi. Nhiều người đặt ra mục tiêu tăng cường hệ miễn dịch của họ ở mức tốt nhất có thể. Một trong những cách hữu hiệu nhất là bổ sung các vitamin thông qua trái cây và rau quả, và điều này dẫn đến nhu cầu ngày càng tăng cao. Chẳng hạn, doanh số bán cam và nước cam đã tăng đáng kể từ khi Vitamin C được biết đến rộng rãi với công dụng hỗ trợ hệ miễn dịch và cam được xem như là một nguồn cung cấp vitamin C dồi dào trong đại dịch.

3. Khách hàng sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho các sản phẩm F&B chất lượng 

Như đã đề cập ở trên, tâm lý của con người đã thay đổi đáng kể từ khi Covid-19 xuất hiện trên toàn thế giới và điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiêu thụ thực phẩm và đồ uống. Khi tinh thần “tự chăm sóc bản thân” ngày càng phổ biến trong “thời COVID”, việc bồi bổ bản thân bằng thực phẩm cao cấp cũng trở nên quan trọng hơn, như một cách để đối phó với thời kỳ khó khăn. Việc hạn chế đi du lịch và tận hưởng các hoạt động ngoài trời khác đã giúp giới trẻ tiết kiệm được nhiều khoản chi phí khác, dẫn đến họ có xu hướng mua sắm các thực phẩm chất lượng cao. 

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thế hệ Millennials và Gen Z thường xuyên mua hàng cao cấp hơn nhiều so với các lứa tuổi khác. Các thương hiệu nên tận dụng xu hướng “cao cấp hóa” để khai thác sức mua ngày càng tăng của những thế hệ này, đặc biệt là Gen Z, những người đang dần trở thành đối tượng khách hàng quan trọng nhất trên thế giới. 

4. Cá nhân hóa chế độ dinh dưỡng 

Ngày nay, người tiêu dùng thường lựa chọn những thực phẩm và đồ uống phù hợp với đời sống của mình, dẫn đến sự phổ biến của xu hướng cá nhân hóa chế độ dinh dưỡng. Khảo sát Người tiêu dùng năm 2020 của Innova cho thấy “64% người tiêu dùng toàn cầu đã tìm ra nhiều cách hơn để điều chỉnh cuộc sống và sản phẩm của họ theo phong cách, niềm tin và nhu cầu của họ”. Ngoài ra, họ cũng mong muốn các doanh nghiệp F&B có thể mang đến những làn gió mới như những đột phá về công nghệ, ra mắt các sản phẩm mới lạ liên tục và sáng tạo ra những hương vị độc đáo để gia tăng trải nghiệm thú vị khi thưởng thức. 

Những lời khuyên từ các chuyên gia về dinh dưỡng vẫn còn đắt đỏ, tuy nhiên người tiêu dùng vẫn sẵn sàng chi tiền để có thể tìm được một chế độ dinh dưỡng dành riêng cho mình. Những tiến bộ công nghệ và đa dạng trong dịch vụ ăn uống giúp người tiêu dùng tiếp cận với xu hướng này tốt hơn. Chang Liu, nhà phân tích thị trường tại Innova Market Insights nhận định: “Những đột phá về công nghệ F&B đã mang đến cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn dinh dưỡng được cá nhân hóa. Hiểu được nhu cầu cá nhân dựa trên dữ liệu thu thập được từ phân tích di truyền, phân tích cơ thể và sở thích cá nhân sẽ làm cho các sản phẩm dinh dưỡng được cá nhân hóa phù hợp hơn”, bà cho biết. 

Brad McKay cho rằng động lực chính của xu hướng này chính là cơ cấu dân số già. “Nhìn chung, mọi người sẽ quan tâm hơn đến vấn đề dinh dưỡng khi chúng ta già đi. Nhóm người trẻ tuổi sẽ ít quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng, họ muốn ăn ngon miệng và tôi nghĩ tất cả chúng ta đều muốn ăn ngon, nhưng quan tâm đến dinh dưỡng là điều bắt buộc đối với những người ở độ tuổi cao hơn”. 

TÌM HIỂU THÊM: XU HƯỚNG KINH DOANH O2O CHO CÁC DOANH NGHIỆP F&B

Nhận tư vấn giải pháp xuất khẩu

Bài viết liên quan

Dự Báo Xuất Khẩu Lâm Sản Trong Năm 2024
28/03/2024

Dự Báo Xuất Khẩu Lâm Sản Trong Năm 2024

  Năm 2024, ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu lâm sản đạt 17,5 tỷ USD, vượt 21% so với kết quả ước đạt của năm 2023 và vượt
Báo Cáo Xuất Khẩu Ngành Làm Đẹp Trên Alibaba
21/03/2024

Báo Cáo Xuất Khẩu Ngành Làm Đẹp Trên Alibaba

Quý 1 Năm 2024 Theo dự báo, ngành công nghiệp làm đẹp đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đồng thời xuất khẩu ngành này cũng đạt những thành tựu
Báo Cáo Xuất Khẩu Thiết Bị Thể Thao
13/03/2024

Báo Cáo Xuất Khẩu Thiết Bị Thể Thao

Dự báo của Mordor Intelligence cho thị trường Đồ thể thao toàn cầu trong giai đoạn từ năm 2022 đến 2027 cho thấy xu hướng tăng trưởng kép hàng năm
Báo cáo và xu hướng xuất khẩu ngành F&B 2024
06/03/2024

Báo cáo và xu hướng xuất khẩu ngành F&B 2024

Ngành F&B đang chứng kiến những tăng trưởng tich cực từ sau đại dịch Covid-19, và là một trong những ngành xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam. Trong năm
01/03/2024

Xuất khẩu cá tra năm 2024: Hướng tới vượt qua mọi thách thức

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), vào năm 2024, ngành cá tra đã đặt mục tiêu phấn đấu để xuất khẩu cá tra
Xu Hướng Xuất Khẩu Ngành Mỹ Phẩm Trong Năm 2024
23/02/2024

Xu Hướng Xuất Khẩu Ngành Mỹ Phẩm Trong Năm 2024

Trong những năm gần đây, ngành mỹ phẩm đã trở thành một lĩnh vực kinh doanh quan trọng tại Việt Nam do nhu cầu sử dụng mỹ phẩm ngày càng