fbpx

Báo cáo Thị Trường & Xu Hướng Xuất Khẩu 2023 - 2024TIN TỨC

CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU HÀNG HÓA PHỔ BIẾN

CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU HÀNG HÓA PHỔ BIẾN

Khi nói về xuất khẩu, chúng ta thường nhắc đến thương mại hoặc giao thương quốc tế. Hiểu đơn giản nhất là việc là trao đổi hàng hóa và dịch vụ với các quốc gia khác.

Hiện nay, xuất khẩu hàng hóa đóng vai trò như một động lực chính cho sự tăng trưởng kinh tế. Vượt lên tác động của đại dịch, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt con số ấn tượng. Không thể phủ nhận rằng xuất khẩu hàng hóa mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia. Chẳng hạn như tiếp cận nhiều khách hàng hơn hay mở rộng vòng đời của các sản phẩm,…

Vậy thì có những hình thức xuất khẩu phổ biến nào trên thị trường hiện nay ? Cùng Innovative Hub tìm hiểu về các hình thức xuất khẩu hàng hóa nhé!

CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là bán hàng hoá ra nước ngoài mà không cần bên trung gian nào. Xuất khẩu trực tiếp đồng nghĩa doanh nghiệp phải tự thực hiện quá trình bán hàng của mình ra nước ngoài. Đồng thời, họ phải chịu trách nhiệm giao dịch trực tiếp với doanh nghiệp nước ngoài. Khi tiến hành giao dịch, hợp đồng mua bán ngoại thương sẽ được hai bên trực tiếp ký kết. Tất nhiên rằng, hợp đồng đó phải phù hợp với thông lệ thương mại quốc gia và quốc tế.

Xuất khẩu gián tiếp (ủy thác)

Đây cũng là một trong các hình thức xuất khẩu hàng hóa phổ biến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Xuất khẩu gián tiếp đề cập tới hình thức bán hàng hoá ra nước ngoài thông qua bên trung gian. Trong trường hợp này, bên trung gian đó sẽ chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra nước ngoài. Bao gồm các công đoạn như ký hợp đồng xuất khẩu, giao hàng,thanh toán cho đơn vị nước ngoài. Và cuối cùng, chủ doanh nghiệp sẽ thanh toán phí cho bên trung gian xuất khẩu.

Xuất khẩu tại chỗ

Xuất khẩu tại chỗ đề cập đến loại hình bán hàng mà được thực hiện ngay tại chỗ trên lãnh thổ nước xuất khẩu chứ không phải đưa ra nước ngoài như các mặt hàng thông thường. Điều này xảy ra khi người mua ở nước nhập khẩu muốn các mặt hàng của họ được gửi cho đối tác nước xuất khẩu của họ. Với hình thức này, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí hơn. Bởi vì họ sẽ không phải chi cho các khoản như với hải quan, bảo hiểm, phí giao nhận hàng,…

Tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất

Nói một cách ngắn gọn, đây là hình thứchàng hóa trong nước sẽ xuất khẩu ngắn hạn ra nước ngoài rồi tái nhập lại về nước sau một thời gian quy định.

Gia công hàng xuất khẩu

Đây là một hình thức xuất khẩu hàng hóa liên quan đến việc doanh nghiệp trong nước lấy vật tư sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên liệu) từ công ty nước ngoài và sử dụng chúng để sản xuất các mặt hàng theo quy cách của bên đặt hàng. Sau đó, theo đơn đặt hàng của công ty, hàng sản xuất ra sẽ được bán ra nước ngoài.

CÁC DOANH NGHIỆP NÊN CHỌN HÌNH THỨC XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NÀO ?

Các hình thức xuất khẩu hàng hóa đều tồn tại những điểm mạnh và hạn chế riêng. Bởi vậy mỗi doanh nghiệp với quy mô, sứ mệnh, tầm nhìn, và mục tiêu khác nhau sẽ lựa chọn các hình thức xuất khẩu phù hợp dựa trên sự nhìn nhận tổng quan nhất về tình hình doanh nghiệp của mình.

Đối với hình thức xuất khẩu trực tuyến, đây là hình thức đòi hỏi nhiều yếu tố. Các doanh nghiệp phải có đội ngũ nhân sự am hiểu về các quy trình và luật lệ quốc tế. Bởi việc xuất khẩu trực tiếp khi không qua bất cứ một bên trung gian nào cũng đồng nghĩa rằng doanh nghiệp hoàn toàn phải tự vận hành quá trình giao thương với các quốc gia khác. Điều đó bắt buộc họ phải trang bị hiểu biết về ngoại ngữ, luật pháp, chính sách,… Tuy nhiên, bên cạnh đó, hình thức xuất khẩu trực tiếp có thể giúp cho các doanh nghiệp chủ động được các hoạt động kinh doanh của mình và linh hoạt theo dõi, đo lường, đánh giá tình hình chung một cách khách quan hơn.

Ngược lại với xuất khẩu trực tuyến, hình thức xuất khẩu gián tiếp sẽ phù hợp cho các doanh nghiệp quy mô kinh doanh nhỏ hơn, hạn chế về nguồn, hoặc chịu nhiều rào cản từ nhiều phía. Tuy nhiên họ cũng sẽ tốn nhiều chi phí hơn cho bên trung gian. Đồng thời cũng sẽ khó để chủ động được hoàn toàn các hoạt động kinh doanh.

Việt Nam vốn sở hữu nguồn lao động dồi dào và giá rẻ. Hiện nay, với những lợi thế đó, Việt Nam cũng đang phát triển hình thức gia công xuất khẩu. Việt Nam cũng được biết đến là một trong những nước có thế mạnh về gia công xuất khẩu, sản xuất hàng dệt may, da giày, điện tử và các mặt hàng khác. 

TÌM HIỂU THÊM:TOP 10 NGÀNH HÀNG XUẤT KHẨU TRÊN ALIBABA.COM

Nhận tư vấn giải pháp xuất khẩu

Bài viết liên quan

Dự Kiến Xuất Khẩu Lâm Sản Trong Năm 2024
28/03/2024

Dự Kiến Xuất Khẩu Lâm Sản Trong Năm 2024

Năm 2024, ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu lâm sản đạt 17,5 tỷ USD, vượt 21% so với kết quả ước đạt của năm 2023 và vượt 3%
Báo Cáo Xuất Khẩu Ngành Làm Đẹp Trên Alibaba
21/03/2024

Báo Cáo Xuất Khẩu Ngành Làm Đẹp Trên Alibaba

Quý 1 Năm 2024 Theo dự báo, ngành công nghiệp làm đẹp đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đồng thời xuất khẩu ngành này cũng đạt những thành tựu
Báo Cáo Xuất Khẩu Thiết Bị Thể Thao
13/03/2024

Báo Cáo Xuất Khẩu Thiết Bị Thể Thao

Dự báo của Mordor Intelligence cho thị trường Đồ thể thao toàn cầu trong giai đoạn từ năm 2022 đến 2027 cho thấy xu hướng tăng trưởng kép hàng năm
Báo cáo và xu hướng xuất khẩu ngành F&B 2024
06/03/2024

Báo cáo và xu hướng xuất khẩu ngành F&B 2024

Ngành F&B đang chứng kiến những tăng trưởng tich cực từ sau đại dịch Covid-19, và là một trong những ngành xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam. Trong năm
01/03/2024

Xuất khẩu cá tra năm 2024: Hướng tới vượt qua mọi thách thức

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), vào năm 2024, ngành cá tra đã đặt mục tiêu phấn đấu để xuất khẩu cá tra
Xu Hướng Xuất Khẩu Ngành Mỹ Phẩm Trong Năm 2024
23/02/2024

Xu Hướng Xuất Khẩu Ngành Mỹ Phẩm Trong Năm 2024

Trong những năm gần đây, ngành mỹ phẩm đã trở thành một lĩnh vực kinh doanh quan trọng tại Việt Nam do nhu cầu sử dụng mỹ phẩm ngày càng