Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

CƠ HỘI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT RA TOÀN CẦU BẰNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Cập nhật ngày: 24/11/2023

Thương mại điện tử đã và đang là xu hướng kinh doanh trực tuyến của các doanh nghiệp có ý xuất khẩu nông sản và tiếp thị sản phẩm hoặc

CƠ HỘI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT RA TOÀN CẦU BẰNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Thương mại điện tử đã và đang là xu hướng kinh doanh trực tuyến của các doanh nghiệp có ý xuất khẩu nông sản và tiếp thị sản phẩm hoặc ý tưởng kinh doanh của mình sang thị trường quốc tế. 

Theo số liệu thống kê trên Alibaba.com, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trưởng đạt mức cao kỷ lục. Trong đó, nhu cầu xuất nhập khẩu các sản phẩm Nông sản trên Alibaba.com đang ngày càng gia tăng. Việt Nam là một trong những thị trường đứng đầu về sản xuất các mặt hàng nông sản bao gồm: các loại hạt, trái cây tươi, ngũ cốc, đậu, rau tươi… 

Do đó, Thương Mại Điện Tử Xuyên Biên Giới sẽ mang đến cơ hội kinh doanh & xuất khẩu quốc tế mới cho các doanh nghiệp ngành Nông sản của nước ta. Cùng Innovative Hub tìm hiểu thêm về cơ hội xuất khẩu ngành nông sản Việt ra toàn cầu bằng thương mại điện tử qua bài viết sau.

Thành tựu trong xuất khẩu các sản phẩm nông sản chủ lực của Việt Nam

Lạm phát kỷ lục đang bao trùm nền kinh tế của các nước lớn tại châu Âu. Xung đột Nga – Ukraine đã khiến giá của không chỉ các mặt hàng năng lượng tăng, mà nhiều loại lương thực, thực phẩm cũng tăng giá rất mạnh. Diễn biến này đang tạo cơ hội cho nông sản các nước châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng tăng xuất khẩu vào thị trường châu Âu.

Nhu cầu nhập khẩu nông sản của thị trường quốc tế tăng lên

Theo dự báo của OECD-FAO giai đoạn 2019-2028 tiêu dùng các sản phẩm nông sản của thế giới tăng bình quân 1,5-3%/năm, trong đó nhu cầu tiêu thụ thịt và cá bình quân đều tăng 3%, nhu cầu tiêu thụ cá cũng dự báo tăng 2,12%, nhu cầu ngũ cốc dự báo tăng khoảng gần 2%, nhu cầu về nội thất sử dụng các nguyên liệu từ tre nứa tăng, dự báo tăng trưởng giai đoạn 2019-2028 là 10,6%.

Nông sản Việt Nam được xuất khẩu sang hơn 180 thị trường trên thế giới đã gây được nhiều tiếng vang, đặc biệt là những thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc… Với nhiều thuận lợi trong sản xuất các mặt hàng nông sản, hoa quả vùng nhiệt đới đặc trưng cho khí hậu của nước ta và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cao, khiến nông sản Việt Nam chinh phục được các thị trường khó tính như EU, trữ lượng lớn có thể cung cấp cho những thị trường có nhu cầu tiêu thụ cao như Trung Quốc. Nhiều nông sản của Việt Nam giữ những vị trí đứng đầu trong xuất khẩu trên thế giới như cà phê, lúa gạo, chè, hạt điều…

Lợi thế trong sản xuất

Là quốc gia nằm trong vùng nội chí tuyến, Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, sản xuất nông nghiệp. Với mức tăng trưởng bình quân đạt 3,5%/năm, mức cao ở khu vực Châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng.

Cơ cấu nội ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế để phù hợp với thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển theo tiêu chuẩn VietGAP với trên 62% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nhanh nhạy, uyển chuyển trong xuất khẩu

Với quy mô đầu tư vào nông nghiệp ngày càng nhiều của các doanh nghiệp hiện nay, tập trung vào vận hành các khâu từ sản xuất – chế biến – tiêu thụ sản phẩm nông sản, ngoài ra doanh nghiệp còn đẩy mạnh, nhanh nhạy, uyển chuyển trong xúc tiến thương mại, mở ra nhiều thị trường xuất khẩu mới như vải thiều tươi sang Nhật Bản, bưởi vào Chi Lê, chanh leo sang Châu Âu… ngay khi nhận thấy sự sụt giảm xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Phát triển khoa học công nghệ, công nghệ 4.0

Sự phát triển của khoa học công nghệ, công nghệ 4.0 đã thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến. Theo Báo cáo của Bộ Công Thương, các hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến đã giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tiết kiệm chi phí xúc tiến thương mại mà vẫn duy trì và phát triển tốt quan hệ với đối tác nước ngoài ở khắp 5 châu lục, huy động cả thệ thống tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài vào cuộc góp phần hỗ trợ các địa phương, bà con nông dân tiêu thụ nông sản kịp thời trong hoàn cnhr không thể thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại trên thực tế ở nước ngoài.

Riêng một số ngành như sản xuất đồ gỗ, đẩy mạnh phát triển trên các kênh trực tuyến như Alibaba.com được xem là một bước ngoặt đưa sản phẩm nông sản của Việt Nam tiếp cận khách hàng quốc tế hơn.

Cơ hội xuất khẩu cho nông sản Việt

Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia 16 hiệp định thương mại tự do với nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới. Đây là điều kiện vô cùng thuận  lợi để Việt Nam được hưởng các ưu đãi về thuế quan lẫn phi thuế quan, tăng cường xuất khẩu đa dạng các ngành hàng thế mạnh của nước ta. Đặc biệt, Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) tạo điều kiện thuận lợi giúp cho Việt Nam có thể tiếp cận được các thị trường lớn là Mỹ và các quốc gia thuộc khối Liên minh Châu Âu. 

CPTPP, một hiệp định thương mại tự do có 11 nước thành viên đều là các thị trường lớn trên thế giới với hơn 40 triệu dân, GDP chiếm trên 13,5% GDP toàn cầu, tổng giá trị kim ngạch thương mại lên đến hơn 10.000 tỷ USD. Các nước thành viên như Nhật Bản, Canada, Australia, Mexico… là những quốc gia có tiềm năng lớn cho xuất khẩu hàng hóa Việt Nam.  CPTPP mang lại nhiều lợi ích cho kinh tế Việt Nam, đặc biệt với xuất khẩu hàng hóa Việt. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và nông sản nói riêng khi xuất khẩu sang các nước thành viên CPTPP sẽ được áp dụng mức thuế suất 0% thay vì 5% – 10% như trước đây, đặc biệt là ở các thị trường chính của nông sản Việt như Nhật Bản hay Canada. Điều này sẽ tạo ra động lực tích cực cho việc thúc đẩy kim ngạch xuất  khẩu nông sản của nước ta. Với mức độ cam kết như vậy, theo nghiên cứu chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ tăng thêm 4,04% đến năm 2035. Tham gia vào CPTPP, Việt Nam sẽ có cơ hội tái cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng  hơn. 

EVFTA, một hiệp định thương mại tự do quan trọng khác của nước ta, cũng mang lại nhiều điều kiện thuận lợi cho nông sản Việt tiếp cận với thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới bao gồm 28 quốc gia thành viên EU với quy mô lên đến hơn 508 triệu dân. Nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế quan từ 0 đến 4% như hạt tiêu, gạo tấm; các sản phẩm từ hạt cũng được giảm thuế về 0%. Đối với mặt hàng rau củ quả tươi, chế biến, nước hoa quả, EU cam kết cơ bản sẽ xóa bỏ thuế quan hoàn toàn. Đến 2025, các chuyên gia ước tính tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của một số ngành nông sản Việt sẽ tăng đáng kể nhờ EVFTA, đặc biệt là gạo được dự đoán sẽ tăng thêm 65%. Hơn nữa, EVFTA sẽ mở đường cho các dự án đầu tư vào nông nghiệp nước ta, giúp chuyển giao công nghệ, cách thức tổ chức sản xuất nông nghiệp để tăng sản  lượng và cả chất lượng, giúp nông sản Việt Nam có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường Châu Âu, nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thế giới. Đây là một bước đi tất yếu để nông sản Việt Nam có thể tiếp cận được với không chỉ EU vốn được xem là rất khó tính với nhiều yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường… mà còn với các thị trường không kém phần khắt khe khác như Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản. 

Ngày 31/12/2020, Hiệp định thương mại tự do Anh – Việt Nam (UKVFTA) chính thức có hiệu lực thi hành sau nhiều nỗ lực đàm  phán và thúc đẩy ký kết từ cả hai quốc gia. Đây được xem là một đòn bẩy thúc đẩy sự tăng trưởng cho xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Vương quốc Anh, đặc biệt là với các mặt hàng chủ lực của nước ta như gạo, trái cây, cà phê, hạt điều…Theo Bộ Công Thương, Anh là đối  tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam tại khu vực Châu Âu. “Xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia mang tính bổ sung thay vì cạnh tranh. UKVFTA  không chỉ tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ, mà còn tích hợp nhiều yếu tố quan trọng khác, chẳng hạn như hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết. Vương quốc Anh là thị trường tiềm năng cho các mặt hàng nông sản vùng nhiệt đới, tiêu biểu có thể kể đến là sản phẩm cà phê, chè, hồ tiêu… Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, hiệp định UKVFTA dựa trên nguyên tắc kế thừa các cam kết đã có trong EVFTA bao gồm xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế và giá trị thương mại mà hai bên đã cam kết. Mang đến cơ hội lớn cho nông sản xuất khẩu của Việt Nam để tiếp cận được thị trường đầy tiềm năng này. Các lợi thế mà UKVFTA mang lại cũng tương đối giống như EVFTA, hàng nông sản Việt khi vào thị trường này sẽ không phải cạnh tranh trực tiếp với hàng nội địa bởi Việt Nam có thế mạnh là các sản phẩm đặc trưng của vùng nhiệt đới còn Anh thì chuyên sản xuất các nông sản ôn đới. Bộ Công Thương cho biết, mặc dù nước ta là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo nhưng xuất khẩu vào thị trường Anh vẫn chưa cao, chỉ đạt mức khiêm tốn 0,2% và đứng thứ 22 trong danh sách các nhà xuất khẩu gạo lớn nhất vào Anh. Hiệp định hứa hẹn mang đến nhiều cơ hội giao thương và gia tăng hàng hóa xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp của cả hai quốc gia. 

TÌM HIỂU THÊM: DỰ ĐOÁN CÁC NGÀNH HÀNG XUẤT KHẨU TIỀM NĂNG VIỆT NAM NĂM 2022

test