Cloud Computing là gì ? Định nghĩa, phân loại, ưu và nhược điểm
Cập nhật ngày: 20/06/2023
Cloud computing, hay còn gọi là điện toán đám mây, không chỉ là một “buzz-word”, mà đang thực sự thay đổi thế giới. Tuy đã và đang được ứng dụng
Cloud computing, hay còn gọi là điện toán đám mây, không chỉ là một “buzz-word”, mà đang thực sự thay đổi thế giới. Tuy đã và đang được ứng dụng rất nhiều trong đời sống hiện nay, khái niệm “cloud computing” vẫn còn tương đối mới lạ với nhiều người. Vậy cloud computing là gì? Và tại sao doanh nghiệp Việt nên sử dụng dịch vụ cloud computing của Alibaba Cloud? Tất cả những thắc mắc sẽ được Innovative Hub giải quyết trong bài viết này.
Cloud computing là gì?
Theo Investopedia, cloud computing là truyền tải những dịch vụ khác nhau thông qua nền tảng internet, bao gồm những công cụ và ứng dụng như lưu trữ dữ liệu, máy chủ, cơ sở dữ liệu, hệ thống mạng và phần mềm.
Cloud computing là một lựa chọn phổ biến cho người dùng và doanh nghiệp nhờ tiết kiệm chi phí, gia tăng năng suất, nhanh chóng và hữu hiệu, hiệu suất cao và bảo mật.
Những dịch vụ cloud computing thường thấy
Trên thực tế, những dịch vụ đám mây đã xuất hiện từ rất lâu xung quanh chúng ta. Thông thường đó sẽ là dịch vụ được Google hoặc Microsoft cung cấp, ví dụ như:
- Email (Gmail, Outlook, Yahoo)
- Lưu trữ và phục hồi dữ liệu (Google Drive, OneDrive)
- Streaming âm thanh và video (Youtube, Netflix)
Bên cạnh đó, hiện nay còn rất nhiều dịch vụ cloud khác như:
- Phân tích dữ liệu
- Tạo và kiểm thử ứng dụng
- Triển khai phần mềm theo yêu cầu
Tuy vẫn là một loại hình dịch vụ tương đối mới, cloud computing đã được sử dụng từ rất lâu bởi rất nhiều tổ chức khác nhau, từ lớn đến nhỏ, phi lợi nhuận đến những đơn vị chính phủ, thậm chí là cả những người dùng cá nhân
Các phương thức triển khai cloud computing
Để triển khai cloud computing, sẽ có 3 hình thức triển khai chính, bao gồm:
Public cloud (đám mây công cộng)
Đám mây công cộng cung cấp dịch vụ và máy chủ của họ trên Internet. Những dịch vụ và máy chủ này sẽ được vận hành bởi các đơn vị thứ ba, người đảm nhiệm và điều khiển tất cả những phần cứng, phần mềm và toàn bộ cơ sở hạ tầng chung.
Private cloud (đám mây tư nhân)
Giống với cái tên của nó, những đám mây tư nhân này thường được dùng cho các nhóm khách hàng đặc biệt, thường là các doanh nghiệp hoặc tổ chức yêu cầu sự bảo mật về dữ liệu. Thông thường, các đám mây tư nhân này sẽ được vận hành trên các mạng độc lập, hoặc có thể kết nối với internet thông qua các giao thức bảo mật.
Hybrid cloud (đám mây hỗn hợp)
Đám mây hỗn hợp là cloud computing kết hợp giữa dịch vụ cloud và hệ thống cơ sở hạ tầng hiện tại của doanh nghiệp (on-premise). Đây thường được dùng ở những doanh nghiệp đã đầu tư cơ sở hạ tầng từ trước và có nhu cầu mở rộng lên cloud, hoặc đang trong quá trình chuyển đổi từ các cơ sở hạ tầng truyền thống lên nền tảng điện toán đám mây.
Những loại cloud computing
Bên cạnh sự đa dạng trong phương thức triển khai, cloud computing còn được chia thành nhiều loại. Thông thường, một hệ thống cloud computing sẽ được chia làm 3 loại: Software-as-a-service (SaaS) – dịch vụ phần mềm, Platform-as-a-service (PaaS) – dịch vụ nền tảng và Infrastructure-as-a-Service (IaaS) – dịch vụ cơ sở hạ tầng.
Software-as-a-service (SaaS) – dịch vụ phần mềm
SaaS là cung cấp các bản quyền ứng dụng phần mềm cho khách hàng thông qua các nền tảng đám mây.Các bản quyền này thường được cung cấp ở hình thức trả phí theo nhu cầu sử dụng hoặc đăng ký thường niên. Đây là hình thức tương đối phổ biến với người tiêu dùng cuối (end-user), ví dụ như Netflix, Spotify, Apple Music, Icloud,…
Infrastructure-as-a-Service (IaaS) – dịch vụ cơ sở hạ tầng
IaaS là hình thức truyền tải tất cả thành phần của một máy chủ, từ hệ điều hành tới máy chủ và hệ lưu trữ thông qua các kết nối IP. Với IaaS, khách hàng không cần phải đầu tư những chi phí ban đầu cho việc thiết lập một máy chủ ảo, bao gồm phần cứng và phần mềm. Một trong những ví dụ phổ biến nhất là các hệ thống cloud lớn như Alibaba Cloud, Azure của Microsoft hoặc AWS của Amazon.
Platform-as-a-service (PaaS) – dịch vụ nền tảng
Đây là mô hình thức tạp nhất trong các hình thức cloud computing. PaaS có những điểm tương đồng với SaaS. Điểm khác biệt chủ yếu giữa 2 hình thức này là thay vì truyền tải các ứng dụng phần mềm thông qua nền tảng internet, PaaS là một nền tảng cho phép tạo các ứng dụng trên đó. Những ví dụ điển hình cho hình thức này là Salesforce và Heroku
Những lợi ích của cloud computing
Với người sử dụng cá nhân và các nhà cung cấp dịch vụ phần mềm, lợi ích của cloud computing không thể bàn cãi. Vậy, đối với doanh nghiệp, cloud computing có tác dụng gì?
Tiện lợi
Một trong những điểm mạnh cơ bản nhất của điện toán đám mây là cho phép người dùng sử dụng phần mềm từ mọi nơi, mọi thiết bị, thông qua các ứng dụng và trình duyệt, chỉ cần được trao quyền vào hệ thống. Với điện toán đám mây, người dùng có thể di chuyển dữ liệu và các thiết lập của mình giữa các thiết bị với nhau một cách mượt mà và xuyên suốt.
Đảm bảo dữ liệu
Không những thế, điện toán đám mây còn cho phép lưu trữ, sao lưu và phục hồi dữ liệu mà không quá quan ngại về các sự cố hạ tầng. Đặc biệt với các hệ thống lớn, ví dụ như Alibaba Cloud, dữ liệu sẽ được sao lưu liên tục nếu như người dùng có nhu cầu, giúp cho dữ liệu sẽ được khả dụng toàn thời gian.
Khả năng mở rộng
Cloud computing cho phép doanh nghiệp hoặc người dùng mở rộng sản phẩm của mình từ vài trăm lên vài ngàn, thậm chí hàng triệu người dùng trong thời gian rất ngắn. Đây là giải pháp phù hợp với các doanh nghiệp start-up, vừa và nhỏ, có tốc độ tăng trưởng nhanh về mặt người dùng.
Cắt giảm chi phí
Điện toán đám mây còn là một trong những giải pháp cắt giảm chi phí cho các doanh nghiệp. Trước sự xuất hiện của công nghệ điện toán đám mây, doanh nghiệp thường phải đầu tư vào việc mua sắm, xây dựng và bảo trì các hệ thống công nghệ thông tin. Với cloud computing, doanh nghiệp có thể cắt giảm chi phí cho những trung tâm máy chủ và đơn vị IT.
>>> ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY: XÂY DỰNG TRẢI NGHIỆM OMNI-CHANNEL CHO NGÀNH BÁN LẺ
Bất cập của điện toán đám mây
Bên cạnh tốc độ, tính hiệu quả cũng như sự cải tiến đó, thì điện toán đám mây cũng sẽ có những rủi ro.
Bảo mật
Bảo mật luôn là một trong những quan ngại hàng đầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là với những dữ liệu mang tính cá nhân cao liên quan đến tài chính hoặc sức khỏe. Sự quan trọng của những dữ liệu này thường yêu cầu rất nhiều biện pháp bảo mật khác nhau, cũng như các giải pháp để duy trì tính khả dụng của dữ liệu.
Tác động vật lý
Mặc dù các công nghệ cloud computing hiện nay có thể giảm thiểu rất nhiều các tác động vật lý lên các hệ thống, đây vẫn là mối quan ngại của nhiều doanh nghiệp. Trên bản chất, các kết nối giữa người dùng và các hệ thống vẫn thông qua các hệ thống cơ sở hạ tầng của địa phương đó. Do đó, khi địa phương đó gặp các vấn đề về kỹ thuật, doanh nghiệp vẫn có thể gặp khó khăn trong việc kết nối vào các hệ thống cloud computing.
Kiến thức
Bên cạnh việc xây dựng và vận hành hệ thống lớn, thì việc vận hành và sử dụng nội bộ cũng cần những nhân lực chất lượng cao. Những giới hạn trong việc tiếp cận với công nghệ của nội bộ doanh nghiệp cũng có thể là rào cản khi sử dụng cloud computing.
Tại sao nên chọn cloud computing của Alibaba Cloud
Có thể thấy, việc sử dụng cloud computing sẽ có những điểm mạnh và điểm yếu đặc thù khiến cho doanh nghiệp cần cân nhắc trước khi triển khai hệ thống. Nhưng với Alibaba Cloud, doanh nghiệp không cần quá quan tâm về những khó khăn mà mình sẽ gặp phải.
Không phải ngẫu nhiên mà Alibaba Cloud được Gartner (2018) vinh danh là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cloud computing hàng đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Sử dụng Alibaba Cloud, doanh nghiệp sẽ có đầy đủ những công cụ hỗ trợ đưa sản phẩm của mình lên nền tảng đám mây, để phát triển và vận hành. Với nhiều năm kinh nghiệm vận hành sàn thương mại điện tử Alibaba, Alibaba Cloud có thể đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, cũng như đảm bảo các vấn đề như bảo mật.
>>> CÁC DỊCH VỤ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY CỦA ALIBABA CLOUD
Alibaba Cloud còn có các khóa học giúp nâng cao chất lượng doanh nghiệp. Tại Việt Nam, Innovative Hub hợp tác với Alibaba Cloud cho ra mắt khóa học ACA – Alibaba Cloud Certificate Association, giúp nâng cao chất lượng doanh nghiệp trong ngành cloud computing. Chỉ với chi phí rất thấp, doanh nghiệp đã có thể tiếp nhận những kiến thức mới nhất trong ngành cloud computing.
Có thể qua bài viết này, doanh nghiệp chưa hình dung được mình sẽ cần những gì. Vậy thì hãy để Innovative Hub giúp bạn! Hãy để lại thông tin của mình dưới đây, và chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay lập tức!