Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

Cơ hội cho các SMEs Việt Nam ngành F&B trên Alibaba.com

13/01/2023

Mở rộng hiệu quả hoạt động kinh doanh và bắt đầu xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đi khắp thế giới cho dù bạn là nhà sản xuất ở

Cơ hội cho các SMEs Việt Nam ngành F&B trên Alibaba.com

Mở rộng hiệu quả hoạt động kinh doanh và bắt đầu xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đi khắp thế giới cho dù bạn là nhà sản xuất ở Hồ Chí Minh, một doanh nhân trong ngành dệt may ở Hà Nội hay một công ty điện tử đã thành lập tại Hải Phòng, đã đến lúc mở rộng nền tảng khách hàng và bắt đầu kiếm tiền từ những khách hàng quốc tế đầy tiềm năng. Vì vậy, nếu bạn muốn tiếp cận người mua quốc tế với tư cách là nhà xuất khẩu Việt Nam, hoặc bắt đầu bước chân vào thế giới thương mại điện tử toàn cầu, hãy cùng tìm hiểu thêm cơ hội nổi bật cho nhà xuất khẩu SME của Việt Nam. 

Xuất khẩu từ Việt Nam trong bối cảnh sau đại dịch

Bạn có thể cho rằng hạn chế đi lại liên tục sẽ gây ra bất lợi cho việc xuất khẩu và thương mại toàn cầu, những điều này sẽ đặc biệt tạo ra sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng, nhưng sự thay đổi mạnh mẽ trong hành vi của người tiêu dùng đã thực sự giúp nhiều doanh nghiệp SMEs tăng biên lợi nhuận. Điều này phần lớn là do Internet đóng vai trò then chốt trong thời gian thực hiện lệnh giãn cách xã hội trên toàn thế giới. Với mức độ tương tác trực tuyến ngày càng tăng, hiện đang duy trì một lượng lớn khách hàng trực tuyến cố định đang chờ được tiếp cận. Vì vậy nếu bạn là một doanh nghiệp Việt Nam mong muốn thu hút người mua quốc tế, hãy đăng ký sàn thương mại trực tuyến hoặc đầu tư vào mạng xã hội là một bước đi thông minh.

Ngoài ra, nền kinh tế Việt Nam đã được củng cố bởi chiến tranh thương mại Hoa Kỳ – Trung Quốc. Người mua Hoa Kỳ hiện đang tìm cách đa dạng nhà cung cấp và đang tiếp cận với các quốc gia ở châu Á có thể cung cấp hàng với giá cả cạnh tranh do chi phí sản xuất thấp. Việt Nam được xem là quốc gia hoàn hảo để đón nhận cơ hội mới này.

Cơ hội cho các SMEs Việt Nam ngành F&B trên Alibaba.com

Đứng trước sự tàn phá của Covid-19, ngành F&B đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách để duy trì và phát triển trong tương lai. Với thực trạng nhu cầu trong nước đang có dấu hiệu suy giảm, Thương mại điện tử quốc tế sẽ là giải pháp hữu hiệu để các doanh nghiệp Việt tìm được cách thức mới vượt qua khủng hoảng hiện thời. 

Tiềm năng của Việt Nam

Theo số liệu thống kê trên nền tảng xuất khẩu trực tuyến Alibaba.com, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 07 trong số những quốc gia nhận được lượng đơn hàng nhiều nhất. Do đó, Thương Mại Điện Tử Xuyên Biên Giới sẽ mang đến cơ hội kinh doanh & xuất khẩu quốc tế mới cho các doanh nghiệp F&B của nước ta. 

Từ nhiều năm nay, Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia có mặt hàng F&B rất chất lượng, và theo số liệu từ Alibaba.com, thông qua việc bổ sung các danh mục mặt hàng phụ, tăng thuộc tính sản phẩm, danh mục hàng hóa và nhờ vào các hiệu ứng của Online Trade Show vào tháng 6 năm 2020, lượng truy cập của nhóm hàng nông sản tăng cao kỷ lục với 152,56% (lượng truy cập tăng trưởng qua hằng năm) trên trang Cross-border E-commerce Alibaba.com. 

Lượng thư hỏi hàng

Theo thống kê cho thấy, từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2020, lượng thư hỏi về các mặt hàng F&B trên Alibaba.com tăng gấp 4 lần. Covid-19 đã khiến các mặt hàng thực phẩm và đồ uống trở thành sản phẩm thiết yếu dẫn đến nhu cầu cũng tăng cao, tạo cơ hội lớn trên Alibaba.com cho các doanh nghiệp F&B. Lượng truy cập ngành F&B trên Alibaba.com tăng trưởng mạnh qua các năm

Số lượng thành viên đăng ký khổng lồ trên Alibaba.com

Với mô hình hoạt động B2B hiệu quả, Alibaba.com đã kết nối hơn 10 triệu người mua hàng trên toàn cầu, có mặt trên 200 quốc gia/vùng lãnh thổ và hơn 150 triệu thành viên đăng ký tài khoản trên Alibaba.com.

 Alibaba.com đã trở thành cầu nối giúp các công ty lớn trên toàn cầu có cơ hội được tiếp cận với nguồn hàng hóa phong phú, chất lượng kèm giá thành phù hợp.  

Thị trường xuất khẩu tiềm năng của doanh nghiệp Việt

Ở nhiều cường quốc lớn và các quốc gia ở châu Á vẫn còn bị hạn chế nhiều do dịch bệnh, khiến nhiều doanh nghiệp bị thu hẹp hoạt động kinh doanh sản xuất, và làm gián đoạn các chuỗi cung ứng về nguyên liệu đầu vào, đầu ra của sản phẩm, nhất là trong các ngành F&B, nội thất, dệt may và da giày…. Trước bối cảnh đó, thương mại điện tử toàn cầu là chìa khóa để các doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch và hướng đến tăng trưởng xuất khẩu trong tương lai. Thống kê riêng trên sàn thương mại điện tử xuyên biên giới Alibaba.com, Mỹ là quốc gia đứng đầu về lượng hàng hóa nhập khẩu từ các nước trên thế giới, tiếp đến là Ấn Độ, Canada, Brazil, Úc, Anh, Nga,…

Trên Alibaba.com, hoạt động B2B đã chuyển lên môi trường trực tuyến do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhu cầu đối với các sản phẩm F&B trên nền tảng vào năm 2021 đã tăng vọt lên 40% so với cùng kỳ năm trước. 

Trong khi đó, nguồn cung hiện tại đang không đủ để đáp ứng nhu cầu, với tỷ lệ người mua so với người bán của ngành F&B ở mức 15:1. Điều này mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp F&B Việt Nam, đặc biệt đối với hàng triệu người mua đang đăng ký hiện nay trên Alibaba.com.

Alibaba.com tiếp cận người mua từ 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mỹ hiện là thị trường mua lớn nhất của cả nền tảng Alibaba nói chung và của các nhà cung cấp Việt Nam nói riêng. Tiếp theo là Brazil và Canada ở Châu Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh ở Châu Âu. Trong quý I 2021, số lượng người mua trên nền tảng đã tăng 69% và người mua phát sinh giao dịch tăng 147%.

Tìm hiểu thêm: VẬN CHUYỂN QUỐC TẾ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP