fbpx

TIN TỨC

COVID-19 VÀ SỰ THAY ĐỔI TRONG HÀNH VI MUA HÀNG TRỰC TUYẾN

28/07/2022 TIN TỨC
COVID-19 VÀ SỰ THAY ĐỔI TRONG HÀNH VI MUA HÀNG TRỰC TUYẾN

Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 vào năm 2020 đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế – xã hội của toàn cầu, trong đó có Việt Nam. TMĐT đã chứng kiến ​​sự thúc đẩy đáng kể khi người tiêu dùng chuyển sang mua hàng trực tuyến – một sự gia tăng duy trì lâu dài ngay cả sau khi bùng phát. Đại dịch COVID-19 buộc tất cả phải thay đổi cách mua sắm. Theo một cuộc khảo sát vào tháng 1 năm 2021 do AlixPartners thực hiện, 48% người tiêu dùng nói rằng thói quen mua sắm của họ đã bị thay đổi vĩnh viễn bởi đại dịch. Mọi người phản ứng theo nhiều cách khác nhau và có thói quen, hành vi mua hàng khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn trong số họ đều dành sự ưu tiên cho những nhu cầu cơ bản nhất. Covid-19 đã tạo ra sự thay đổi trong hành vi mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng như thế nào, hãy cùng Innovative Hub tìm hiểu.

COVID-19 CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI MUA HÀNG SANG TRỰC TUYẾN

Trong thời gian đại dịch bùng phát, thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%. Quy mô thị trường đạt tới 11,8 tỷ USD. Đây là thời điểm thương mại điện tử bùng nổ. Tính đến tháng 1/2021, Việt Nam có 68,72 triệu người sử dụng Internet. Con số này đã chiếm đến hơn 50% dân số. Vì vậy, số lượng người tiêu dùng sự tiếp cận với thương mại điện tử đã tăng nhanh chóng. Trong bối cảnh đó, mọi người dần chuyển sang mua hàng trực tuyến để thích nghi với đại dịch.

Kể từ khi bùng phát dịch năm 2020, thói quen mua sắm trực tuyến đã bắt đầu hình thành trong cộng đồng khi các lệnh giãn cách xã hội kéo dài (theo Forbes) . Theo một cuộc khảo sát của Influenster vào tháng 8/2020, 80% người mua sắm ở Bắc Mỹ, Anh, Pháp và Đức cho biết thói quen mua sắm của họ đã thay đổi do phản ứng trực tiếp với cuộc khủng hoảng COVID-19. Họ chuyển sang đặt hàng trực tuyến thường xuyên hơn. Nhu cầu về các dịch vụ mua sắm trực tuyến dự kiến sẽ tăng vọt trong thời gian tới.

SỰ THAY ĐỔI TRONG HÀNH VI MUA HÀNG TRỰC TUYẾN

Sự thay đổi thói quen và hành vi mua hàng

Đại dịch đã thay đổi hành vi, ưu tiên và thói quen mua hàng của người tiêu dùng. Nghiên cứu của Zoovu vào năm 2020 đã chỉ ra những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng trong vài tháng kể từ khi đại dịch bùng phát, bao gồm: 28% đang mua sản phẩm trực tuyến mà họ thường mua tại cửa hàng; 25% đang mua sản phẩm mà họ thường không mua trước đó ; 22% dành nhiều thời gian hơn cho việc mua sắm trực tuyến

Bên cạnh đó, theo một cuộc khảo sát do McKinsey công bố, 40% người được hỏi bắt đầu chọn các thương hiệu hoặc nhà cung cấp mới khi các kênh trực tiếp bị đình trệ với Sự bùng phát của Covid.

Trong khi đó, cuộc khảo sát dựa trên 4 quốc gia cho thấy rằng trong giai đoạn bất ổn, lòng trung thành của người mua đối với thương hiệu gốc đang giảm xuống, do họ bắt đầu coi trọng giá cả, tỷ suất lợi nhuận, hàng tồn kho và các yếu tố ra quyết định quan trọng khác.

Hình thành thói quen mới: đi chợ trực tuyến

Theo khảo sát mới nhất của Viện Nghiên cứu Hàng tiêu dùng Bán lẻ (IELKA), được thực hiện vào đầu tháng 11/2020, cứ 10 người dùng internet thì có 4 người sử dụng các nền tảng trực tuyến này cho mục đích đi chợ và mua hàng bách hóa. Ba lý do chính khiến người tiêu dùng chọn mua hàng tạp hóa trực tuyến là bởi ảnh hưởng của đại dịch (71%); sự dễ dàng mua sắm (63%); và tốc độ giao hàng(41%). Covid-19 đã tạo ra một thói quen mới – đi chợ trực tuyến. Khoảng 52% người tiêu dùng có xu hướng chọn nền tảng của chuỗi siêu thị mà họ thường mua sắm; trong khi chỉ 11% hiện mua hàng từ các cửa hàng trực tuyến mà không có cửa hàng thực. Có 4 yếu tố quan trọng đối với người tiêu dùng khi họ quyết định mua sắm trực tuyến. Bao gồm: giao hàng miễn phí (73%); chất lượng hàng tươi sống và hàng lạnh (71%); tốc độ giao hàng (69%) và giá cả (69%)

Tại Việt Nam, sự chuyển đổi sang mua sắm trực tuyến cũng đã dẫn đến sự bùng nổ của các dịch vụ “Đi chợ hộ”, “Giao đồ ăn”. Lazada là nền tảng tiên phong trong việc triển khai “ngành hàng thực phẩm tươi sống” kể từ tháng 3/2020. Lazada cung cấp dịch vụ giao hàng trong hỏa tốc trong  2 đến 4 giờ tại các thành phố lớn kể từ tháng 3 năm 2020.

MUA SẮM TRỰC TUYẾN LÀ XU HƯỚNG KÉO DÀI

98% những người đã mua sắm trực tuyến trong đại dịch cho biết họ sẽ duy trì thói quen này. Sau đại dịch, chúng ta đã bắt đầu lại cuộc sống với một sự “bình thường mới”. Tuy nhiên thói quen mua sắm này vẫn được tiếp diễn. Mọi người tiếp xúc với công nghệ nhiều hơn và mua sắm trên các nền tảng TMĐT nhiều hơn. Họ cho rằng nguyên nhân là vì sự thuận tiện; sự đa dạng của hàng hóa; và nhiều ưu đãi, khuyến mại. Sự thay đổi này này cho thấy xu hướng mua hàng đa kênh dần hình thành. Do đó, các nhà bán lẻ buộc phải mở kênh bán online bên cạnh việc phục vụ khách tại chỗ.

Thu nhập giảm nhưng thói quen mới

Trước năm 2019 thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng, tuy nhiên sau 2019 do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, thu nhập có xu hướng giảm dần. Tốc độ giảm thu nhập ở khu vực thành thị nhiều hơn so với khu vực nông thôn. So với năm 2020, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2021 ở khu vực thành thị giảm 3,6%, trong khi thu nhập bình quân 1 người 1 tháng ở khu vực nông thôn không thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, thu nhập của những người lao động giữ các chức vụ cao trong công ty vẫn duy trì ở mức cao, bình quân thu nhập trung bình một người là $4915/ tháng (gần 100 triệu VND), tỷ lệ này chiếm khoảng 3% tổng doanh số Việt Nam (nguồn https://tinyurl.com/2zxmrmho). 

Mặc dù bị ảnh hưởng thu nhập do covid-19 gây nên, thói quen mua sắm mới cũng làm cho các sàn thương mại điện tử bạo chi hơn trong việc tung các gói khuyến mãi nhằm kích thích người tiêu dùng mua sắm trực tuyến. Đỉnh điểm, các sàn thương mại điện tử trong nước như Tiki, Shopee, Lazada đã dành ngân sách ra hơn hàng chục triệu đô la mỹ cho các chương trình khuyến mãi vào những thời điểm căng thẳng do dịch covid diễn biến phức tạp kèm theo đó là các chính sách kiểm soát dịch bệnh của chính phủ.

Riêng sàn thương mại điện tử quốc tế Alibaba.com cũng có các chương trình hỗ trợ dành cho các nhà cung ứng trên toàn cầu. Tập đoàn đã dự chi hơn 1 tỷ đô la mỹ để hỗ trợ các quốc gia như Việt Nam, Malaysia, Philippines, Pakistan,… nhằm giúp các nhà bán hàng tự tin hơn trên con đường hội nhập quốc tế.

Với những diễn biến mới mang đầy tín hiệu lạc quan về triển vọng phát triển trong ngành thương mại điện tử, chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng thương mại điện tử quốc tế chính là xu thế bùng nổ mới sau khi đại dịch covid-19 qua đi. Hãy nhanh chóng bắt kịp xu thế mới, là người tiên phong, dẫn đầu trên hành trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam.

TÌM HIỂU THÊM: NHU CẦU MUA SẮM VÀ XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NĂM 2022 

Nhận tư vấn giải pháp xuất khẩu

Bài viết liên quan

Báo Cáo Xu Hướng Của Alibaba Về Điện Tử Tiêu Dùng
16/04/2024

Báo Cáo Xu Hướng Của Alibaba Về Điện Tử Tiêu Dùng

Tổng Quan Toàn Cầu Vào năm 2023, Điện tử tiêu dùng đã chứng kiến ​​​​Số lượng khách truy cập duy nhất hàng ngày (DUV) tăng khoảng 3,5% so với tháng
Alibaba.com Tiếp Tục Đầu Tư, Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Việt Nam Xuất Khẩu Trực Tuyến
10/04/2024

Alibaba.com Tiếp Tục Đầu Tư, Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Việt Nam Xuất Khẩu Trực Tuyến

Triển vọng thị trường Việt Nam hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội xuất nhập khẩu hấp dẫn trong năm 2024. Alibaba, nhằm tăng cường sự hiện diện và hỗ
Xuất Khẩu Nông Sản Quý 1/2024: Cà Phê Lập Kỷ Lục, Gạo Và Rau Quả Tiếp Tục Tăng Mạnh
04/04/2024

Xuất Khẩu Nông Sản Quý 1/2024: Cà Phê Lập Kỷ Lục, Gạo Và Rau Quả Tiếp Tục Tăng Mạnh

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản trong 3 tháng đầu năm 2024 dự kiến đạt 13,53 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm trước. Với thành tựu
Dự Báo Xuất Khẩu Lâm Sản Trong Năm 2024
28/03/2024

Dự Báo Xuất Khẩu Lâm Sản Trong Năm 2024

  Năm 2024, ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu lâm sản đạt 17,5 tỷ USD, vượt 21% so với kết quả ước đạt của năm 2023 và vượt
Báo Cáo Xuất Khẩu Ngành Làm Đẹp Trên Alibaba
21/03/2024

Báo Cáo Xuất Khẩu Ngành Làm Đẹp Trên Alibaba

Quý 1 Năm 2024 Theo dự báo, ngành công nghiệp làm đẹp đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đồng thời xuất khẩu ngành này cũng đạt những thành tựu
Báo Cáo Xuất Khẩu Thiết Bị Thể Thao
13/03/2024

Báo Cáo Xuất Khẩu Thiết Bị Thể Thao

Dự báo của Mordor Intelligence cho thị trường Đồ thể thao toàn cầu trong giai đoạn từ năm 2022 đến 2027 cho thấy xu hướng tăng trưởng kép hàng năm