Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

CƠ HỘI MỚI CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XUẤT KHẨU TRỰC TUYẾN NGÀNH NỘI THẤT

29/05/2023

Theo báo cáo “Triển vọng đồ nội thất Thế giới” của CSIL, được phát hành vào tháng 12/2021 như sau: Ước tính dựa trên số liệu thực tế từ 100

CƠ HỘI MỚI CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XUẤT KHẨU TRỰC TUYẾN NGÀNH NỘI THẤT

Theo báo cáo “Triển vọng đồ nội thất Thế giới” của CSIL, được phát hành vào tháng 12/2021 như sau: Ước tính dựa trên số liệu thực tế từ 100 quốc gia quan trọng, tiêu thụ đồ nội thất toàn cầu dự báo tăng khoảng 4% vào năm 2022 (theo giá thực tế). Trong số các thị trường lớn (tiêu thụ đồ nội thất trên 5 tỷ USD), các nước dự kiến sẽ có tốc độ tiêu thụ đồ nội thất tăng mạnh là các nước châu Âu và châu Á.

Từ đó ta có thể thấy được nhu cầu tiêu thụ nội thất của thế giới đang tăng mạnh. Đây chính là cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt khi xuất khẩu trực tuyến ngành nội thất.

1. Tiềm năng xuất khẩu nội thất tại Việt Nam

1.1 Việt Nam đứng thứ 2 Châu Á về xuất khẩu đồ nội thất

 Ngày nay, ngành nội thất Việt Nam là một trong những hoạt động nổi bật trên trên thế giới. Nước ta hiện là nhà xuất khẩu đồ nội thất lớn thứ hai ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và đứng thứ năm trên thế giới: sau Trung Quốc, Đức, Ý và Ba Lan. Năm 2017, xuất khẩu đồ nội thất được định giá khoảng 7,66 tỷ USD, tăng lên 8,66 tỷ USD năm 2018.

Tính đến thời gian hiện tại, các sản phẩm nội thất đến từ nước ta đã được xuất khẩu đến hơn 120 vương quốc và vùng chủ quyền lãnh thổ, trong đó những thị trường chính là Hàn, Mỹ, Anh, Canada, Úc và Nhật Bản – hiện đang là những thị trường vô cùng “khó chiều”. Ngoài ra, các mẫu sản phẩm nội thất của nước ta cũng được xuất khẩu sang Trung Quốc – vương quốc được ca tụng là công xưởng của quốc tế.

1.2 Nội thất Gỗ – chủ lực ngành nội thất Việt Nam

 Gỗ hiện nay là vật liệu chủ đạo trong ngành công nghiệp sản xuất nội thất. Theo báo cáo xu hướng vật liệu nội thất 2020 – 2022, gỗ chiếm 82,3% trong tổng số chất liệu được sản xuất trong ngành nội thất, chiếm tỉ lệ cao nhất hơn các loại gạch đá (45,2%) và thuỷ tinh (21,8%).

xu hướng nội thất

Báo cáo xu hướng vật liệu nội thất 2020 – 2022

Theo Tổng cục Hải quan: trong tháng 1, giá trị xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ là hơn 551 triệu USD, chiếm tới 66% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

 Những số liệu trên cho thấy mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt là các sản phẩm nội thất bằng gỗ của Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng tại nhiều thị trường lớn trên thế giới như: Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đây chính là cơ sở quan trọng để ngành gỗ tiếp tục phát triển sản xuất và xuất khẩu một cách bền vững trong thời gian tới.

 Đối với thị trường Bắc Mỹ – đặc biệt là Canada, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2021, xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam sang Canada đạt 416,4 triệu USD, tăng 27,4%, chiếm 16,7% tổng trị giá nhập khẩu của Canada. Trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Canada đạt 111,1 triệu USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2021.

 Mặc dù đồ gỗ nội thất của Việt Nam có lợi thế về giá và chất lượng nhưng hiện mới chiếm gần 4% thị phần nhập khẩu của Canada. Trong khi đó, tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực này của hai bên còn rất lớn, trong đó, Hiệp định CPTPP chính là “lực đẩy” giúp mặt hàng này có thể tiến sâu vào thị trường Canada. Bởi đồ gỗ được xóa bỏ thuế ngay khi CPTPP có hiệu lực với tất cả dòng thuế. Kể từ khi CPTPP có hiệu lực, tăng trưởng xuất khẩu gốm sứ và thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào Canada đã tăng trung bình 30%/năm.

 Ngoài ra, để đồ gỗ và trang trí nội thất của Việt Nam có thể tiến sâu hơn vào thị trường Canada, TS. Trần Thu Quỳnh gợi ý: Canada sở hữu nhiều nhãn hàng nội thất cao cấp, doanh nghiệp có thể phối hợp để cùng hợp tác sản xuất kinh doanh dưới dạng OEM (sản xuất theo đơn hàng). Bên cạnh đó, doanh nghiệp trong nước còn có thể phối hợp đào tạo nhân lực, nhất là việc kết hợp nhiều loại nguyên liệu trong sản phẩm gỗ, học tập kinh nghiệm xử lý gỗ và nước sơn, tự động hoá trong sản xuất, tận dụng hệ thống bán hàng của đối tác Canada để đưa hàng hóa vào thị trường Mỹ.

2. Đưa nội thất Việt Nam lên nền tảng số quốc tế

 Nhiều công ty nội thất tại Việt Nam đã tham gia vào cuộc đua thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ để tiếp cận, nâng cao hiệu quả mua sắm cho khách hàng. Đây là một hình thức kinh doanh hứa hẹn đầy tiềm năng. Việc mở gian hàng trên các sàn thương mại điện tử khá đơn giản và tốn rất ít chi phí nhưng lại thu được rất nhiều lợi ích như:

  • Tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng và dễ dàng
  • Phạm vi khách hàng rộng hơn vì có thể tiếp cận mọi đối tượng khách hàng
  • Dễ dàng tăng tính thương hiệu, khả năng nhận diện thương hiệu của người dùng.
  • Nguồn vốn bỏ ra ít hơn nhiều so với kinh doanh offline.

 Hơn nữa khi mở gian hàng trên Alibaba.com – website B2B lớn nhất thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội quảng bá sản phẩm, xuất khẩu trực tiếp tới 260 triệu khách hàng tại hơn 190 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Đây chính là thị trường cực kì tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm của mình ra thế giới.

3. Cơ hội xuất khẩu nội thất trên sàn Thương mại điện tử Alibaba.com

 Mặc dù thị trường nội thất phát triển mạnh mẽ, nhưng sự phát triển của ngành nội thất hiện đang có xu hướng “ăn theo” thị trường bất động sản, không có sự ổn định. Vì vậy các doanh nghiệp cần tìm hướng đi mới hiệu quả hơn. 

 Theo đánh giá của Bộ Công thương: “Mức độ ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp còn khá sơ khai. Doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm, chưa thấy hết được lợi ích, hiệu quả mà ứng dụng Thương mại điện tử mang lại đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này thể hiện rõ ở số lượng website của các doanh nghiệp chưa nhiều, thông tin trên các website của doanh nghiệp không được thường xuyên cập nhật, chỉ dừng lại ở việc giới thiệu doanh nghiệp và hàng hóa, không có chức năng nhận đơn hàng, bán hàng qua mạng nên rất hạn chế thu hút khách hàng, đối tác, nhất là đối tác nước ngoài”.

 Là một trong những website Thương mại điện tử nổi tiếng với doanh số luôn đạt top đầu, Alibaba đang thu hút các doanh nghiệp trở thành nhà cung ứng trên nền tảng này.

3.1 Số liệu ngành nội thất trên Alibaba.com

  Nội thất Việt Nam hiện là một trong ba ngành có tiềm lực phát triển mạnh nhất (cùng với dệt may và F&B) trên Alibaba.com, thu hút được thị hiếu của người tiêu dùng bởi sự đa dạng về mẫu mã, thiết kế, đáp ứng được nhu cầu của thị trường với nguồn cung rất lớn và phong phú. 

  Ngành nội thất trên Alibaba.com khá sôi động với khoảng 4000 doanh nghiệp, nhà cung cấp trên toàn thế giới.

nhà cung cấp ngành nội thất

    Theo thống kê từ Alibaba.com, lượt truy cập vào các sản phẩm nội thất trong năm 2019 & 2020 đã tăng hơn 50% so với các năm trước, một dấu hiệu đáng mừng cho đối với ngành nội thất của Việt Nam bởi Việt Nam cùng Indonesia, Ấn Độ và Malaysia là các nước có số lượng doanh nghiệp Nội Thất xuất khẩu lớn trên Alibaba.com 

các quốc gia cung cấp alibaba

     Với vỏn vẹn chỉ 4 quốc gia cung cấp các sản phẩm về ngành Nội Thất trong khi nhu cầu về các sản phẩm này không ngừng gia tăng trên Alibaba.com khiến danh mục này trở thành ngành lớn thứ 02 trên Alibaba đang thiếu nguồn cung dữ dội. 

xuất khẩu nội thất

    Minh chứng cho nhu cầu tăng mạnh là lưu lượng truy cập vào ngành Nội Thất tăng gần 50% trên Alibaba.com, từ tháng 05 năm 2018 đến tháng 04 năm 2020.

3.2 Dịch vụ xuất khẩu trực tuyến nội thất của Innovative Hub – Đại lý Alibaba tại Việt Nam

    Với sự hỗ trợ của đội ngũ Service từ Innovative Hub – Đại lý Alibaba Tại Việt Nam, các doanh nghiệp khi kinh doanh trên Alibaba.com hoàn toàn có thể tự tin khi tham gia nền tảng, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như giảm chi phí giao dịch. 

   Là website B2B lớn nhất thế giới, hiểu được mong muốn đó của doanh nghiệp, Alibaba.com đã, đang và sẽ ngày càng triển khai các gói dịch vụ tối ưu nhất nhằm giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, tiếp cận khách hàng tiềm năng trên toàn cầu cũng như hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa trên nền tảng website Thương mại điện tử xuyên biên giới này. 

  Để tìm hiểu rõ hơn về nhu cầu thị trường nội thất trên thế giới, xin mời Quý doanh nghiệp tìm hiểu thêm: BÁO CÁO TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG NỘI THẤT